Trade Marketing là gì?
Trade marketing hay hình thức marketing tại điểm bán nhất định. Hình thức này là sự kết hợp trung gian giữa công tác Sales và Marketing. Nhân sự thuộc hình thức kinh doanh này thực hiện các hoạt động tổ chức, xây dựng chiến lược và thương hiệu tại điểm bán. Sự tối ưu hóa giữa người mua hàng- đơn vị bán lẻ được thực hiện đồng bộ để thu về lợi nhuận và doanh số. Đây là câu trả lời cho câu hỏi trade marketing là làm gì?
Ngành trade marketing hình thành dưới sự giao thoa của 3 đối tượng cơ bản: khách hàng- thương hiệu- đại lý phân phối. Đây là hình thức marketing thương mại nhằm nâng cao nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ của hệ thống phân phối hàng hóa, thay vì chỉ chú tâm tới người mua hàng. Một khi các đơn vị phân phối chú trọng dịch vụ và sản phẩm hơn, họ cũng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm nhiều hơn.
Đang xem: Trade marketing là gì, tại sao cần chiến lược trade marketing
Ngành Trade Marketing cũng được xem như một hình thức Marketing B2B (Business to business marketing) tức marketing giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây mà mối quan hệ cộng hưởng cùng có lợi. Các hình thức Marketing giữa Tân Hiệp Phát, Vinamilk và Vinmart, …để trưng bày và bán các sản phẩm của Tân Hiệp Phát cũng là một hình thức Trade Marketing.
Trade Marketing thực hiện nghiên cứu các giải pháp tăng cường sự tiếp cận cũng như cảm nhận về sản phẩm công ty tại các địa điểm phân phối. Nhiệm vụ của những người làm công việc này là giúp các đơn vị bán lẻ, nhà phân phối nhập hàng của bạn. Trong khi người tiêu dùng sẽ lựa chọn các sản phẩm của công ty bạnkhi mua sắm qua các kênh phân phối này.
Trong khi công tác quảng bá thương hiệu hướng tới khách hàng qua các phương tiện đại chúng thì Trade Marketing chú trọng các kênh phân phối. Họ thực hiện các chiến dịch thu hút người dùng tại các điểm bán sản phẩm.
Lợi ích của Trade Marketing là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu Trade Marketing là gì thì việc nắm được những lợi ích chúng mang lại cũng vô cùng quan trọng. Vai trò của Trade Marketing đối với các doanh nghiệp, nhất là nhóm ngành hàng tiêu dùng FMCG hiện nay là vô cùng quan trọng. Chúng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Những lợi ích mà ngành trade marketing mang lại là:
Giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các thương hiệu khác
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản phẩm trên thị trường vô cùng khốc liệt. Với cùng một loại sản phẩm, nhà phân phối cần hết sức tinh ý trong việc lựa chọn các sản phẩm của doanh nghiệp. Họ cần tin tưởng nhất định vào thương hiệu thì mới giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công với các thương hiệu khác trên thị trường. Chính Trade Marketing sẽ thực hiện hiện công tác này tới doanh nghiệp.
Công tác này thu hút các đại lý phân phối nhỏ lựa chọn bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, các đại lý phân phối thực hiện chiến lược thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện tối ưu các nguồn lực có hạn
Các nguồn lực như nhân sự bán hàng, kho chứa, không gian bày bán sản phẩm,… tại các đại lý phân phối tương đối hạn chế. Điều này đòi hỏi các nhà phân phối cần lựa chọn xem mình cần trưng bày sản phẩm nào ở vị trí trung tâm, người bán hàng nên giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm nào, nên áp dụng giảm giá ưu đãi ra sao,…
Xem thêm: Vải Chiffon Là Gì – Bỏ Túi Bí Quyết Mặc Đẹp Với Chiffon
Những cân nhắc nguồn lực trên mang lại sự thành công lớn tới nhu cầu và thời điểm mua sắm của khách hàng. Trade Marketing sẽ thực hiện kích thích việc giới thiệu, bày bán sản phẩm từ nhà phân phối. Qua đó, các doanh nghiệp FMCG có thể tận dụng tối đa những nguồn năng lực này từ đại lý phân phối để tăng cường doanh thu.
Tăng cường giao tiếp, tương tác với thị trường và người tiêu dùng
Tăng cường truyển thông, tương tác với người tiêu dùng là câu trả lời cho câu hỏi Trade marketing là làm gì? Dưới thời đại công nghệ thông tin ngày càng đa dạng như hiện nay, khách hàng thường quá tải với các sản phẩm tiêu dùng. Số lượng các thương hiệu ngày càng tăng chóng mặt trên các phương tiện truyền thông. Cách doanh nghiệp lúc này sẽ cần đối mặt với thách thức làm sao để tăng cường sự tương tác với thị trường và người tiêu dùng.
Nếu như trước kia các doanh nghiệp có thể tiếp cận với người tiêu dùng thông qua các kênh truyền thông như tạp chí, TV, báo, radio,… thì hiện nay, người tiêu dùng có quá nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Điều này khiến cho các chi phí tiếp cận người dùng vì thế gia tăng. Người dùng cũng dễ có xu hướng thay đổi sản phẩm liên tục thay vì những sản phẩm được quảng cáo hạn chế trên các phương tiện truyền thông trước kia.
Ngành trade marketing thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tương tác với người tiêu dùng thông qua các thời điểm vàng mua sắm. Thông qua phân phối tại các đại lý, khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn tới các sản phẩm của doanh nghiệp. Sức mua và lợi nhuận bán hàng doanh nghiệp vì thế được tăng nhanh.
Ngành Trade Marketing được đánh giá là “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã phát huy được những ưu điểm vượt trội. Các doanh nghiệp FMCG cần chú trọng thực hiện chiến dịch này để thu lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Nguồn Xung Là Gì ? Ưu Điểm Của Cục Đẩy Nguồn Xung Điện Áp Xung Là Gì
Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo những bào học tư vấn nghề nghiệp do gocnhintangphat.com chia sẻ tại đây Tư vấn nghề nghiệp.