Quốc tếBạn đọcHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhĐẩy mạnh cải cách tư pháp và hoạt động tư phápAn toàn giao thôngĐổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạoTài chính và Chứng khoán
Kích cỡ font chữ
(ĐCSVN) – Theo đồng chí Hầu A Lềnh – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, để đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cần tập trung vào những giải pháp chính.
Đang xem: Trung du là gì, trung du nghĩa là gì
“);this.closest(“table”).remove();”> |
Đồng chí Hầu A Lềnh – Uỷ viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ |
Ngày 20/4, Diễn đàn “Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, thu hút sự quan tâm của nhiều lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp. Diễn đàn do Ban Kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Phú Thọ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện.
Tăng tính liên kết chuỗi trong vùng
Là một trong 06 vùng kinh tế – xã hội của Việt Nam, Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của Vùng chưa tương xứng với tiềm năng, vì vậy rất cần sự định hướng sát sao hơn nữa của Đảng và Nhà nước cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc chiếm gần 1/3 diện tích cả nước và chiếm ¼ lượng vốn đầu tư của nhà nước mỗi năm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vẫn là một trong những vùng trũng của việc phát triển, một trong những vùng khó khăn nhất cả nước. Nguy cơ tụt hậu của vùng ngày càng lớn.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, một trong những lý do là lực lượng doanh nghiệp trong vùng còn chưa phát triển, mật độ doanh nghiệp của vùng chưa bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Và có tới 8 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc góp mặt trong nhóm 10 tỉnh có số doanh nghiệp hoạt động thấp nhất cả nước. Trong xếp hạng PCI của VCCI, đa số các tỉnh thuộc vùng này nằm ở trong nhóm khá và trung bình, trong 10 tỉnh có xếp hạng thấp nhất thì có 5 tỉnh thuộc vùng này.
Do đó, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng cần hoàn thiện các quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng về giao thông, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là chìa khóa thành công của sự phát triển của vùng.
Xem thêm: ” Chuyên Gia Tiếng Anh Là Gì, Hỏi Đáp Anh Ngữ: Phân Biệt Specialist Và Expert
Vấn đề hoàn thiện các quy hoạch phát triển, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cần lưu ý đến liên kết chuỗi trong vùng, trong việc hình hành các khu kinh tế và các dự án phát triển. Ví dụ cơ chế hình thành phát triển chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn hài hòa với phát triển nông nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái tâm linh; đồng thời tận dụng lợi thế cửa khẩu để phát triển kinh tế cửa khẩu.
Dưới góc độ địa phương, chia sẻ tại Diễn đàn, đồng chí Bùi Văn Quang – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Phú Thọ đã xác định được vị trí, vai trò tiềm năng và lợi thế, cơ hội, thách thức đặt ra. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính, hoàn thiện chính quyền điện tử nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế, đầu tư và kinh doanh trên địa bàn.
Để thực hiện các nội dung trên, tỉnh Phú Thọ đang phiố hợp với các tỉnh bạn, và tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và kết nối với các tỉnh xung quanh, kết nối liên thông với các khu vực công nghiệp và các dự án trọng điểm, khu du lịch dịch vụ của tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, đồng chí Bùi Văn Quang cũng nhấn mạnh, cơ hội đang đến nhưng khó khăn hạn chế còn rất nhiều, cho nên vấn đề đặt ra hiện nay đặt ra là làm thế nào để tận dụng thời cơ khai thác tiềm năng lợi thế, phục vụ cho sự phát triển. Đây là câu hỏi đặt ra cho tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh trong vùng.
“);this.closest(“table”).remove();”> |
Diễn đàn “Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ |
Tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mong nhận được sự quan tâm chia sẻ từ cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, để cùng đưa các nội dung hợp tác phát triển cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, giúp các tỉnh trong vùng liên kết chặt chẽ hơn, khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng, lợi thế, thu hút thành công các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đồng bộ, bền vững hệ thống hạ tầng khu cụm công nghiệp, logistic…
Chia sẻ với các ý kiến tham luận tại Diễn đàn, đồng chí Hầu A Lềnh – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cho biết, trong thời gian qua, Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã có những bước phát triển rất ấn tượng, làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của Vùng. Chính điều đó đã tạo nên diện mạo thay đổi tương đối cơ bản về cơ sở hạ tầng, nhận thức của người dân, về điều kiện vật chất và những sự thay đổi về tăng trưởng kinh tế Vùng.
Kết thúc năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh Tây Bắc là trên 30% nhưng đến nay chỉ còn trên dưới 10%. Như vậy trong vòng 5 năm đã có sự thay đổi rất lớn. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã có những đề án trọng tâm với ba chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và Nghị quyết số 120.
Xem thêm: Tục Lệ Thách Cưới Là Gì ? Thách Cưới Đòi Hỏi Những Lễ Vật Gì?
Đồng chí cũng khẳng định, chúng ta có quyền tự hào về vùng đất lịch sử này, có những tiềm năng lợi thế mà những nơi khác không có, như đường biên giới 2000km giáp ranh với nước bạn Trung Quốc và Lào, vùng tài nguyên khoáng sản có văn hóa đặc sắc của 32 dân tộc, có điều kiện về cảnh quan thiên nhiên, địa hình và những vùng khí hậu riêng biệt. Đây là những tiềm năng cần phải được khai thác một cách mạnh mẽ.
Đồng chí Hầu A Lềnh ví von “Chúng ta hay nói vùng Tây Bắc là một “cô gái đẹp”, làm thế nào để biến “cô gái” ấy thành hoa hậu để tất cả mọi người cùng chiêm ngưỡng mới là quan trọng”.
Theo đồng chí, để làm được điều đó phải có các cơ chế chính sách phù hợp như: Phải có một vị “nhạc trưởng” điều phối, tăng tính liên kết với nhau để sự tương đồng giữa tỉnh này với tỉnh kia được đồng bộ; Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông; Cần có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; Có giải pháp về khoa học công nghệ…
“Khi có đủ những yếu tố này trong tay thì địa phương sẽ có đủ điều kiện để xây dựng chính sách, tạo tiền đề cho các tập đoàn kinh tế lớn, kể cả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa trên địa bàn có cơ hội phát triển” – Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc nhấn mạnh.