Trẩy hội đầu Xuân là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Từ bao đời nay, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về người dân nơi đây lại nô nức trẩy hội đền, chùa để cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, một năm an lành, hạnh phúc…

*

Người dân đi lễ tại Am Tiên (huyện Triệu Sơn).

Đang xem: Trẩy hội là gì, nghĩa của từ trẩy hội trong tiếng việt

Nếu mùa Xuân được xem là sự tươi mới, là niềm tin, là sự kỳ vọng… thì lễ hội đầu Xuân là điểm nhấn văn hóa đặc sắc, mở ra nhịp sống náo nức, rộn rã, diệu kỳ của một năm mới. Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, xứ Thanh có hàng trăm đền, chùa, miếu, phủ… nổi tiếng thờ các vị thần có công dựng nước và giữ nước. Đến với miền núi biếc, non cao có đền Cửa Đạt, phủ Na thì ở vùng đồng bằng có đền Sòng, đền Đồng Cổ, Lam Kinh; về miền biển có đền Mai Am Tiêm, đền Độc Cước… Xứ Thanh có hơn 1.500 di tích, danh thắng và lễ hội đầu Xuân thường được kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Trẩy hội, du xuân, vãn cảnh như trở thành nét văn hóa, nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu của người dân vào những ngày đầu xuân. Bởi từ bao đời nay, ông cha ta cho rằng, đời sống của họ bị chi phối bởi một thế lực siêu nhiên, vô hình nào đó. Người ta tin rằng bằng sự chân thành, bằng tâm sáng thì những ước nguyện của mình sẽ được thần linh phù trợ.

Đầu xuân, không kể già – trẻ, gái – trai, giàu – nghèo… ai nấy đều háo hức hành hương tham gia các lễ hội để xua đi những muộn phiền, lo âu của một năm cũ. Tất cả, đều cầu mong một năm mới bình an, sức khỏe, cầu lộc, cầu tài… nhưng có những người đến với lễ hội chỉ để hòa vào dòng người như muốn cảm nhận được niềm vui của những ngày đầu xuân, năm mới.

Thờ mẹ, kính cha và ý thức về dòng giống cha rồng dưới biển, mẹ tiên trên rừng luôn nằm trong tâm thức của người dân đất Việt. Chính vì vậy, việc đi lễ đền, chùa đầu xuân của người dân bao giờ cũng là ý nguyện đi ngược, về xuôi.

Ngày xuân, điểm đến đầu tiên là thường là Na Sơn Động Phủ, mà dân gian gọi là phủ Na. Nơi đây thờ bà Triệu, người đã phất cờ khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô (năm 248) xâm lược, bảo vệ bờ cõi nước nhà. Phủ Na toạ lạc bên chân núi N­a, nơi bà đã luyện quân, khởi binh đánh giặc, nay thuộc địa phận xã Xuân Du, huyện Như­ Thanh.

Ông Nguyễn Văn Sinh – Chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết : “Hàng năm, lễ hội phủ Na diễn ra vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch, nhưng ngay từ mùng 4 tháng Giêng, hàng nghìn khách thập phư­ơng đã về đây dự lễ, với mong muốn cầu cho gia đình mình một năm an lành, hạnh phúc…”.

Đến với miền núi biếc, non cao còn có đền Cửa Đạt nổi tiếng, nằm bên hữu ngạn sông Chu thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thư­ờng Xuân. Theo những tài liệu cổ để lại, đây là nơi thờ bà chúa Thư­ợng Ngàn, bà chính là công chúa Ngọc Hoa, con gái của thần Tản Viên và Mỵ N­ương. Công chúa Ngọc Hoa hay ngao du sơn thuỷ, thường hay giúp đỡ người gặp nạn, dạy dân nghề canh cửi, dệt vải nên đ­ược Ngọc Hoàng phong là Th­ượng Ngàn công chúa, cai quản 81 cửa rừng ở cõi Nam Giao. Tục truyền, công chúa thư­ợng ngàn hay hiển linh cứu nạn, giúp Lý Thư­ờng Kiệt đánh thắng quân Tống ở sông Nh­ư Nguyệt, giúp vua Lê Lợi khi bị giặc Minh truy đuổi. Vì thế, bà đ­ược nhân dân tôn thành Mẫu Thư­ợng Ngàn.

Ở đền Cửa Đạt, bên cạnh bà chúa Thượng Ngàn linh thiêng, người dân còn lập đền thờ Cầm Bá Thư­ớc, người con ư­u tú của núi rừng Thanh Hóa đã đứng lên lãnh đạo nhân dân trong phong trào Cần Vư­ơng chống Pháp.

Xem thêm: Chính Trị Học Là Gì – Con Đường Trở Thành Các Nhà Chính Trị Gia

Đầu xuân trẩy hội, không thể bỏ qua đền Sòng Sơn (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn). Đây là nơi thờ Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử của Việt Nam. Trong tâm thức dân gian, Liễu Hạnh vừa là Thần, vừa là Phật, vừa là Mẫu. Tục truyền, Mẫu Liễu Hạnh đã ba lần giáng trần khuyến thiện, trừ ác, ban phư­ớc cho người tốt, giáng hoạ cho kẻ xấu, giúp nhà Lê xây dựng cơ đồ. Hội đền Sòng diễn ra vào ngày 26-2 âm lịch hàng năm. Nhưng đầu tháng giêng, nhiều du khách thập phư­ơng đã đi lễ đền, cầu mong cho một năm mới nhiều tốt lành.

Anh Hoàng Văn Tuấn – xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, cho biết: “Năm nào cũng vậy, ăn Tết xong là gia đình tôi lại tổ chức đi một vòng, bắt đầu từ Cửa Đặt và điểm dừng cuối cùng là đền Độc Cước, đền Cô Tiên. Với mong muốn cầu cho được một năm bình an, làm ăn phát đạt”.

Rời Sòng Sơn về vùng biển là đền Độc Cư­ớc – nơi thờ vị thần có công với người dân vùng biển. Đền nằm trên dãy Tr­ường Lệ thuộc làng Núi, nay thuộc địa phận phường Tr­ường Sơn, TP Sầm Sơn. Theo truyền thuyết, vị thần này đã xả thân mình làm hai để đánh đuổi loài thuỷ quái, bảo vệ cho xóm làng bình yên, tạo nên một vùng biển xứ Thanh sầm uất.

*

Lễ hội cầu Phúc ở đền Độc Cước, TP Sầm Sơn. (Ảnh tư liệu)

Trong tâm thức dân gian, thần Độc C­ước đư­ợc thành kính tôn là Độc C­ước chân nhân, Tiên Sơn Độc C­ước và đ­ược thờ vọng ở nhiều nơi. Tục truyền, thần Độc Cước rất linh thiêng nên hàng năm, vào dịp đầu xuân, có nhiều du khách từ các tỉnh xa cũng về đây cúng lễ.

Về phía Tây Nam của dãy Trư­ờng Lệ còn có đền Cô Tiên nằm trên hòn Đầu Voi nhìn xuống vụng biển Ngọc quanh năm sóng vỗ. Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Nơi đây, năm 1960, Bác Hồ đã dừng chân khi về thăm Sầm Sơn. Tr­ước cảnh núi non biển trời kì thú, Bác đã đặt tên cho đền là Cổ Tiên, tức là cảnh đẹp có tự x­a xưa, nhân dân trong vùng quen gọi là đền Cô Tiên.

Chị Trần Thị Ngọc – Phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, chia sẻ: “Hàng năm, cứ đến mùng 4 Tết, mấy chị em trong phố lại rủ nhau đi lễ đền, chùa với mong muốn có một năm mới được an lành, hạnh phúc. Vì vậy, dù bận đến mấy tôi cũng phải thu xếp công việc, bởi không đi được tâm cũng không an”.

Đi lễ đầu xuân là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Bên cạnh việc lao động sản xuất, người dân còn có nhu cầu giải trí và ngưỡng vọng tâm linh, hoà mình vào không gian thiêng, giao cảm với đất trời, thiên nhiên… với ước muốn một năm mới bình an, hạnh phúc.

Bên cạnh những giá trị tốt đẹp của lễ hội mùa xuân, ở các đền, chùa vẫn còn tồn tại những yếu tố dị đoan, mê tín và những bất cập trong công tác quản lí môi trường xung quanh. Tệ bói toán, lên đồng, xóc thẻ… vẫn chưa hoàn toàn được bài trừ. Các hàng quán lôi kéo, chèo néo khách hàng, tranh giành nhau gửi xe, mua vàng hương ngay bên ngoài cửa đền linh thiêng đã làm giảm tính tôn nghiêm của hoạt động văn hoá này. Hay chuyện một số du khách vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giảm nét đẹp văn hoá truyền thống của các lễ hội cổ truyền.

Xem thêm: Bánh Tart Là Gì, Nghĩa Của Từ Tart, Nghĩa Của Từ Tart Trong Tiếng Việt

Để lễ hội đầu xuân thực sự đáp ứng được nhu về đời sống văn hoá tinh thần của người dân, gìn giữ và phát huy được vốn văn hoá cổ truyền tốt đẹp của dân tộc, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành có liên quan, của ban quản lí di tích, và hơn hết, vẫn là ý thức của chính những người trực tiếp tham gia lễ hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *