Tôi, các bạn hay những người mới bắt đầu tham gia giao dịch trên các thị trường tài chính đều đều được gọi chung là trader. Và chắc chắn đây là một khái niệm không hề xa lạ chút nào, bạn sẽ bắt gặp nó mọi lúc, mọi nơi trên các diễn đàn, trên các bài báo… Trong forex, ngay cả trader cũng chia làm nhiều dạng khác nhau, việc xác định bạn thuộc tuýp trader nào cũng là điều cực kỳ quan trọng. Cũng như câu hỏi cực kỳ phổ biến được hầu hết các trader quan tâm đó chính là “Làm sao để trở thành một trader chuyên nghiệp?”
Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời các vấn đề đó, nhưng trước hết chúng ta cùng xem lại khái niệm trader là gì?
Nội dung
Trader là gì?
Trader được định nghĩa là những người thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, các chứng khoán phái sinh, tiền điện tử… trên các thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường tiền điện tử…và họ làm việc cho chính bản thân họ hoặc đại diện cho một tổ chức, cá nhân khác.
Đang xem: Trader là gì, làm sao Để trở thành trader thành công
Trader giao dịch Scalping (lướt sóng): các trader giao dịch scalping nắm giữ vị thế rất ngắn, chỉ từ vài giây đến vài phút. Họ giao dịch với rất nhiều lệnh nhỏ và kỳ vọng kiếm được lợi nhuận từ sự biến động của giá trong ngắn hạn. Giao dịch scalping thường diễn ra nhiều nhất là trong giao dịch forex vì giá cả biến động liên tục mỗi giây. Các trader theo phong cách này thường giao dịch vài chục hoặc thậm chí vài trăm lệnh mỗi ngày vì với họ, việc tìm kiếm lợi nhuận trên những biến động nhỏ sẽ dễ hơn so với những biến động dài hạn.Trader giao dịch trong ngày (Day trading): với phong cách này, các trader sẽ mở và đóng tất cả các lệnh trong cùng một ngày. Thời gian nắm giữ vị thế thường từ vài phút đến vài giờ. Có thể xếp chung các trader nhóm này với các trader giao dịch lướt sóng vào chung một nhóm cũng được vì họ đều giao dịch trong ngày (day trader)Trader giao dịch ngắn hạn (swing trading): thời gian nắm giữ vị thế từ 1 đến vài ngày là đặc trưng của nhóm trader này. Những trader này thường không quan tâm đến phân tích cơ bản hay giá trị nội tại của tài sản tài chính mà chỉ quan tâm đến phân tích kỹ thuật, tới các xu hướng và mô hình giá.Trader giao dịch dài hạn hay giao dịch giữ vị thế (position trading): ngược lại với swing trading, những trader giao dịch giữ vị thế không quan tâm đến các biến động giá ngắn hạn mà dự đoán xu hướng trong một thời gian dài hơn, thường là vài tuần đến vài tháng.
Ngoài ra, trader còn được phân loại dựa vào thị trường hoạt động, như trader cổ phiếu, trader forex, trader chứng khoán phái sinh, trader vàng, trader tiền điện tử…
Một số loại trader hiện nay đang được quan tâm trên thị trường
Rogue trader (Trader giả mạo): thường là các trader đại diện cho một tổ chức nào đó, họ được ủy quyền để thực hiện giao dịch cho tổ chức. Từ một trader bình thường, họ trở thành các rogue trader khi lừa đảo tổ chức, thực hiện các giao dịch vượt quá thẩm quyền và không được chấp thuận. Một trong những rogue trader nổi tiếng thế giới là Nick Leeson, cuộc đời của ông và sự sụp đổ của ngân hàng Barings đã được dựng thành phim với tên Rogue Trader (1999)
Ưu và nhược điểm của nghề trader
Nếu đã xem trader như là một công việc, một nghề nghiệp, thì cái nghề này cũng có những ưu điểm, nhược điểm riêng của nó
Ưu điểm
Là người chủ của chính bản thân mình: với các trader làm việc cho chính bản thân mình thì trader không cần trải qua các cuộc phỏng vấn gắt gao cũng như chịu sự quản lý của bất kỳ ai như các ngành nghề khác, vì trader đang là chủ của chính mình.Thị trường hoạt động rộng: với hàng ngàn tài sản tài chính đang được giao dịch trên thị trường mở ra rất nhiều cơ hội cho các trader tìm kiếm lợi nhuận.Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao: với sự biến động giá liên tục của các tài sản tài chính trên thị trường, các trader có khả năng đem về rất nhiều lợi nhuận từ sự biến động của giáChi phí thấp: để trở thành một trader, các bạn không mất một chi phí nào cả, khi tham gia giao dịch trên thị trường, chi phí phải trả đến từ chênh lệch giá spread và phí hoa hồng nhưng 2 loại chi phí này cũng khá thấp.
Xem thêm: Bí Kíp Kiếm Nghìn Đô Từ Sunfrog Là Gì, Kiếm Tiền Bán Áo Thun Sunfrogshirts
Nhược điểm
Là một ngành nghề đòi hỏi kiến thức rất cao: không chỉ là kiến thức về thị trường tài chính nói chung, mà mỗi tài sản được các trader lựa chọn để giao dịch cũng có những kiến thức liên quan nhất định. Để thành công với nghề này, trader còn phải rèn luyện thêm các kiến thức về phân tích cơ bản lẫn kỹ thuật, kiến thức về công nghệ thông tin vì tất cả các giao dịch được thực hiện trên máy tính hoặc các thiết bị điện thoại.Tính không minh bạch: các giao dịch của trader đều thông qua một nhà môi giới mà trên thị trường lại có hàng trăm broker thì không biết đâu là nhà môi giới uy tín đâu là lừa đảo. Chính vì thế, lựa chọn broker được quy định và kiểm soát bởi các cơ quan quản lý uy tín sẽ hạn chế được tính không minh bạch này.Rủi ro cao: sự biến động khó kiểm soát trên thị trường tài chính là rủi ro lớn nhất đối với các trader.
Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp, thành công trên thị trường
Đã có rất nhiều trader thành công trên thị trường và câu hỏi mà chúng ta luôn đặt ra đó là họ làm cách nào để thành công hay làm sao chúng ta thành công được như họ. Để trở thành một trader thành công trên thị trường không hề đơn giản, họ đã có những thất bại nhưng cái chính là họ đã rút ra được bài học gì cho những thất bại đó. Những điều mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây sẽ không giúp các bạn thành công ngay được nhưng ít nhất đó sẽ là những lưu ý có thể giúp các bạn tránh được nhiều sự thua lỗ nhất.
Đầu tư về kiến thức là việc làm quan trọng và tất yếu để có thể thành công, không chỉ đối với trader mà đối với tất cả các ngành nghề khác. Chuẩn bị tất cả các kiến thức căn bản nhất để trở thành trader và trong quá trình giao dịch hãy bổ sung thêm nhiều kiến thức khác. Kiến thức chỉ giúp bạn tốt hơn chứ không thể khiến bạn tệ đi.Phải xác định được trader là một công việc không thể đem về 100% lợi nhuận mà rủi ro là điều tất yếu và hãy ngưng kỳ vọng về lợi nhuận. Có rất nhiều trader ám ảnh với việc phải tạo ra lợi nhuận trong ngày hay trong một khoảng thời gian nào đó, mà chỉ hãy đặt lệnh giao dịch khi cảm thấy cơ hội đã đến và đừng lo lắng quá nhiều về rủi ro, vì không có trader nào là không từng thua lỗXây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư cụ thể: một chiến lược và kế hoạch cụ thể sẽ giúp các bạn đi đúng hướng đã đề ra. Kế hoạch đầu tư liên quan đến rất nhiều yếu tố như lựa chọn phong cách đầu tư, quản lý vốn, quản lý rủi ro, lựa chọn chiến lược…Kiểm soát tốt cảm xúc vì cảm xúc là một trong những nguyên nhân gây ra sự thất bại cho trader.Không mạo hiểm và tham lam: lợi nhuận cao đôi khi khiến trader quên mất những rủi ro có thể tiềm ẩn, chính vì thế, không nên giao dịch với khối lượng quá lớn hay đòn bẩy quá cao, điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trên thị trường.Kiên trì là yếu tố cuối cùng để bạn có thể trở thành một trader thành công. Như đã nói, lợi nhuận có được từ thị trường tài chính không phải một sớm một chiều, không phải cứ trade là có lợi nhuận và không thể cứ sau mỗi lần thất bại là chán nản. Sự kiên trì sẽ giúp trader kiểm soát tốt cảm xúc, sự kiên trì còn thể hiện ở việc luôn tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới.
Qua bài viết này thì các bạn đã xác định được mình thuộc loại trader nào chưa? Nếu chưa thì việc định hướng ngay từ bây giờ vẫn chưa muộn. Nhưng dù bạn lựa chọn theo phong cách nào, một khi đã xem trader là một nghề nghiệp, là một công việc ổn định và có thể đem lại thu nhập thì hãy quyết tâm và thật sự nghiêm túc với công việc này.