Câu chuyện về những sát thủ – thích khách là một phần vô cùng đặc biệt trong lịch sử các triều đại Trung Quốc. Sử ký Tư Ma Thiên thậm chí còn dành riêng một phần quan trọng là “Thích khách Liệt truyện” để viết về 5 sát thủ nổi tiếng nhất trong giai đoạn 2500 năm từ thời Hiên Viên Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế. 5 “sát thủ” được Tư Mã Thiên đưa vào chính sử bao gồm Tào Mạt, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Nhiếp Chính và Kinh Kha. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên từng nhận xét về ngũ đại thích khách như sau: “Từ Tào Mạt đến Kinh Kha năm người, chí nguyện của họ thành hoặc không thành, nhưng lập chí rõ ràng, không trái với ý mình, danh tiếng để lại đến muôn đời sau”.Bạn đang xem: Thích khách là gì
5 thích khách được ghi chép trong Sử ký Tư Mã Thiên bao gồm Tào Mạt, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Nhiếp Chính và Kinh Kha.
Đang xem: Thích khách là gì, thích khách nghĩa là gì
Chuyên Chư, sau khi hành thích Ngô Vương Liêu bằng cây chủy thủ bị thủ hạ của Ngô Vương giết chết. Dự Nhượng bị hành quyết sau 2 lần hành thích Triệu Tương Tử bất thành. Nhiếp Chính tự sát sau khi giết chết Tướng quốc nước Hàn Hiệp Lũy để báo thù cho ân công Nghiêm Trọng Tử. Và Kinh Kha bị lính Tần giết chết trong cuộc ám sát bất thành Tần Thủy Hoàng.
Ngũ đại thích khách trong Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ duy nhất một người đáo công đại thành mà vẫn bảo toàn được mạng sống. Đấy là Tào Mạt, người được coi là thích khách đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Cái đặc biệt ở Tào Mạt không chỉ ở chi tiết ông vẫn sống sau khi hoàn thành nhiệm vụ thích khách mà còn thể hiện qua việc: ông là sát thủ duy nhất không… giết người.
Tào Mạt là người nước Lỗ thời Xuân Thủ. Vua Lỗ Trang Công (693 – 662 TCN) rất yêu Tào Mạt, nên cử làm tướng đánh nước Tề. Nhưng cả ba lần Mạt dẫn quân đều bị thua, mất nhiều đất đai về tay nước Tề. Lỗ Trang Công sợ thế nước Tề mạnh, bèn hiến đất Toại ấp để cầu hoà. Vì yêu mến Tào Mạt, Trang Công không trị tội thua trận mà vẫn để Tào Mạt làm tướng như cũ.
Thích khách đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – Tào Mạt.
Tề Hoàn Công lúc ấy đang xây dựng nghiệp bá chủ, muốn các chư hầu phải thần phục mình. Tuy nhiên, vua Tề biết không thể dùng sức mạnh quân sự dàn trải để khuất phục tất cả các nước, nên đã theo ý theo ý Quản Trọng mở Hội chư hầu.
Xem thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Cùng Cách Chữa Bệnh
Vua Lỗ lo lắng, biết không thể từ chối, bèn đi dự hội, hỏi ai có thể theo đi, Tào Mạt xin theo hầu. Trang Công hỏi Tào Mạt về việc để 3 lần thua trận, ông nói: “Chỉ vì bị thua nước Tề ba lần nên tôi mới xin theo chúa công để rửa những điều nhục nhã đó”.
Ban đầu Lỗ Trang Công sợ Tào Mạt làm mất thể diện, nhưng sau đó thấy Tào Mạt khẩn khoản, Trang Công bằng lòng.
Đến ấp Kha, Hoàn Công và Trang Công đã thề ở trên đàn. Tào Mạt cầm chuỳ thủ đi theo hộ vệ vua Lỗ. Hai vua vừa làm lễ xong, Tào Mạt cầm chùy thủ bước sấn đến chỗ Tề Hoàn Công, nắm lấy tay áo đe doạ. Các quan hầu cận của Hoàn Công không ai dám động.
Hoàn Công hỏi: “Nhà ngươi muốn gì?” Tào Mạt nói: “Tề mạnh, Lỗ yếu, nước lớn xâm phạm nước Lỗ đã quá lắm. Nay thành nước Lỗ nếu sụp đổ thì đè cả đất Tề, nhà vua liệu đấy!”. Quản Trọng thấy vậy vội đứng ra khuyên vua Tề nhận lời.
Tào Mạt thích khách nhưng… không giết – cảnh giới cao nhất của nghệ thuật dụng binh.
Tề Hoàn Công tức giận, muốn bỏ điều hứa. Quản Trọng nói: “Không nên, nếu tham cái lợi nhỏ để cho thỏa thích mình, bỏ tín nghĩa đối với chư hầu, thì mất sự giúp đỡ của thiên hạ. Chi bằng cứ cho là hơn”. Hoàn Công bèn trả lại những vùng đất của Lỗ đã bị Tề xâm chiếm, các đất đai đã mất sau ba lần Tào Mạt đánh thua đều được trao lại cho nước Lỗ.
Tào Mạt tuy không vung đao, xuống kiếm hay làm vua Tề bị thương nhưng ông vẫn được xem là thích khách bậc nhất lịch sử. Lòng dũng cảm của Tào Mạt được đời sau truyền tụng. Binh Pháp Tôn Tử bình về chuyện “thích khách nhưng không giết” của Tào Mạt như là cảnh giới cao nhất của nghệ thuật dụng binh: giành thắng lợi mà không phải đổ máu!