Tự ái và tự trọng là hai bản tính có sẵn của con người. Đều là những yếu tố không thể thiếu. Người không có tự trọng không thể làm người. Thiếu đi tự ái cũng là thiếu đi sự yêu thương bản thân. Tuy nhiên nếu 2 tính cách này vượt qua ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến sự tiêu cực. Lẫn lộn giữa hai điều này lại càng tai hại hơn nữa. Tự ái là gì? Phải chăng tự ái cao là tự trọng?

*

Tự ái là gì

Theo tiếng Việt, có hai ý kiến về tự ái. Một là tự ái nghĩa là bản thân tự có lòng yêu thương chính mình. Hai là tự ái là quá thương bản thân, quá đề cao bản thân rồi sinh hờn dỗi khi bị đụng chạm đến.

Đang xem: Tự Ái là gì và tự Ái có phải là một hội chứng rối loạn nhân cách

Trên thực tế, mọi người thường hiểu tự ái là hành động hờn dỗi hay phản kháng tiêu cực từ một người khi bị động chạm đến vấn đề nào đó của người đó.

Có thể hiểu một cách đơn giản, tự ái là tự yêu mình một cách quá đáng, dễ dẫn đến bực tức khi bị động đến.

Nếu theo nghĩa chữ thì tự ái không có gì xấu. Mọi người thường có câu:

” Người không vì mình trời chu đất diệt”

Tự yêu chính mình chính là bản năng tự nhiên của con người.

Thế nhưng, con người có lòng tham. Môt khi tự yêu dường như là chưa đủ, con người luôn muốn vơ vét về mình những cái tốt những cái lợi. Hễ có ai khác động đến lợi ích, động đến cá nhân là lòng tự ái sẽ sai khiến con người nổi giận. Nổi giận luôn đi kèm những phản ứng khó chịu đối với người khác.

Tự ái nếu cao, ta không bỏ qua cho sự khinh bỉ nào. Thậm chí khi bị sỉ nhục quá mức, con người với lòng tự ái sẽ không tha thứ cho người khác.

*

Tự ái và tự trọng

Tự ái cao có phải là tự trọng hay không? Tất nhiên là không. Tự ái cao có thể giết chết tự trọng.

Tự trọng là gì? Đây là một đức tính tốt của con người. Tự trọng nghĩa là tự mình coi trọng bản thân mình.

Tự ái có lợi hay có hại

Có thể nhận thấy tự ái có hại nhiều hơn có lợi. Đầu tiên tự ái dẫn đến thái độ xấu hổ mặc cảm về bản thân. Khi bị động chạm nhận thấy thua kém người khác sẽ dẫn đến tự ái. Cái hại của tự ái là gì?

Người tự ái dễ cáu gắt hờn dỗi, dễ gây mất lòng người khác. Đồng thời ghen ghét người giỏi hơn mình.

Tự ái làm lùi các mối quan hệ. Tự ái khiến các mối quan hệ trở nên lạnh nhạt. Đặc biệt tự ái sẽ giết chết tình yêu.

Xem thêm: Báo Cáo Tình Hình Sử Dụng Ấn Chỉ Là Gì ? Ấn Chỉ Là Gì

Người tự ái thường phóng đại mọi chuyện trong tư tưởng. Từ chuyện bé xé ra to, sau đó là sự bảo thủ, không nghe lời khuyên từ bên ngoài.

Người tự ái sẽ tự cô lập mình với xã hội. Và khó có được phút giây thanh thản. Khi mà trong lòng cứ so đo từng chút một.

Trong các khổ đau, khổ đau do lòng tự ái là thầm lặng và dai dẳng nhất.

Do đó, muốn sống hạnh phúc thì đừng để lòng tự ái dẫn dắt, chi phối cuộc sống của bản thân.

*

Biểu hiện của tự ái

Người tự ái là người không chịu thua ai và không chịu công nhận khiếm khuyết (sai sót) của mình. Càng không thể chấp nhận khi có người khác đụng chạm đến những khiếm khuyết đó. Dù là với ý tốt (xây dựng). Những người này sẵn sàng đón nhận và tận dụng mọi sự “trợ giúp” từ người khác. Nhưng cũng sẵn lòng trở mặt khi cảm thấy mình đang bị lên lớp dạy đời hay đang bị sếp kèo dưới . Người tự ái có vẻ hòa đồng hơn với những mối quan hệ mì ăn liền nhuốm mùi vụ lợi không lâu bền…..

*

Người tự trọng thì biết mình biết ta , biết sai sửa sai , luôn có ý niệm tự lực cánh sinh. Và không thích cầu cạnh nhờ vả người khác nếu chưa lâm vào tình thếquá bí. Nếu phải nhờ vả ai đó họ luôn lâm vào tình trạng…..khó mở miệng. Họ luôn sòng phẳng trong giao tiếp , mang nợ thì nhất định phải trả. Người tự trọng có vẻ khó gần nhưng chung thủy với những mối quan hệ đôi khi ít ỏi nhưng bền lâu của mình…..

Cã hai bản chất là đối nghịch nhau nhưng nếu thái quá đều có chung một hệ quả : tự cô lập hay bị cô lập , trở thành độc cô cầu bại hay độc cô tồi bại mà “quần hùng” chẵng ai muốn đến gần….

Tự trọng là gì

Lòng tự trọng là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của Con Người. Phẩm chất này giúp con người trở nên đẹp hợp, nâng cao phẩm cách và phẩm giá của mình hơn. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. … Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.

Người tự trọng khác người tự ái là gì? Người tự trọng biết đánh giá cao các giá trị nhân cách chuẩn mực mà mình có theo những tiêu chí được xã hội chấp nhận. Do biết tự trọng, nhiều người đã khéo giữ được phẩm chất và danh dự bản thân trong các tình huống dễ đánh mất chính mình.

Xem thêm: Management Trainee Là Gì Về Quản Trị Viên Tập Sự? Trainee Là Gì

*

Kết luận

Tự ái và tự trọng luôn ngự trị ở mỗi con người chúng ta. Chỉ có điều nó sẽ bộc phát tùy vào mỗi hoàn cảnh mà thôi. Nếu như nhầm lấn giữa tự trọng và tự ái thì sẽ khiến ta suy nghĩ lệch lạc sự việc và làm cho quan hệ giữa con người vơi nhau sẽ đi đến rạn nứt. Cuối cùng hãy biết điều chỉnh và phân biệt rõ ràng tự trọng và tự ái là gì nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *