Trình duyệt của bạn không hỗ trợ file này.
Những hiểu biết về ban thường vụ và ban chấp hành là gì sẽ củng cố cho bạn những kiến thức cần thiết về pháp luật, từ đó có thể giúp ích cho bạn trong nhiều tình huống của đời sống. Ngay trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề xoay quanh hai khái niệm ban thường vụ và ban chấp hành
1. Tìm hiểu về ban thường vụ
Để hiểu cụ thể ban thường vụ và ban chấp hành là gì, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu từng khái niệm, trước tiên đó là khái niệm ban thường vụ.
Đang xem: Thường vụ là gì, bạn có biết ban thường vụ và ban chấp hành là gì
1.1. Khái niệm ban thường vụ là gì?
Ban thường vụ là gì?
Ban thường vụ có cách gọi đầy đủ là ban thường vụ Đảng bộ, được ban chấp hành đại diện cho cả đảng bộ bầu ra. Dịch theo ý nghĩa Hán Việt thì “thường vụ” là nhiệm vụ hàng ngày/ thường ngày. Ban thường vụ ý nói đến một “bộ phận có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày của một tổ chức, một đoàn thể” (theo Từ điển mở Wiktionary. Thực chất, đây chính là một bộ phận phục vụ trong bộ máy Nhà nước. Vậy trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của ban thường vụ là gì?
Tham khảo:Cấp ủy là gì? Quy trình công tác nhân sự cấp ủy và số dư
1.2. Tìm hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của ban thường vụ
Để xác định nhiệm vụ và quyền hạn của ban thường vụ, chúng ta cần căn cứ vào những quy định được nêu rõ ở Điều 2 thuộc Quyết định số 168-QĐ/TW ban hành vào năm 2018. Theo Quyết định này, Ban thường vụ được xác định các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Thứ nhất, ban thường vụ cấp tỉnh được quyền đưa ra quyết định đối với việc triệu tập một hội nghị ở cấp ủy tỉnh; tiến hành công tác chỉ đạo việc các vấn đề về chuẩn bị: chương trình, nội dung, dự thảo của nghị quyết, đề án, báo cáo và kết luận phục vụ cho việc trình lên những vấn đề trong hội nghị cấp ủy thuộc thẩm quyền đã được quy định rõ trong Điều 4 của Quy định 168 này; được đưa ra quyết định cho các kế hoạch công tác và chương trình trong ban thường vụ. Đồng thời, ban thường vụ sẽ nêu cao tinh thần chủ động trong công tác đưa ra các đề xuất đối với các vấn đề quan trọng có liên quan tới địa phương và trình đề xuất đó lên cấp ủy.
Thứ 2, Ban thường vụ sẽ trực tiếp chỉ đạo, giám sát hoạt động triển khai thực hiện các nghị quyết, các chỉ thị (Nghị quyết và chỉ thị được ban hành bởi Trung ương và cấp ủy tỉnh, nghị quyết của đại hội đảng bộ cấp tỉnh). Bộ phận ban thường vụ còn đứng ra tổ chức làm các thí điểm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tham gia cả vào công cuộc phát triển nền kinh tế – xã hội và tổng kết lại kết quả của quá trình đó.
Thứ ba, Ban thường vụ còn góp phần quan trọng trong công tác thực hiện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tổ chức hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị chất lượng.
Trách nhiệm, nghĩa vụ của ban thường vụ
Thứ tư, ban thường vụ cũng được phép đưa ra kết luận, đưa nghị quyết để lãnh đạo các vấn đề mang tính chất nhạy cảm, quan trong ở lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Thứ năm, bộ phận này có thể đưa ra chủ trương, nêu các biện pháp hoặc quyết định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ về: an ninh – quốc phòng, về xây dựng các khu phòng thủ, vấn đè đối ngoại, thế trận an ninh và trong việc xây dựng một nền quốc phòng toàn dân. Trong công tác giải quyết, phòng và chống tội phạm, giải quyết các vấn đề, các tình huống phức tạp, đột xuất về trật tự, an ninh, an toàn chính trị – xã hội, ban thường vụ cũng góp một phần công sức lớn.
Thứ sáu, ban thường vụ đưa ra các định hướng cho các bộ phận viện kiểm sát, nội chính, tòa án, tư pháp; tham gia hoạt động phòng và chống lãng phí, tham những; được phép xử lý những sự vụ phức tạp đối với vấn đề trên đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, ban thường vụ cũng được phép đưa ra kết luận, đưa nghị quyết để lãnh đạo các vấn đề mang tính chất nhạy cảm, quan trong ở lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Thứ năm, bộ phận này có thể đưa ra chủ trương, nêu các biện pháp hoặc quyết định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ về: an ninh – quốc phòng, về xây dựng các khu phòng thủ, vấn đè đối ngoại, thế trận an ninh và trong việc xây dựng một nền quốc phòng toàn dân. Trong công tác giải quyết, phòng và chống tội phạm, giải quyết các vấn đề, các tình huống phức tạp, đột xuất về trật tự, an ninh, an toàn chính trị – xã hội, ban thường vụ cũng góp một phần công sức lớn.
Ban thường vụ có vai trò quan trọng
Thứ sáu, ban thường vụ đưa ra các định hướng cho các bộ phận viện kiểm sát, nội chính, tòa án, tư pháp; tham gia hoạt động phòng và chống lãng phí, tham những; được phép xử lý những sự vụ phức tạp đối với vấn đề trên đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, bộ phận ban thường vụ còn có trách nhiệm chỉ đạo các vấn đề liên quan tới tài sản, tài chính của đảng bộ dựa trên căn cứ là đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước.
Trách nhiệm, quyền hạn thứ tám của ban thường vụ là được tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng các chính sách, quy định, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đặc biệt cần tham gia đóng góp tích cực vào các vấn đề của địa phương.
Xem thêm: Săm Xe Là Gì ? Nghĩa Của Từ Săm Lốp Trong Tiếng Việt
Tiếp theo, được phép thực hiện công tác do cấp ủy tỉnh và Trung ương giao phó; được đưa ra quyết định khi các tổ chức đảng, cấp ủy đề nghị đối với các vấn đề.
Cuối cùng, ban thường vụ tỉnh còn có thể ủy quyền cho tổ chức thường trực cấp hủy đảm nhiệm tiến hành các công việc thuộc thẩm quyền và giám sát công tác đó.
Như vậy, với 10 nhiệm vụ, trách nhiệm vừa nêu trên có thể thấy, ban thường vụ tỉnh ủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy chính quyền Nhà nước, góp phần đảm bảo tốt nhiều mặt của đời sống xã hội.
Gợi ý: Click ngay nếu bạn đang cầntìm kiếm việc làm
2. Ban chấp hành là gì và các vấn đề xoay quanh nó
2.1. Ban chấp hành là gì?
Ban chấp hành là gì?
Tìm hiểu ban chấp hành là gì sẽ giúp chúng ta hoàn thiện khái niệm ban thường vụ và ban chấp hành là gì. Ban chấp hành thường được gọi đầy đủ là ban chấp hành Trung ương, nói tới cơ quan thuộc trung ương của một Đảng cộng sản. Cơ quan đó sẽ hoàn toàn đảm đương trách nhiệm lãnh đạo Đảng trong thời gian ở giữa của hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, và bầu Bộ Chính trị. Trong ban chấp hành Trung ương chủ yếu là các Ủy viên Trung ương Đảng.
2.2. Tìm hiểu đôi nét về Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
BCHTƯ chính là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm nhiệm vụ giữa hai kỳ Đại hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc bầu cử các Ủy viên Trung ương Đảng theo nhiệm kỳ 5 năm một lần. Trong BCHTƯ, người đứng đầu chính là Tổng Bí thư BCHTƯ.
2.2.1. Nhiệm vụ của BCHTƯ là gì?
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
– Thứ nhất, tiến hành chỉ đạo đối với việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và những nghị quyết được đưa ra trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc. BCH cũng quyết định đưa ra các chính sách, chủ trương trong công tác xây dựng đảng và quần chúng, chuẩn bị cho kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc các kỳ kế tiếp.
Nhiệm vụ của BCHTƯ
– Thứ hai, BCH tham gia nhiệm vụ “bầu cử”, bao gồm bầu ra Bộ Chính trị, Tổng bí thư; lập Ban Bí thư, bầu Ủy ban và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra TW, quyết định về số lượng các ủy viên đó.
– Thứ ba, BCHTƯ còn tham gia bỏ lá phiếu tín nhiệm cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư, toàn quyền quyết định các vấn đề nhân sự trong bộ máy hoạt động.
2.2.2. Phương thức làm việc của BCHTƯ
Ban chấp hành Trung ương sẽ họp Hội nghị Trung ương theo định kỳ 6 tháng/ lần gọi là Phiên họp thường kỳ. Phiên họp này sẽ được điều chỉnh nếu có cần thiết hoặc trong trường hợp có đến hơn nửa Ủy viên trong Ban chấp hành đề nghị họp thì một Hội nghị Trung ương Bất thường sẽ được triệu tập bởi Bộ Chính trị.
2.2.3. Nhiệm vụ, trách nhiệm của các Ủy viên trong BCHTƯ
Một yếu tố quan trọng xây dựng nên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính là các Ủy viên. Họ có nhiệm vụ, trách nhiệm đặc biệt quan trọng:
Họ tham gia vào các Hội đồng tư vấn TW, các tiểu ban, Bộ Chính trị và trong Ban Bí thư. Người Ủy viên Ban Chấp hành trong các tổ chức này có nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Đảng trên các phương diện chính trị và tư tưởng.
Không chỉ vậy, người Ủy viên còn có trách nhiệm đưa ra những đề xuất để cụ thể hóa các Đường lối. Đối với những Ủy viên đang hoạt động tại cơ quan Nhà nước thì luôn phải nêu cao tinh thần lãnh đạo và tổ chức việc thực hiện tốt mọi chính sách, mọi chủ trương mà Đảng đã đề ra, Trong quá trình làm nhiệm vụ, giải quyết mọi công việc thì người Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tuyệt đối không được làm việc và giải quyết với tư cách «thay mặt» cho Trung ương, chỉ trừ khi chính thức được Ban Chấp hành Trung ương ủy nhiệm.
Việc chấp hành nghiêm chỉnh, gương mẫu các Nghị quyết mà Đảng ban hành cũng như pháp luật Nhà nước cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người Ủy viên. Ngoài ra, Ủy viên còn thực hiện các nhiệm vụ trong vai trò là Đảng viên,…
Hơn nữa, Ủy viên cũng có quyền chất vấn hoạt động, thông tin của Ban – Bộ và những Ủy viên khác. Cũng được tham gia ứng cử và đề cử bản thân vào trong Bộ Chính trị, vào các chức vụ thuộc Ủy ban Kiểm tra TƯ, chức vụ Tổng Bí thư,… hoặc được phép xin rút ra khỏi các chức vụ trên.
Xem thêm: Chất Liệu Pp Là Gì ? Những Sản Phẩm Được Sản Xuất Từ Nhựa Pp
Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đã có được những hình dung cụ thể để hiểu được ban thường vụ và ban chấp hành là gì? Đây cũng chính là những kiến thức Chính trị quan trọng mà mỗi người cần nắm rõ để chứng tỏ tinh thần dân tộc trong mỗi chúng ta.
“Tháo gỡ” thắc mắc điều tra là gì? Vấn đề liên quan đáng quan tâm “Senior executive” là gì ? Tố chất và kỹ năng để trở thành một nhà điều hành “Học lỏm” bí quyết xây dựng kịch bản thu hồi nợ qua điện thoại