Viết về Bích Khê, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh không ngại xưng tụng: “Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam: “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng, Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông”. Tỳ bà Vàng sao nằm im trên hoa gầyTương tư người xưa thôi qua đâyÔi! Nàng năm xưa quên lời thềHoa vừa đưa hương gây đê mê Tôi qua tim nàng vay du dươngTôi mang lên lầu lên cung ThươngTôi không bao giờ thôi yêu nàngTình tang tôi nghe như tình lang Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôiYêu nàng bao nhiêu trên đôi môiĐâu tìm Đào Nguyên cho xa xôiĐào Nguyên trong lòng nàng đây thôi Buồn lưu cây đào xin hơi XuânBuồn sang cây tùng thăm đông quânÔ! Hay buồn vương cây ngô đồngVàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông. BÍCH KHÊNhưng cũng chính Hoài Thanh lại có chút ngại ngùng trước lối thơ như của Bích Khê vì thấy nó mới mẻ quá, khó hiểu quá, xa với mỹ cảm của mình quá: “Đôi khi hình như họ đã diễn tả được những điều sâu kín, nhưng lời thơ rắc rối quá, dầu sao phần đông chúng ta cũng đành… kính nhi viễn chi”.Bích Khê, trong cơn trọng bệnh, vẫn nhờ người nhà khiêng ra đường để được thấy bóng cờ đỏ sao vàng đi ngang qua ngõ nhà mình trong những ngày Cách mạng tháng Tám 1945 sục sôi. Bích Khê, mấy mươi năm chịu một tiếng buồn cho thân thế và sự nghiệp của mình. Bích Khê, cho đến hôm nay, vẫn gần như là “người lạ mặt” trong khi những nhà Thơ mới cùng thời ông đã được nói đến nhiều.Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một cuộc chạy “nước rút” của thơ Việt để bắt kịp thơ hiện đại thế giới với hình mẫu là thơ lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Nhưng ở Bích Khê và một vài nhà thơ khác, Thơ mới đã vượt qua chủ nghĩa lãng mạn để tiến tới chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực đầu thế kỷ XX.Thơ tượng trưng dùng các biểu tượng và sự ám gợi liên tưởng thay cho phát ngôn trực tiếp. Các nhà thơ tượng trưng cố nắm bắt cảm xúc và trạng thái của trí não nằm ngoài ý thức thông thường bằng cách làm rối cảm giác của họ.Bích Khê cố gắng đưa thơ đi theo hướng đó. Ông có hẳn một bài Xuân tượng trưng: Hỡi lời ca man dại / Điệu nhạc thở hơi rừng / Đêm nay Xuân đã lại / Thuần túy và tượng trưng / Nâng lên núm vú đồi / Sữa trăng nhi nhỉ giọt / Bay qua cụm liễu phơi / Những cườm tay điểm hột.Ông chủ trương “duy tân” thơ: Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới / Của lời thơ lóng đẹp. Hạt châu trong, để làm cho Chữ biến hình ảnh mới, lúc trong ngâm / Chữ trong vắt sánh nghệ thuật sầu câm / Đầy thẩm mỹ như một pho thần tượng. Thơ Bích Khê, vì vậy, góp thêm một tiếng nói lạ và mới, cho phong trào Thơ mới nói riêng, cho thơ Việt nói chung.Bích Khê táo bạo không chỉ ở nghệ thuật thơ, ông táo bạo cả ở nội dung đề tài. Có thể gọi ông là nhà thơ “ca tụng thân xác” hay nhất thơ Việt. Ông là nhà thơ Việt đầu tiên, tôi dám chắc thế, đặt ngang hàng “đẹp và dâm” (tên một chùm thơ của ông). Bích Khê đã trưng bày một bức Tranh lõa thể đẹp tuyệt vời cho người đời say ngắm mãi không thôi kể từ khi hiện hình thành câu chữ lời thơ dưới ngòi bút thi nhân.Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường;Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc,Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tócVài chút trăng say đọng ở làn môi.Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôiCho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng.Nàng đó có thể là tình nhân, cũng có thể là nàng thơ. Khi nàng bước tới, không có nữa châu thân, xác là mộng mà tình là tuyệt đích.
Đang xem: Xuất xứ thuần túy là gì, nghĩa của từ thuần tuý trong tiếng việt
Xem thêm: Nghĩa Của Clock, Watch Là Gì ? Giải Mã Tất Tần Tật Về Dress Watch
Xem thêm: Vaporwave Là Gì V Anh ? Vaporwave,Có Anh Em Nào Nghe Không
Thi nhân khi ấy gọi kêu không gian “hãy tan ra tiếng địch”, và trần gian “hãy chết ngột trong sao”.Cái nhìn nhục thể khiến Bích Khê nhìn quả măng cụt cũng thành như một thân thể. Múi trắng sao như ngọc / Múi mát tợ thịt thơm / Môi ai hoa mời mọc / Ngọt lịm đến linh hồn. Đọc xong bài thơ, như ăn xong quả ngọt, thấy Chất ngọt da thơm vào giữa mắt / A ha! Mùi sữa mớm vô răng… Và ông nhìn thấy thơ ở cái sọ người, Nguồn trinh tiết gây hồng tươi xanh thắm. Quả là con mắt thơ kỳ lạ của Bích Khê!Bích Khê tại thế chỉ bốn mươi năm. Nhưng tài thơ của ông không đợi tuổi, chỉ đợi được người đời tri âm và tri kỷ. Biết mình không qua khỏi được căn bệnh thuộc loại “tứ chứng nan y” thời đó, ông đã có lời tuyệt mệnh để lại. Lời tuyệt mệnh nhưng là lời khẳng định, là một niềm tha thiết yêu đời, ham sống, và tin tưởng ở sự sống sau cái chết của mình. Thân bệnh: ngô vàng mưa lá rụng / Bút thần: sông lạnh ánh sao rơi / Sau nghìn Thu nữa trên trần thế / Hồn vẫn về trong bóng nguyệt soi.Không đợi nghìn thu nữa, dẫu tuy có muộn so với những người thơ cùng thời, sau 100 năm sinh và 60 năm mất, Bích Khê bắt đầu được “nhận diện” lại trong cõi thơ Việt.Sau Tết Bính Tuất này, một cuộc hội thảo lớn ở quy mô cả nước về Bích Khê sẽ được tổ chức tại quê hương ông. Những tờ thơ nát đầy hơi hám / Tay khách đa tình sẽ chuyển giao. Thơ Bích Khê không nát, nó mãi còn ấm hơi thở ông, tình ông, cảm xúc ông.Thơ đó là Lời truyền sóng đánh điện khắp muôn trời, Chữ bí mật chứa ngầm hơi chất nổ. Thơ đó, lại mượn lời Hoài Thanh, “đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc”. Nhưng, khách đa tình thời nào cũng có, cũng vẫn đọc ông, cảm ông. Thơ Bích Khê còn đồng hành với hôm nay thơ Việt.