Thiên ma là một loài thực vật sống ký sinh thuộc họ Lan. Từ xa xưa Củ Thiên Ma chủ yếu sống tại vùng AnSeong- myon MuJu, ngày nay vùng này là vùng sản xuất Thiên Ma lớn nhất Hàn Quốc với 140 hộ dân đang canh tác trồng loại cây này.

Đang xem: Thiên ma là gì, công dụng & liều dùng thiên ma là gì

*

THIÊN MA LÀ GÌ?

1. Thiên Ma là gì?

Thiên Ma thuộc họ lan (Gastrodia Elata) bộ bách hợp, không có rễ, là cái tên được gắn với ý nghĩa như là “loại thảo dược được trời ban để chữa trị các chứng bệnh về “ma” (ma trong chữ “ 마비- mabi” trong tiếng hàn để chỉ những bệnh về tê liệt…).

Không có lá, cũng không có rễ nên Thiên Ma không thể tự lấy chất dinh dưỡng từ đất mà chỉ có thể sống ký sinh trên thân cây sồi, thông qua sợi nấm mật vòng, hút chất dinh dưỡng từ thân cây sồi mà sinh trưởng.

Cách để cho Thiên Ma phát triển đó là nuôi sợi nấm kí sinh ở thân cây sồi, chúng như những sợi tóc kí sinh hút chất dinh dưỡng ở mặt xung quanh khúc gỗ cây sồi trong vòng 2 năm để để nuôi mầm thiên ma. Vì được nuôi trồng bằng phương pháp nông nghiệp 100% thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hay thuốc hóa học nên Thiên Ma hoàn toàn là loại thảo dược sạch và không có độc tố.

*

Thiên Ma thảo dược trời ban cho xứ sở Kim Chi

2. Thiên Ma khác gì so với các loại “Ma” (các loại khoai) khác?

Thiên ma là gì? (Gastrodia elata) là một loại thảo dược khác hẳn với loại củ ma thông thường mà chúng ta biết, có thể giải thích như khi so sánh sự khác nhau của củ sâm núi và cây hoa chuông (hoa cát cánh, dùng làm thuốc Đông y).

Gastrodia Elata Blume là tên khoa học của Củ Thiên Ma và có tên tiếng Hàn là Chunma. Củ Thiên Ma là một thực vật họ Lan, sống dưới dạng ký sinh, không có rễ, lá và không thể tự quang hợp được. Thông thường, củ này chỉ sống ở vùng núi cao và có không khí trong lành.

Sau 2 năm trồng, củ Thiên ma sẽ xuất hiện đọt hoa hướng thẳng lên bầu trời và được xem là hấp thụ dưỡng chất từ nguyên khí trời đất. Tại Hàn Quốc, củ thiên ma được mệnh danh là “Thảo dược trời ban”. Hiện nay, để có thể bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý này, chính Phủ hàn Quốc đã sử dụng vùng núi Muju thành một khu vực trồng Thiên Ma chuyên biệt.

Không chỉ chú trọng vào điều kiện thổ nhưỡng hay khí hậu ôn hòa mà để trồng được thảo dược này, người nông dân Hàn phải trải qua những lớp tập huấn nâng cao kỹ năng mới có thể trồng được loại thảo dược quý hiếm nay. Ngày nay, Muju là một quận thuộc tỉnh Jeollabuk -do được mệnh danh là thủ phủ của Thiên Ma và chiếm khoảng 70% khối lượng thiên ma trên toàn quốc.

*

Sự khác nhau giữa Thiên Ma và các loại “ma” (khoai) khác

3. Đặc điểm hình dạng của Thiên Ma

Thiên Ma không có rễ và chất diệp lục, chỉ có thân hoa trên mặt đất và thân củ dưới lòng đất. Thịt của củ Thiên Ma rất dày và trên mặt thân củ hình bầu dục màu vàng có những họa tiết hình tròn trông như hình những chiếc vảy được khắc lên.

Vào giai đoạn trưởng thành, Thiên Ma có mắt chồi hỗn hợp, thân củ dưới lòng đất phân thành các loại thiên ma, bạch ma, mĩ ma…. Tuỳ theo giai đoạn phát triển, ở mắt cuống của thân củ Thiên Ma trưởng thành có mắt chồi hỗn hợp màu đỏ. Thông thường dài khoảng 6-12cm, đường kính 3-7cm, khối lượng 100-200g, lớn nhất có thể đạt khoảng 500g.

Sau mùa đông, những cành hoa phát triển và nở hoa, cành hoa (1 -1.5m) như mũi tên nên có tên là “xích tiễn”. Củ Bạch Ma có chiều dài 2-11cm, đường kính 2-3,5cm, trọng lượng bình quân là 20g. Mắt cuống không rõ nét và không có bông, có quả trưởng thành hình tròn. Mĩ ma và bạch ma có hình dạng giống nhau nhưng độ lớn khác nhau, bạch ma có chiều dài nhỏ hơn 2cm thì được gọi là Mĩ ma. Bạch ma và Mĩ ma đều có thể dùng như hạt giống Thiên Ma.

*

Đặc điểm của Thiên Ma

4. Đặc điểm sinh trưởng của Củ Thiên Ma

Quá trình sinh trưởng và phát triển của củ Thiên Ma gồm: thiên ma giống – hình tròn – mĩ ma – bạch ma – thiên ma – lại tạo ra thiên ma giống. Sau mùa đông, bạch ma và mĩ ma mọc cuống mầm và sau đó mọc mầm kế bên.

Mầm bên sẽ mọc thành mĩ ma, cuống mầm của mĩ ma sẽ mọc thành bạch ma, cuống mầm của bạch ma sẽ mọc thành Thiên Ma. Bạch ma và mĩ ma phân thành nhiều thân cây rồi hình thành các thân củ có độ lớn khác nhau. Phần bé nhất của những thân củ này sẽ không to lên mà sẽ dài ra được gọi là thân sinh sản dinh dưỡng. Thân này sẽ phát triển thành củ Thiên Ma, có vai trò chuyển những chất dinh dưỡng lấy từ thành phần dinh dưỡng của nó và lợi khuẩn cho củ Thiên Ma con.

Vào mùa đông, nếu củ Thiên Ma con rơi vào tình trạng ngưng phát triển (ngủ đông), thân sinh sản dinh dưỡng sẽ tách ra khỏi củ Thiên Ma con và sẽ để lại dấu vết hình tròn hoặc hình elip ở cuối thân củ. Đây cũng là 1 trong những đặc điểm để phân biệt Thiên Ma thật hay giả. Bạch ma và mĩ ma mới sinh sản sau khi ngủ đông thì sẽ lại phát triển trở lại theo cách như trên nhưng thiên ma sẽ ra hoa và nở hoa sau đó kết trái. Giai đoạn phát triển trên mặt đất của Thiên Ma chỉ khoảng hai tháng, còn lại tất cả thời gian là thời gian sinh trưởng dưới mặt đất.

Xem thêm:

*

Quá trình sinh trưởng của Thiên Ma

5. Cách chế biến củ thiên ma

Cách chế biến củ thiên ma sẽ được hướng dẫn theo từng trường hợp cụ thể như:

1. Thiên Ma tươi

Cách chế biến thiên ma tươi như sau:

– Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 30~40g củ thiên ma cho cùng nước trái cây ưa thích (trái cây, lê, quýt), điều chỉnh theo tỉ lệ phù hợp với khẩu vị rồi xay ra và uống.

– Rửa sạch thiên ma, nạo sạch vỏ và ép lấy nước uống (có thể hòa nước ép thiên ma cùng bột mình để làm bánh rán ăn).

Cách bảo quản: Rửa sạch thiên ma, sau khi làm khô ráo hoàn toàn thì bảo quản đông lạnh hoặc cho thiên ma vào túi ni lông, niêm phong lại và bảo quản lạnh không quá 10~15 ngày. Khi muốn sử dụng thiên ma đã bảo quản lạnh thì chúng ta lấy thiên ma ra để 30 phút, trước khi củ thiên ma rã đông hoàn toàn thì ép lấy nước rồi sử dụng.

– Trộn nước ép thiên ma cùng với nước ép hoa quả, lê rồi uống (tỉ lệ hỗn hợp = thiên ma 1 : trái cây hoặc lê 3).

– Thái mỏng rồi ngâm cùng mật ong hoặc đường cho ngấm (khoảng 1 năm) rồi sử dụng.

– Ngâm với rượu (khoảng 2~3 năm) rồi sử dụng.

– Nấu nhiều lần (sắc) thiên ma tươi rồi dùng như trà.

– Nấu thiên ma tươi sau đó làm khô, nghiền thành bột hoặc làm thành viên rồi sử dụng.

Lưu ý: trước khi ép thiên ma lấy nước, cắt lát thiên ma rồi ngâm trong nước cho 2~3 giọt dấm để dễ uống hơn.

2. Thiên Ma khô

Cách cách chế biến củ thiên ma khô như sau:

– Cho 5~6 củ vào ấm, nấu lửa nhỏ trong vòng 1,5 ~ 2 tiếng, để nguội rồi bảo quản ngăn mát và uống thay nước.

– Khi nấu có thể cho thêm vào 1 lượng vừa phải táo tàu hoặc gừng vào cũng rất tốt.

3. Bột Thiên Ma

​- Hòa 2 muỗng cà phê bột thiên ma vào nước và dùng 1 ngày 3 lần.

– Trộn bột thiên ma cùng mật ong và dung 1 ngày 3 lần.

Xem thêm:

(Băm nhỏ đồ tươi trộn cùng bột thiên ma để ở nơi thoáng mát)?, 1 ngày dùng 3 ~4 thìa cà phê.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *