Tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh dứt điểm, hiệu quả và an toàn là một trong những thắc mắc được mọi người bệnh quan tâm. Để tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Đang xem: Bệnh tổ Đỉa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách Điều trị

Tổ đỉa là bệnh gì?

Bệnh tổ đỉa tiếng anh là Pompholyx, là một trong những dạng bệnh viêm da, là một trong những thể đặc biệt của bệnh chàm, dấu hiệu đặc trưng của bệnh xuất hiện những mụn nước ngứa ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân.

*

Tổ đỉa là bệnh gì?

Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột với những triệu chứng điển hình như xuất hiện các mụn nước có dịch bên trong và thường xuất hiện nhiều ở khu vực bàn chân hoặc bàn tay. Người bệnh thường cảm thấy rất ngứa ngáy và khó chịu.

Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm tới tính mạnh nhưng nó gây ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh và gây mất thẩm mỹ, bệnh thường kéo dài dai dẳng và rất dễ bị tái phát.

Bệnh tổ đỉa có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, những đối tượng thường có nguy cơ cao mắc bệnh thường là những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử mắc bệnh dị ứng hoặc những người thường xuyên làm việc trong môi trường chứa nhiều các hóa chất độc hại,…

Bệnh tổ đỉa thường khiến cho những người xung quanh luôn có tâm lý né tránh vì sợ rằng mình sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Chính điều này, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti hơn rất nhiều trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu cho biết thì bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Bởi vì đây không phải bệnh lý do vi khuẩn hoặc virus gây nên mà chủ yếu là do cơ địa hoặc do cơ thể tiếp xúc với các loại hóa chất.

Bị tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng là những mụn nước li ti xuất hiện bên dưới da, chính vì vậy, những tổn thương là xuất phát từ bên trong vì thế việc điều trị bệnh là rất khó khăn và khó có thể điều trị dứt điểm.

Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khiến cho người bệnh thường có xu hướng gãi để giải tỏa tình trạng ngứa rát. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và người bệnh không biết cách chăm sóc vùng da bị tổn thương thì bệnh sẽ ngày càng nặng nề và gây viêm nhiễm, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn tấn công vào bên trong có thể và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bệnh không được điều trị một cách hiệu quả thì sẽ có thể gây ra những biến chứng như:

Nhiễm trùng: Tình trạng bội nhiễm rất dễ có thể xảy ra nếu người bệnh không biết cách chăm sóc những vùng da bị tổn thương. Mụn nước vỡ khiến cho da bị trầy xước lâu dần sẽ có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, kèm theo đó sẽ là tình trạng xuất hiện mủ, viêm đỏ, đau rát,… ở vùng da bị tổn thương. Hình thành sẹo: Cách vùng da bị tổn thương sẽ có thể hình thành sẹo nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách. Gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người bệnh: Những dấu hiệu bệnh xuất hiện gây ngứa và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, cũng như tinh thần của người bệnh. Phần lớn người bệnh đều cảm thấy tự ti trong quá trình giao tiếp. Lâu dần có thể khiến người bệnh bị stress và gây ra nhiều những biến chứng khác gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

Bệnh tổ đỉa liên quan tới rất nhiều yếu tố trong đó có cả nội và ngoại sinh, vì vậy bệnh rất khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị bệnh một cách kịp thời. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả và có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Nguyên nhân bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh theo các nhà khoa học cho biết thì hiện nay vẫn chưa xác định một cách chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh thường có mối liên hệ tới các yếu tố sau:

Xem thêm: Ultherapy Là Gì – Ultherapy Căng Da Mặt Không Phẫu Thuật

*

Nguyên nhân bệnh tổ đỉa

Cơ địa nhạy cảm: Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm. Theo các bác sĩ da liễu cho biết có đến 50% trường hợp người bệnh tổ đỉa có tiền sự bệnh liên quan tới các bệnh lý như viêm da cơ địa, mề đay, da nhạy cảm,… Do yếu tố di truyền: Một trong những yếu tố có khả năng cao gây bệnh. Trường hợp những người thân trong gia đình bị bệnh như bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ cao con bị mắc bệnh hơn so với người bình thường. Các dị nguyên gây dị ứng: Rất nhiều trường hợp tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng đặc biệt là các loại hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng, niken, các loại hóa chất đa dụng,… Đều có thể khiến gây mắc bệnh tổ đỉa. Sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng: Rất nhiều người không phù hợp với một số loại thực phẩm như các loại hải sản, nội tạng động vật, sữa, các chế phẩm từ sữa,… Vì vậy khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để bệnh có thể khởi phát. Người đổ nhiều mồ hôi tay, chân: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến và là điều kiện để cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Ngoài ra, còn rất nhiều những nguyên nhân khác không được chúng tôi liệt kê trong bài viết, để tìm được câu trả lời đầy đủ nhất thì bạn có thể tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ.

Dấu hiệu tổ đỉa

Để nhận biết bệnh một cách chính xác nhất và có điều trị bệnh kịp thời. Các dấu hiệu của bệnh phần lớn chỉ xuất hiện ở vùng chân và tay rất ít khi xuất hiện ở những vị trí khác trên có thể. Có nghĩa là nếu bạn thấy bệnh xuất hiện ở khu vực tay hoặc chân của mình như trình trạng ngứa, kèm theo đó là xuất hiện các mụn nước thì khả năng cao có thể bạn mắc bệnh tổ đỉa.

Các dấu hiệu của bệnh như sau:

Chân hoặc tay xuất hiện những mụn nước: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất, các mụn nước này thường có màu ngà với đường kính mụn khoảng 3mmm. Mụn xuất hiện theo từng vùng, thường ở khu vực kẽ giữa 2 ngón tay, ở lòng bàn tay hoặc bàn chân,… Xuất hiện tình trạng ngứa rát: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh mà người bệnh tổ đỉa ai cũng gặp phải. Tình trạng ngứa ngáy do bệnh khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Những cơn ngứa sẽ khó chịu hơn vào buổi tối, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thì những cơn đau ngứa cũng sẽ khác nhau. Tình trạng bong tróc và da khô dày: Nếu bệnh không được điều trị thì tình trạng bệnh sẽ dần tăng lên và lúc này các mụn nước có thể bị vỡ ra, các mụn khô dần để lại một lớp sừng dày gây tình trạng ngứa, bong tróc rất khó chịu. Xuất hiện hiện tượng lở loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng: Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị thì có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở khu vực bệnh nên mọi người bệnh cần phải hết sức chú ý.

Trên đây là một số những dấu hiệu của bệnh mà bạn cần hết sức chú ý vì nó có thể giúp người bệnh phát hiện sớm những dấu hiệu từ đó giúp kịp thời cho việc điều trị bệnh.

Cách chữa bệnh tổ đỉa dứt điểm

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng như điều trị bệnh bằng thuốc Tây, thuốc nam và thuốc Đông Y. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một trong những bài thuốc Đông Y được rất nhiều người tin dùng, đó chính là sản phẩm thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm của nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Xem thêm: Turbo Nghĩa Là Gì – Ưu Nhược Điểm Của Nó

*

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm của nhà thuốc Tâm Minh Đường

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là một trong những sản phẩm thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia, bác sĩ thuộc phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

Bài thuốc với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên giúp điều trị bệnh hiệu quả, trong đó bao gồm: Liên Kiều, Kim ngân hoa, Kinh giới, Hoàng cầm, Bạch hoa xà thiệt thảo, Cam thảo, Xích thược, Ké đầu ngựa, Sinh hoàng kỳ. Thuốc được điều chế dưới 3 dạng thuốc đó là thuốc bôi, thuốc uống và thuốc ngâm.

Với bài thuốc uống: Có tác dụng giúp giải độc, tiêu viêm, mát gan, phục hồi chức năng gan thận, giúp loại bỏ các chất độc tích tụ trong cơ thể, ngoài ra giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bài thuốc ngâm: Bài thuốc này có tác dụng giúp người bệnh giảm ngứa, loại bỏ hiệu quả các bụi bẩn bám trên da, giúp làm sạch da và giúp lỗ chân lông được thông thoáng, bên cạnh đó giúp làm mềm da rất hiệu quả, tránh tình trạng khô da. Bài thuốc bôi: Bài thuốc này có có tác dụng làm lành những thương tổn trên da giúp người bệnh ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, các vết thâm và sẹo.

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà việc điều trị bệnh bệnh sẽ khác nhau, thông thường người bệnh nặng cần sử dụng ít nhất là 3 liệu trình, còn đối với người bệnh thể nhẹ thì sử dụng 1 liệu trình là đã cảm nhận được hiệu quả.

Tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Đây là một trong những bệnh lý gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống nên người bệnh cần phải điều trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *