Các bạn Dương Thu Trà, Lê Hải Chi, Cung Thu Hằng… – học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội – có hỏi: “Vừa rồi, đề thi đại học 2012 (khối C, câu 2), có yêu cầu viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu”.
Đang xem: Thành tựu là gì : Định nghĩa, ví dụ anh việt, thành tựu là gì
Các bạn Dương Thu Trà, Lê Hải Chi, Cung Thu Hằng… – học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội – có hỏi: “Vừa rồi, đề thi đại học 2012 (khối C, câu 2), có yêu cầu viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu”.
Ý của đề thi là muốn đề cao người chân chính và phê phán kẻ cơ hội. Tuy nhiên, theo chúng em thì cả thành tích và thành tựu đều là tốt cả chứ? Và việc đạt thành tích vì nôn nóng hay kiên nhẫn là tùy thái độ của từng người và nếu họ nôn nóng mà vẫn đạt được thì có sao đâu? Thú thực, chính chúng em đây nhiều khi cũng tỏ ra nóng vội, muốn làm nên một thành tích nào đó lắm. Như vậy thì có đáng bị phê phán không?”.
Xem thêm: Value Chain Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích Chuỗi Giá Trị
Câu hỏi của các bạn động chạm tới khá nhiều vấn đề (về từ ngữ, về cách hiểu về đề thi, về quan niệm về các giá trị trong cuộc sống…). Đã có không ít ý kiến trao đổi, thắc mắc, tranh luận về cách hiểu của câu hỏi trong đề thi này. Bởi vì, chỉ đọc qua, ta cũng đã thấy “định hướng” của người ra đề và trong đáp án (do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố) cũng nói rõ: “Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội”. Vấn đề mà các bạn băn khoăn (về hai từ thành tích, thành tựu ở đây) là điều hoàn toàn có thể thông cảm. Vì qua định hướng đó, rất có thể có người suy luận: Thành tích không phải là điều hay, chỉ có thành tựu mới có giá trị, đáng để theo đuổi.Thành tích và thành tựu là hai từ Hán Việt (thành: xong, trọn vẹn, dựng nên; tích: công sức, công lao; tựu: tới, đạt tới). Trong cách dùng hiện tại của tiếng Việt, thành tích là “kết quả tốt đẹp do nỗ lực mà đạt được” (Ví dụ: Học kì vừa rồi, do cố gắng, trường ta đã đạt được nhiều thành tích; Có hai thành tích đáng ghi nhận); thành tựu là “kết quả đạt được hết sức có ý nghĩa, sau một quá trình hoạt động thành công” (Ví dụ: Thành tựu khoa học của ông đã được ứng dụng rộng rãi; Trong lĩnh vực này, chúng ta có quá ít thành tựu). Như vậy, cả thành tích và thành tựu đều nằm trong trường nghĩa tích cực, chỉ một kết quả tốt đẹp nào đó. Việc phấn đấu để đạt được thành tích và thành tựu đều khó khăn và đều đáng cổ vũ, trân trọng. Tuy nhiên, xét về mức độ thì thành tựu được xếp ở bậc cao hơn. Cũng bởi, vươn tới thành tựu không phải dễ dàng. Mọi kết quả tốt đều có thể được gọi là thành tích. Nhưng để “liệt hạng” để xếp vào thành tựu thì nhiều thành tích phải dừng lại ở một ngưỡng nào đó chứ chưa thể coi đó là thành tựu được. Về phương diện sử dụng, thành tích thường mang sắc thái trung hoà, thành tựu mang ý nghĩa đánh giá (theo một thang giá trị). Cũng chính vì vậy, trong giao tiếp nói chung, tần số xuất hiện của từ thành tựu ít hơn nhiều so với từ thành tích.Dụng ý của đề thì là để học sinh xác định một quan niệm, một thái độ đúng trong việc phấn đấu đạt tới kết quả sao cho thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống. Các giá trị thực không phải là kết quả của những ai có tư tưởng cơ hội, nôn nóng vội vàng trong công việc. Đó là lối sống kiểu “ăn xổi”, vì bệnh thành tích chứ không hướng tới thành tích thực sự (được cộng đồng thừa nhận). Tuy nhiên, việc hai từ “thành tích” và “thành tựu” đặt trong hai vế phản đề như vậy vô hình trung đã “làm giảm” các nét nghĩa tích cực của “thành tích”. Người chân chính đâu chỉ có hướng tới thành tựu? Họ cũng phải phấn đấu để đạt được thành tích chứ. Và dù đích cuối cùng là thành tựu thì trước hết, ta vẫn phải có thành tích. Bây giờ ra phố, ta dễ dàng nhận ra tổ hợp “Thi đua lập thành tích chào mừng…” trong rất nhiều biểu ngữ đang ở ngoài đường hay các nhà trường, công sở…Có lẽ người ra đề đã thay đổi đôi chút từ ngữ để tránh bị lặp (một yêu cầu cần thiết trong diễn đạt). Người ta hoàn toàn có thể viết: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tích”. Rõ ràng, lặp như vậy đọc nghe không hay lắm. Nhưng việc hoán vị có chủ ý hai từ “thành tích” và “thành tựu” đã gây lúng túng cho nhiều học sinh chưa quen với dạng đề thi có câu hỏi mở như vậy, đặc biệt là rất khó đối với những học sinh năng lực còn non, khả năng suy luận kém. Họ sẽ bị “mắc kẹt” vào mớ bòng bong rắc rối ngôn từ. Âu cũng là một việc cần rút kinh nghiệm. Từ ngữ trong cuộc sống có thể được dùng uyển chuyển, sao cho phù hợp, đúng phong cách. Nhưng từ ngữ trong các đề thi thì cần phải chính xác, thậm chí chính xác tuyệt đối.