Trận pháp là chỉ việc bố trí binh lực và xác định phương pháp tác chiến dựa trên địa hình và địch tình. Thời xưa, hành quân chiến trận thường nói tới cách bày trận. Một chiến tướng phải am tường binh pháp, trong đó bài binh bố trận là vô cùng quan trọng. Đông Lai Lam Chương nói: “Phế bỏ trận pháp mà dùng binh là sai lầm, cố chấp trận pháp mà mong thắng là ngu ngốc”.
Đang xem: Thập nhị trận pháp là gì, nghĩa của từ trận pháp trong tiếng việt
Trận pháp là chỉ việc bố trí binh lực và xác định phương pháp tác chiến dựa trên địa hình và địch tình. Thời xưa, hành quân chiến trận thường nói tới cách bày trận. Một chiến tướng phải am tường binh pháp, trong đó bài binh bố trận là vô cùng quan trọng. Đông Lai Lam Chương nói: “Phế bỏ trận pháp mà dùng binh là sai lầm, cố chấp trận pháp mà mong thắng là ngu ngốc”.
Người Trung Hoa xưa cho rằng trong trật tự của tự nhiên có ẩn tàng một lực lượng sinh sôi biến hóa không ngừng nghỉ, có thể phát động tự nhiên, linh tính của con người khi đạt đến cảnh giới tối cao có thể tương thông với nó. Trận pháp, trận đồ, kỳ pháp hay pháp thuật… là sản phẩm của sự tương thông giữa lực lượng đại tự nhiên với linh tính con người. Cổ nhân lấy lý, tượng, số của “Chu Dịch” làm căn cứ cơ bản để xác lập trận pháp. Mà lý luận bát quái – tổng hợp các loại học thuyết thiên địa vũ trụ chủ yếu của Trung Quốc thời cổ đại – là cơ sở của nền văn hóa thần bí. Bát quái kết hợp quý – tiết (tiết khí và 4 mùa), tiết lệnh với ngũ hành và phương vị đều có quan hệ đối ứng, cấu thành toàn bộ hệ thống văn hóa bát quái. Âm dương, ngũ hành, bát quái, can chi, Hà đồ, Lạc thư đều tập trung thể hiện trong trận pháp cổ.
Kỳ bí Hà đồ, Lạc thư
Bí ẩn những con số trong Hà đồ, Lạc thư nằm ở chỗ số lý và phương vị có thể diễn hóa lẫn nhau, âm dương tương hợp, thiên địa tương phối, là ngụ ý thiên đạo tuần hoàn sinh sôi biến hóa không ngừng.
Hà đồ |
Lạc thư khi cộng ngang hay chéo đều là số 15 (cửu cung), cộng các số của Lạc thư là 45, cộng các số của Hà đồ là 55, tổng cộng là 100 – số tượng trưng của vạn hữu, thiên địa hợp nhất. Ngày nay, trong toán học, Hà đồ, Lạc thư cũng là một loại toán ma phương (carré magique) với các cấp số, chẳng hạn ma phương cấp số 5 với tổng các hàng ngang, dọc, chéo đều là 65, hay ma phương cấp số 6 với tổng các hàng đều là 111… Trong ma phương, từ mỗi hàng đến tổng thể đều có biểu hiện âm dương cùng sinh diệt. Trong một hàng nếu số này tiến thì số kia lùi; giữa hai hàng nếu số chẵn tiến thì số lẻ lùi và ngược lại, tất cả đều làm cho âm dương điều hòa, và đó chính là quy luật của trời đất. Các chiến tướng ngày xưa đã sớm biết áp dụng Hà đồ, Lạc thư, phối hợp Bát quái vào trong bài binh bố trận.
Trận pháp Uyên ương đao của Thiếu Lâm |
Trận pháp trong chiến trận thường là mượn lực của thiên nhiên mà bố trận, dựa vào những điều kiện địa lý của núi, sông, bình nguyên, vùng đất cao… để bày binh. Đời Đường, Lý Tịnh từng sáng tạo Lục hoa trận, căn cứ sự thay đổi của địa hình để điều phối binh lực. Đời Minh, danh tướng Thích Kế Quang sáng tạo ra Uyên Ương trận, lợi dụng mạng lưới sông rạch dọc theo bờ biển Mân Triết mà bố trận. Đời Thanh, Thái Bình Quân còn sáng tạo ra Bàng Giải trận (trận thế con cua) để chống cự với quân Thanh…
Trận pháp trong võ hiệp Kim Dung
Trận pháp không chỉ được dùng trong chiến trận mà còn áp dụng võ thuật gọi là võ trận như Bát quái kiếm trận của phái Võ Đang, Côn trận của phái Thiếu Lâm… Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có nói nhiều đến vấn đề này, ngoài “Bát quái trận” truyền thống, còn có “Ngũ hành trận”, “Bắc đẩu trận”, “Lưỡng nghi kiếm”…
Xem thêm: Usb Bluetooth Là Gì ? Tiện Ích Của Việc Sử Dụng Bluetooth Usb Dongle Là Gì
Bát quái trận của Võ Đang |
Trong “Phi hồ ngoại truyện”, hai cao thủ Bát quái môn là Vương Kiếm Anh và Vương Kiếm Kiệt sử dụng Bát quái chưởng và Bát quái trận đồ xuất quỷ nhập thần. Viên Tử Y đã phân tích như sau: “Võ công của Bát quái môn dạy rằng, chân đạp phương vị bát quái Càn, Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Đoài”. Nguyên tắc của Bát quái chưởng là “lấy động làm gốc, lấy biến làm pháp”. Bát quái chưởng ghép số của bát quái chia làm 64 chưởng với 8 bậc, mỗi bậc 8 chưởng, sử dụng bộ pháp “Cửu cung” di chuyển phù hợp với phương vị của Lạc thư. Tay phát chưởng, chân bước đều, bộ pháp biến ảo chợt trước chợt sau, khiến đối phương hoa mắt. Nhưng Du thân Bát quái chưởng của Vương nhị lão phải chịu đại bại trước “Tứ tượng bộ” – võ công gia truyền của Hồ Phỉ, vì theo Kinh Dịch thì “Tứ tượng sinh bát quái”.
Đạo sĩ phái Toàn Chân theo phương vị tướng tinh (các sao) mà bày Bắc đẩu trận, trận này vừa tương sinh vừa tương khắc, tương trợ lẫn nhau. Các đạo sĩ hoặc tiến lên hoặc lùi xuống, trận pháp biến ảo, kiếm khí bay lượn qua lại, kiếm quang đan kết như lưới võng, địch lui trận pháp lui theo, địch tiến lên trận pháp cũng tiến lên, địch rút trận pháp cũng rút theo, dù đối phương làm gì cũng không thoát ra ngoài được Bắc đẩu đại trận.
Trong “Bích huyết kiếm”, Ôn thị ngũ lão sáng tạo ra môn “Ngũ hành trận”, sau khi kẻ địch lọt vào vòng vây, dù kẻ địch tránh né khéo léo đến đâu, ngũ lão đều có thể sử dụng chiêu thuật lợi hại phản kích, một người xuất thủ, bốn người còn lại lập tức liên tục áp sát áp đảo kẻ địch không phút ngơi nghỉ. Chiêu số của ngũ lão hỗ trợ thế thủ cho nhau, bộ pháp bổ sung lẫn nhau không để lộ một khe hở nhỏ, ngũ lão năm người liên kết giống như chỉ có một người.
Trong “Ỷ thiên đồ long ký”, hai phái Hoa Sơn, Côn Lôn nghiên cứu thuật số đao kiếm lưỡng nghi, suy diễn từ “Hà đồ”, “Lạc thư kết hợp với phương vị bát quái hết sức ảo diệu tinh vi, dịch lý sâu sắc.
Trong “Thần điêu hiệp lữ”, Đông Tà Hoàng Dược Sư cũng đã lập đại trận Nhị thập bát tú chỉ huy quần hùng chống lại quân Mông Cổ. Trận này biến hóa theo âm dương ngũ hành kỳ ảo, mười người trong trận có thể chống hàng trăm quân địch.
Xem thêm: Ổn Áp Là Gì ? Giải Đáp Thắc Mắc: Ổn Áp Là Gì
Kỳ thực, bày trận là sự phân công hợp lý như trong bóng đá có tiền đạo, trung phong, hậu vệ … trận pháp bóng đá có khi theo chiến thuật 4-4-2, 4-3-3, 3-4-3, hay 5-3-2… không ra ngoài nguyên tắc tương sinh tương khắc.