gocnhintangphat.com.net – Tapdance – môn nghệ thuật từng gây sốt trong giới trẻ phương Tây những năm trước đây đang bắt đầu “nóng” tại Việt Nam. Đây là môn nghệ thuật độc đáo, vui nhộn nhưng rất đặc thù nên không phải ai cũng đến được với nó.
Đang xem: Nhảy tap dance là gì, nhảy tapdance bắt Đầu nóng Ở việt nam
Để giữ nguyên được “đội hình” và được biết đến như hôm nay, những chàng trai của nhóm The First Tapdance (nhóm tapdance duy nhất tại Việt Nam) đã trải qua không biết bao nhiêu khổ luyện và cả những lần đấu tranh tư tưởng. Tapdance là gì?Tapdance có thể hiểu là một môn khiêu vũ thể thao (Dance Sport) có sự kết hợp giữa hình thể và âm thanh. Tuy nhiên, sự khác biệt với các môn khiêu vũ khác là tiếng động được phát ra từ đôi chân. Tiếng động của tapdance xuất phát từ các động tác đập xuống sàn nhà bằng mũi, đế giày đóng bằng sắt của các vũ công. Giày để nhảy tapdance là một loại giày rất đặc biệt, được làm bằng loại da mềm. Mũi và đế giày được gắn 2 miếng inox hoặc nhôm tổng hợp gọi là cá (tiếng Anh gọi là Tap). Hai miếng cá này sẽ được vít chặt vào đáy giày bằng loại đinh vít chuyên dụng. Ở phương Tây, lịch sử ghi nhận điệu nhảy này bắt nguồn từ các tập tục diễn xướng mang tính nghi lễ của các thổ dân châu Phi. Sau này, đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, những người nô lệ châu Phi lại sử dụng điệu nhảy này như một thứ ngôn ngữ thay cho tiếng trống và nhạc cụ để liên lạc hay ra hiệu cho nhau. Đến khoảng giữa thế kỷ 19, ở Mỹ và khu vực Bắc Phi, tiếng động này đã phát triển thành tapdance và phổ biến trên toàn thế giới cho đến ngày nay. Hiện nay, tuy không trở thành một phong trào sôi nổi như hiphop, breakdance… xong tapdance vẫn được rất nhiều người trên thế giới đam mê và trở thành một môn nghệ thuật được đào tạo bài bản. Nhìn chung các điệutapdance ở Việt Nam, Mỹ hay ở các nước phương Tây đều khá giống nhau do đều theo một điệu thống nhất.Cả nhóm đang ghép nhạc để tạo nên một điệu nhảy bài bản trước khi chính thức biểu diễn…(Ảnh: H.T.L)“Biểu diễn” nhạc bằng chân và giàyAnh Nguyễn Tất Long, một tapdancer khá có tiếng ở Việt Nam hiện nay cho biết: “Kỹ thuật của tapdance rất khó. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và để có được những động tác điêu luyện, tapdancer phải trải qua nhiều bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Mỗi bài tập như thế có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng tùy thuộc vào năng khiếu và sự khổ luyện của người tập. Tuy nhiên, mỗi bài nhảy đều phải đảm bảo được hai yếu tố: nhìn và nghe. Khán giả không chỉ nhìn thấy người nhảy biểu diễn các vũ điệu mà còn nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ những vũ điệu ấy”. Trên thế giới, tapdance được chia ra nhiều thể loại, trường phái tương ứng với từng loại sân khấu biểu diễn hoặc âm nhạc đi kèm. Mặc dù khi mới tập, các vũ điệu, động tác đều hoàn toàn tập chay. Mỗi người sau khi được xem một động tác biểu diễn qua đĩa DVD hoặc qua clip sẽ tự hình dung rồi tập một mình. Đến khi cảm thấy đã thuần thục mới ghép nhóm để tập cho đồng đều. Và khi đã tập hết các động tác, cả nhóm cảm thấy có thể ghép nhạc để tạo nên một điệu nhảy bài bản thì lúc đó âm nhạc mới được sử dụng như một thứ “gia vị” để bài biểu diễn thêm hoàn hảo.
Xem thêm: Khái Niệm Chất Liệu Mdf Là Gì ? Có Bền Không? Bảng Giá Gỗ Mdf Các Loại 2020
Xem thêm: Xây Dựng Thương Hiệu Từ Văn Hóa Doanh Nghiệp, Bài Học Thành Công Từ Zappos Là Gì
Trong các trường phái tapdance, tapjazz (nhảy theo phong cách nhạc jazz) có vẻ như dễ biểu diễn nhất. Còn đối với trường phái Irisk dancing, nhảy theo phong cách châu Âu với những động tác thể hiện sự quý phái của tầng lớp quý tộc, chỉ nhảy bằng đôi chân mà hầu như không vận động tay là khó nhất. Trường phái này được nhảy trên nền nhạc dân gian như của Ireland, Nga, hoặc flamenco của Tây Ban Nha… Nhưng khi vào Việt Nam, các tapdancer Việt Nam đã biến tấu hoặc thuần Việt bằng cách “quyện” các điệu nhảy hiện đại vào âm nhạc truyền thống. Bởi thế, các bài tapdance của Việt Nam rất hiện đại nhưng cũng rất gần gũi, thân quen.Thành viên The First Tap Dance là nhóm duy nhất đi tiên phong trong việc trình diễn tapdance tại Hà Nội.Chân dung các tapdancer Việt NamTapdance có mặt tại Việt Nam từ năm 2000 do một số vũ công nước ngoài mang đến. Theo anh Tất Long, người Việt đầu tiên tiếp cận với tapdance và truyền lại cho anh chính là anh Phúc Dĩ – một diễn viên múa. Hiện ở Hà Nội chỉ có “The First Tapdance” là nhóm duy nhất đi tiên phong trong việc trình diễn tapdance tại Hà Nội. Mới đầu, khi được xem biểu diễn, rất nhiều người theo học nhưng chỉ được vài buổi là họ bỏ ngay vì không theo nổi. Mang tiếng là nhóm nhưng chỉ có 6 thành viên, người nhiều tuổi nhất là Tuấn Đức sinh năm 1978 – là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và người ít tuổi nhất sinh năm 1986. Tuy nhiên, người đam mê và gắn bó với tapdance lâu nhất lại là Nguyễn Tất Long, sinh 1979 vốn là họa sĩ. Hàng ngày, mỗi người đều có những công việc khác nhau nhưng cứ sau giờ tan sở là họ lại về các nơi tập quen thuộc như: vườn hoa Con cóc, Cung văn hoá Lao động và hội trường Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội để tập. Bình thường mỗi ngày chỉ tập 2 tiếng, nhưng khi có khách đặt hàng để phục vụ cho các sự kiện, họ có thể tập đến tận khuya. Dù chỉ mới thành lập nhóm được mấy năm nhưng họ đã từng tham gia biểu diễn cho các sự kiện lớn như: Trí tuệ Việt Nam, Đối thoại 07, Hành trình văn hóa, Bệ phóng tài năng…Là nhân viên của nhà hát nhạc nhẹ TW, trong một lần vào mạng xem chương trình Hành trình văn hóa của VTV có tiết mục biểu diễn tapdance của anh Nguyễn Tất Long, Hoàng Minh Trung thấy môn nghệ thuật cuốn hút lạ lùng. Thế là ngay hôm sau, Trung tìm bằng được nơi tập luyện của nhóm tapdance và xin được gia nhập. Từ đó đến nay, Trung đã gắn bó với tapdance được 3 năm và hầu như ngày nào Trung cũng “ăn ngủ” với tapdance. Trung kể: “Mới đầu làm quen với tapdance khổ vô cùng. Khớp chân bình thường rất cứng, nhưng tập tapdance đòi hỏi khớp chân phải dẻo để thực hiện các động tác nhanh theo nhịp nên ngoài thời gian tập với nhóm, tối về hoặc sáng ngủ dậy tôi phải tập thêm rất nhiều. Đã có ý định bỏ tập mấy lần nhưng cuối cùng không được vì thấy ngứa ngáy tay chân ghê gớm…”. Ai muốn theo đuổi tapdance, ngoài đam mê, năng khiếu, đòi hỏi phải có một sức khỏe thật tốt. Ở Việt Nam, dù nhóm đã cố gắng đưa môn nghệ thuật này trở thành phong trào nhưng vẫn chưa thực sự thành công. Điều này có thể là do cách thưởng thức nghệ thuật ở Việt Nam khác với nước ngoài. Bên cạnh đó, tapdance cũng rất kén sân khấu. Để biểu diễn được tapdance phải có sàn gỗ và hệ thống âm thanh cực tốt.Hà Tùng LongBáo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất