showDateViet() | CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG BÌNH |
NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI, QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ, LOẠI XÃ, KHU VỰC, VỊ TRÍ ĐẤT
I. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ, LOẠI XÃ, KHU VỰC, VỊ TRÍ ĐẤT TẠI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
1. Phân loại đô thị: Việc xác định loại đô thị đối với đất ở đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng và đất phi nông nghiệp khác tại đô thị được thực hiện theo quy định sau:
a) Thành phố Đồng Hới: Đô thị loại II;
b) Thị xã Ba Đồn: Đô thị loại IV;
c) Thị trấn Quy Đạt, thị trấn Đồng Lê, thị trấn Hoàn Lão, thị trấn Nông Trường Việt Trung, thị trấn Quán Hàu, thị trấn Kiến Giang, thị trấn Nông Trường Lệ Ninh: Đô thị loại V.
Đang xem: Thị trấn là gì, khái niệm thị trấn Được hiểu như thế nào, thị trấn (việt nam)
2. Phân loại xã: Việc xác định loại xã đối với đất nông nghiệp; đất ở tại nông thôn; đất thương mại dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn được thực hiện theo 3 loại xã: Đồng bằng, trung du, miền núi.
3. Phân loại khu vực
Việc xác định khu vực trong Bảng giá đất đối với đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn theo từng xã và thực hiện theo quy định sau:
– Khu vực 1: Là khu vực có khả năng sinh lợi cao nhất và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất.
– Các khu vực tiếp theo: Là khu vực có khả năng sinh lợi thấp hơn và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn so với khu vực liền kề trước đó.
* Đối với vùng ven bao gồm: Các thôn tiếp giáp với các phường thuộc thành phố Đồng Hới và trung tâm các thị trấn huyện lỵ trong tỉnh; đất ven ngã 3, ngã 4 của tỉnh lộ, Quốc lộ 1A, giữa Quốc lộ 12A với Quốc lộ 1A, ven Quốc lộ 1A, 12A và ven các tỉnh lộ, ven bến cảng, sân bay do Trung ương và Tỉnh quản lý; đất trong khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế không nằm trong đô thị.
4. Phân loại vị trí
4.1. Đối với đất nông nghiệp: Bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất làm muối và đất nông nghiệp khác thì việc xác định vị trí đất theo từng đơn vị hành chính căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm theo quy định sau:
a) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản được phân theo 4 vị trí.
– Vị trí 1: Gồm các thửa đất đáp ứng được đủ 3 điều kiện:
+ Nằm ven các trục đường giao thông chính (đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ) và có khoảng cách không quá 500 mét kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường);
+ Có khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm không quá 500 mét;
+ Điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi có lợi thế cho sản xuất, kinh doanh.
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 2 điều kiện của vị trí 1.
– Vị trí 3: Gồm các thửa đất đáp ứng được 1 điều kiện của vị trí 1.
– Vị trí 4: Gồm các thửa đất không đáp ứng được điều kiện nào của vị trí 1.
b) Đất rừng sản xuất được phân theo 2 vị trí.
– Vị trí 1: Đất nằm hai bên các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã và cách mép đường không quá 800 mét.
– Vị trí 2: Đất nằm ở các vị trí còn lại.
Xem thêm: Chỉ Số Vn Index Là Gì ? Tổng Quan Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
c) Đất làm muối được phân theo 2 vị trí:
– Vị trí 1: Giáp và cách đường giao thông không quá 50 mét.
– Vị trí 2: Các vị trí còn lại.
4.2. Đối với đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện theo quy định sau:
– Vị trí 1: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất;
– Các vị trí tiếp theo: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
4.3. Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị thì việc xác định vị trí đất trong từng đường, phố; đoạn đường, đoạn phố căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực theo quy định sau:
– Vị trí 1: Áp dụng với đất ở liền cạnh đường phố (mặt tiền), có chiều rộng trên 3,5 mét.
– Vị trí 2: Áp dụng với các lô đất ở trong ngõ, hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt thuận lợi, các lô đất ở liền cạnh đường phố (mặt tiền) có chiều rộng từ 3 mét đến 3,5 mét (xe ô tô vào được).
– Vị trí 3: Áp dụng với các lô đất ở trong ngõ, hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt kém hơn vị trí 2, các lô đất ở liền cạnh đường phố (mặt tiền) có chiều rộng từ 2 mét đến dưới 3 mét (xe ô tô không vào được).
– Vị trí 4: Áp dụng đối với các lô đất trong ngõ, trong hẻm của các ngõ, hẻm thuộc vị trí 2, vị trí 3 nêu trên và các vị trí còn lại khác mà điều kiện sinh hoạt kém.
5. Việc áp dụng hệ số tăng giảm ở các lô đất ở, đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ thuộc khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn; vùng ven đô thị, đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch.
– Những lô đất phi nông nghiệp có hai mặt liền cạnh với 2 đường trong khoảng cách 50 mét (2 mặt tiền) thì loại đường được áp dụng để xác định giá đất là đường có mặt chính của lô đất theo quy hoạch được áp dụng hệ số 1,2 (tăng 20%) đối với đường có chiều rộng từ 10,5 mét trở lên; đối với đường có chiều rộng dưới 10,5 mét áp dụng hệ số 1,1 (tăng 10%). Chỉ áp dụng hệ số tăng đối với những lô đất có hai mặt liền cạnh với hai đường phố có chiều rộng lớn hơn 3,5 mét và đã có cơ sở hạ tầng.
– Trên cùng một loại đường, những lô đất có hướng chính là các hướng Đông, Nam, giữa hướng Đông và Nam được áp dụng hệ số 1,1 (tăng 10%) so với giá đất tương ứng của loại đường đó.
– Những lô đất nằm xa khu vực trung tâm huyện lỵ, xa khu vực kinh doanh, buôn bán hơn mức trung bình thì tùy theo mức độ xa gần để tính hệ số từ 0,8 đến 1,0 so với giá đất của loại đường đó.
– Trên cùng một trục đường được phân thành nhiều đoạn đường khác nhau để tính giá đất thì những lô đất nằm ở vị trí chuyển tiếp trong khoảng cách 50,0 mét từ đoạn đường có giá đất cao hơn sang đoạn đường có giá đất thấp hơn thì được áp dụng hệ số bằng 1,05 (tăng 5%) so với giá đất tương ứng của đoạn đường áp dụng cho lô đất đó.
– Đối với các lô đất ở có chiều sâu thì cứ 25,0 mét được tính lùi lại một vị trí trên cùng một loại đường.
Xem thêm: Unlisted Youtube Là Gì – Upload Video Lên Youtube
– Đối với các lô đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ có chiều sâu thì cứ 50m được tính lùi lại một vị trí trên cùng một loại đường./.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ, LOẠI XÃ, TẠI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ