Đối với bạn bạn học viên, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng chắc hẳn không thể nào không biết tới tiểu luận. Bài tiểu luận mang tới nhiều lợi ích phục vụ cho quá trình học tập của các bạn. Vậy tiểu luận là gì? Cách viết và trình bày một bài tiểu luận trong word sao cho phù hợp và chính xác? Để có câu trả lời hãy cùng Tải Luận Văn theo dõi bài viết sau nhé.

Đang xem: Hướng dẫn cách viết tiểu luận là gì, làm tiểu luận là làm gì

 

– Sự cần thiết và cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận

– Download miễn phí mẫu bìa tiểu luận bắt mắt và ấn tượng

– Tìm hiểu cách viết lời cam đoan trong tiểu luận đúng chuẩn

1. Tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày. 

*

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Thông qua bài tiểu luận bạn sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận bạn sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học và cao đẳng.

2. Cách viết và cách trình bày tiểu luận trong Word

*

Sau khi đã hiểu được tiểu luận là gì nhiều bạn thắc mắc về cách viết cũng như cách trình bày tiểu luận trong Word. Khi thực hiện bài tiểu luận trên Word bạn cần phải lưu ý một số quy định như sau:

2.1. Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận

Một bài tiểu luận thường sẽ có những quy định chung về cách trình bày. Nó được thể hiện dưới bảng sau:

 

*

2.2. Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ, canh lề, căn dòng

Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày. Cụ thể như sau:

+ Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kích thước 210x297mm và thuộc định dạng kiểu trang đứng.

+ Sử dụng Font chữ Time New Roman, với cỡ chữ phần nội dung là 13 và cỡ chữ phần đề mục thường là 13 hoặc 14.

+ Cách dãn dòng từ 1.2 – 1.3 lines.

+ Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm.

+ Đối với độ dài của một bài tiểu luận sẽ không quá 30 trang và không tính phụ lục. Một bài tiểu luận đạt yêu cầu thường có độ dài trung bình từ 15 đến 25 tráng.

+ Đánh số trang đầy đủ.

+ Tại từng trang bài tiểu luận sử dụng phần Header hoặc Footer để ghi tên và mã sinh viên của người thực hiện.

2.3. Bố cục chi tiết bài tiểu luận

Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:

+ Phần trang bìa

Phân trang bìa được đặt ở phía ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa phải có đầy đủ các thông tin như sau:

Phía trên cùng trang bìa là tên của trường và tên khoa của người thực hiện. Sau đó là logo của trường. Phần giữa trang bìa sẽ thể hiện tên đề tài nghiên cứu và được trình bày bằng khổ chữ to. Phía góc phải cuối trang bìa ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất.

+ Trang phụ bìa được lập theo bìa mẫu của từng trường.

+ Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.

+ Lời cảm ơn.

+ Mục lục.

+ Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ

+ Danh sách bảng biểu, hình vẽ.

Xem thêm: Giám Đốc Chiến Lược Zenith Hoa Kỳ: “Share Of Voice ( Sov Là Gì

+ Nội dung bài tiểu luận.

+ Danh mục tài liệu tham khảo.

3. Giới thiệu nội dung chính của bài tiểu luận

Chương 1: Lời mở đầu

*

Khi viết lời mở đầu cho bài tiểu luận không nên quá ngắn, chỉ tập trung vào nội dung mang tính chất gợi mở. Bạn cần viết lời mở đầu với đầy đủ những nội dung như:

+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.

+ Tính cấp thiết của đề tài.

+ Tên đề tài.

+ Mục tiêu nghiên cứu.

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Phương pháp nghiên cứu.

+ Kết cấu của bài tiểu luận.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Ở phần này người viết cần nêu lên được những lý thuyết chính có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Bạn có thể sử dụng lý thuyết của các công trình nghiên cứu trước vì vậy có quyền được copy. Nếu trường hợp phần lý thuyết có nội dung dài thì có thể đưa nó vào phần phụ lục.

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Đây được đánh giá là phần quan trọng nhất trong bài tiểu luận. Vì vậy cần phải trình bày một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác.

Phần nội dung thường trình bày về thực trạng của vấn đề đã được nêu lên trong đề tài và đánh giá về các vấn đề đó.

Chương 4: Giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm

Dựa trên nội dung liên quan tới thực trạng và khó khăn còn gặp phải để đề xuất một quan điểm cá nhân nhằm hoàn thiện mặt lý luận có liên quan tới đề tài.

4. Download MIỄN PHÍ bài tiểu luận mẫu

Dưới đây là danh sách các bài tiểu luận mẫu được Khóa Luận Tốt Nghiệp tổng hợp lại. Nếu bạn muốn tham khảo thêm hãy Download MIỄN PHÍ bài tiểu luận dưới đây.

Xem thêm: Tip Là Gì? Tại Sao Lại Có Tiền Tip Là Gì ? Định Nghĩa, Khái Niệm

 

 

Bài viết trên là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc tiểu luận là gì? Hy vọng qua chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiểu luận và nắm được cách trình bày chi tiết nhất. Để tham khảo thêm nhiều bài tiểu luận hay nhất hãy truy cập trực tiếp vào website của Tải Luận Văn bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *