Thưa luật sư! dạ có thể cho cháu xin hai ví vụ về tiền lệ pháp ở Việt Nam được không ạ? Người gửi: Ngoc Nguyen

Ví dụ về tiền lệ pháp/Án lệ 

Trả lời:

Chào bạn Ngoc Nguyen, cám ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến chuyên mục. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn về cho 2 ví dụ về việc áp dụng tiền lệ pháp ở Việt Nam như sau:

Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử

Ở nước ta, tiền lệ pháp (án lệ) đã và đang tồn tại dưới các hình thức như các nghị quyết hướng dẫn xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng kết ngành và dễ thấy nhất là thông qua các quyết định giám đốc thẩm được tập hợp và phát hành. Qua đây, nhiều vướng mắc đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao gỡ vướng và định hướng cho các tòa cấp dưới làm theo.

Đang xem: Tiền lệ là gì, nghĩa của từ tiền lệ trong tiếng việt

Ví dụ 1:

Năm 2006, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có quyết định giám đốc thẩm một vụ tranh chấp dân sự về lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian giữa ông T. với bà K. Sau này, nhiều tòa cấp dưới đã ngầm coi đây là một án lệ và xử theo đường lối của bản án này.

Số là bà K. đã lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của ông T. Khi bà K. xây nhà, bà đã làm kiềng trên móng nhà của ông T. nhưng ông T. không phản đối trong suốt thời gian từ khi khởi công cho đến lúc hoàn thành (bốn tháng). Do nhà bà K. là nhà cao tầng, đã xây dựng hoàn thiện, giờ nếu buộc bà phải dỡ bỏ và thu hẹp lại công trình thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho bà.

Xem thêm: Trạm Biến Áp Sụt Áp Là Gì Và Cách Hạn Chế Sụt Áp Cho Hệ Thống Điện Mặt Trời

Xử vụ này, tòa cấp phúc thẩm đã không buộc bà K. phải tháo dỡ phần tường nhà đè lên phía trên móng nhà ông T. mà chỉ buộc bà bồi thường bằng tiền. Trong quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán cho rằng tuyên xử như thế là hợp tình hợp lý. Sau này khi gặp vụ án tương tự, các thẩm phán đều “liên tưởng” đến vụ này và tuy không nói ra nhưng ai cũng vận dụng đường lối thấu lý đạt tình đó để xét xử.

Có điều, nội dung hướng dẫn trong “án lệ” nói trên chỉ thể hiện hướng giải quyết trong vụ việc cụ thể giữa ông T. và bà K. nên nó còn thiếu tính khái quát pháp lý. Sẽ là thuyết phục nếu trong quyết định có một đoạn có nội dung giống như một điều luật (không đề cập tới một chủ thể cụ thể như ông A, bà B) để các tòa cấp dưới áp dụng theo. Khi đó quyết định trên có thể được coi là một án lệ mẫu mực.

Xem thêm: Stimulate Là Gì – Nghĩa Của Từ Stimulation

Ví dụ 2:

Bộ luật Dân sự (BLDS) nước ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người thân của người có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết nếu người được hưởng cấp dưỡng là người đã thành niên cho đến khi đủ 18 tuổi nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa thành niên hay đã thành thai. Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết nghĩa vụ này bắt đầu vào thời điểm nào nên các tòa rất lúng túng. Sau đó, một quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao phân tích: Theo tinh thần quy định tại Điều 616 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết.

Dù không nói ra nhưng đây được coi là “hướng dẫn” để các tòa án áp dụng khi xét xử và xét ở góc độ khoa học, rõ ràng nó như một án lệ

Trân trọng,

BAN BIÊN TẬP – CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ

————————————- 

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn soạn thảo hợp đồng;

2. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

3. Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;

4. Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ;

5. Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;

6. Dịch vụ soạn thảo và công chứng hợp đồng;

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *