Đang xem: Nghĩa của từ tả khuynh là gì, bệnh Ấu trĩ tả khuynh” trong phong trào cộng sản
Nhập từ khóa…
Xem thêm: Thanh Khống Là Gì ? Thế Giới Yêu Thương Trị
Xem thêm: Thông Tư Chuẩn Chương Trình Đào Tạo Là Gì, Khái Niệm Về Chương Trình Đào Tạo
Qui luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại của phép biện chứng duy vật trong quản lý tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng công trình giao thông
Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng. Khi chất mới ra đời thì phải biết xác định quy mô tốc độ phát triển mới về lượng cho phù hợp, không được thoả mãn dừng lại. Phải chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là quan điểm coi thường tích luỹ về lượng. Còn hữu khuynh là khi lượng thay đổi đã chín muồi cần phải có sự thay đổi về chất lại không dám thực hiện bước thay đổi về chất. Cả hai quan điểm đó đều là quan điểm sai lầm. Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể gán ghép một cách tuỳ tiện, đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Ý nghĩa phương pháp luận – Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi về chất. – Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ, quy mô lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ, quy mô phát triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại. – Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận tích luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là thì ngược lại khi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất. Vận dụng qui luật trên nói về quản lý tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng công trình giao thông Tiêu chí để đánh giá một dự án thành công hay không đó chính là hiệu quả kinh tế mà dự án đó mang lại, chất lượng dự án, tiến độ thực hiện dự án,…Đa phần, các công trình xây dựng ở Việt Nam đều chậm tiến độ bàn giao và điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến lợi ích các bên liên quan. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Tốc độ, quy mô phát triển về lượng chậm, chưa thích hợp, dẫn đến không hình thành nên chất mới. Quá trình triển khai thực hiện một công trình gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện đều chậm, dẫn đến công trình bị chậm tiến độ do nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan của con người như thể chế chính sách (sự trông chờ, ỷ lại), sự vào cuộc không đồng bộ của các cơ quan trung ương và địa phương, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng … Ta thấy rằng yếu tố con người ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề chậm trễ và làm vượt chi phí ở các dự án đầu tư xây dựng do kéo dài thời gian thực hiện (vượt tổng mức đầu tư xây dựng dự án so với ban đầu). Hoặc có những dự án vì chạy theo thành tích (tiến độ) để chào mừng một sự kiện gì đó mà bỏ qua chất lượng thi công, đốt cháy giai đoạn, công trình sau khi thi công xong mới đưa vào khai thác sử dụng đã bị xuống cấp trầm trọng phải sửa chữa khắc phục, gây bức xúc dư luận xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì không có sự biến đổi về chất. Quá trình triển khai thực một công trình đòi hỏi phải có thời gian, có kế hoạch cụ thể để thực hiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi kết thúc đưa công trình vào khai thác sử dụng. Phân tích ở một số khía cạnh tổ chức thực hiện dự án ta có thể thấy rằng: – Khâu chuẩn bị đầu tư: Thất thoát, lãng phí khi xác định chủ trương đầu tư điển hình như xác định sai chủ trương đầu tư, dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém dẫn đến thất thoát, lãng phí… Như vậy, sai lầm trong chủ trương đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát nhất, cả về lãng phí trực tiếp và lãng phí về gián tiếp. Đây có thể là do có một số công trình đan xen lẫn vào lợi ích cá nhân, xác định chủ trương đầu tư nóng vội, chưa lấy ý kiến tập thể, quần chúng nhân dân, không tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học dẫn đến việc đầu tư không đúng mục đích, gây lãng phí. – Khâu khảo sát, thiết kế: Khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến việc phải khảo sát lại hoặc phải phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế, kéo theo là làm thay đổi dự toán… gây lãng phí thời gian, tiền của của dự án; thiết kế không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ gây lún, nứt phải phá đi làm lại; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình (sử dụng vật liệu quá đắt tiền cho công trình cấp thấp); việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán không chặt chẽ gây lãng phí vật liệu xây dựng,… Đây là yếu tố chủ quan của con người (tổ chức tư vấn thiết kế), chưa tích luỹ đầy đủ kinh nghiệm, chưa hội đủ các yếu tố, các thông số đầu vào của dự án để thiết kế đảm bảo chất lượng của hồ sơ tốt nhất. – Khâu đền bù, giải phóng mặt bằng: Đền bù không thoả đáng, không đúng đối tượng; chi trả tiền đền bù không theo định mức, khung giá Nhà nước và địa phương ban hành; khai khống diện tích, khối lượng tài sản được đền bù; làm giả hồ sơ đền bù… từ đó làm tăng thêm vốn đầu tư xây dựng công trình và chính việc đền bù không thoả đáng, hợp lý, không tuân theo quy định làm cho việc bàn giao mặt bằng xây dựng không đúng thời hạn quy định, dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình, gây lãng phí, thất thoát vốn. Đây là yếu tố chủ quan của tổ chức cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ quyền hạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiều cơ quan bè phái, hách dịch, không tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân nhân, làm theo ý kiến chủ quan của mình, trong chờ ỷ lại, không năng động, sáng tạo. – Khâu triển khai và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm: Bố trí danh mục các dự án đầu tư quá phân tán, dàn trải, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt làm kéo dài thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng, không phát huy hiệu quả đầu tư . – Khâu thi công xây lắp công trình: Thi công không đảm bảo khối lượng theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại; sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng; khai khống khối lượng; ăn bớt vật liệu trong quá trình thi công, chất lượng công trình không đảm bảo…Có những dự án vì chạy theo thành tích mà bỏ qua chất lượng thi công, đốt cháy giai đoạn, công trình sau khi thi công xong mới đưa vào khai thác sử dụng đã bị xuống cấp phải sửa chữa khắc phục, gây bức xúc dư luận xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân. Vì vậy, các công trình xây dựng không được chạy theo tiến độ mà bỏ ngỏ chất lượng, không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ công trình. Đây là mối quan hệ biện chứng rõ ràng nhất giữa lượng và chất. Mọi công trình xây dựng đều thể hiện rõ qua biểu tiến độ thi công xây dựng, hạng mục nào làm trước, hạng mục nào làm sau, sự phối hợp thi công đồng bộ giữa các công đoạn trong thi công xây dựng, khi tất cả các hạng mục của công trình hoàn thành tức là một công trình đã gần hoàn thành đưa vào sử dụng (là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp gọi là đường nút). Như vậy, qua phân tích một số khía cạnh tổ chức thực hiện dự án như nêu trên cho thấy thất thoát, lãng phí không chỉ do nguyên nhân khách quan như cơ chế chính sách về quản lý đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng hay do đặc điểm, tính chất của sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí hậu nên việc thi công phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chất lượng và giá cả sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên… mà còn có nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất thoát, lãng phí là từ những người giữ vai trò quản lý, thực thi và giám sát trong bộ máy nhà nước. Theo Giáo sư Nguyễn Trường Tiến (Hội Khoa học – Kỹ thuật xây dựng) thì lỗi sai phạm của Chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án chiếm khoảng gần 60%, trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị trên 30% và do các nhà quản lý tư vấn là hơn 10%. Bởi vậy, việc làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và thực hiện các giai đoạn của dự án đầu tư đặc biệt là trách nhiệm của cá nhân những người đứng đầu: Chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư, các nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, giám sát, các nhà thầu cung cấp trang thiết bị, các cơ quan tổ chức thực hiện chi đền bù giải phóng mặt bằng,… là hết sức cần thiết để có thể đưa ra kiến nghị xử lý phù hợp và triệt để nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thất thoát và lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng. Để nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông, quản lý dự án đầu tư xây dựng phải khoa học, logic. Nó có tính quyết định thành bại đối với một dự án (nếu quản lý tốt, đầu vào tốt thì công trình khai thác có hiệu quả kinh tế và xã hội; quản lý kém, nóng vội, chủ quan … thì sản phẩm đầu ra chất lượng kém, hiệu quả thấp), công trình có hiệu quả, khả thi góp phần đáng kể cho sự phát triển đất nước, an sinh xã hội. Qua các phân tích như nêu trên, ta thấy việc lập kế hoạch tiến độ khi thực hiện dự án để từ đó quản lý chất lượng tiến độ dự án đầu tư xây dựng là vô cùng quan trọng. Dự án đầu tư xây dựng công trình đạt được hiệu quả cao, chúng ta không thể không quan tâm đến nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong suốt quá trình triển khai chúng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc lập, thực hiện tiến độ thi công và giải pháp bảo đảm chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình; hai nội dung đó tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau để dự án đạt được hiệu quả, chất lượng cao hay thấp. Để nâng cao chất lượng, tiến độ công trình đạt yêu cầu thì tiến độ luôn phải đi đôi với chất lượng, mục tiêu đặt ra của việc đầu tư xây dựng công trình giao thông là chất lượng và tiến độ. Xét về tiến độ, một công trình giao thông nếu làm đúng tiến độ, vượt tiến độ thì lợi ích kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, tiến độ luôn phải đi đôi với chất lượng. Nếu tiến độ vượt mà chất lượng không đảm bảo thì thà đảm bảo chất lượng còn tốt hơn. Để vừa bảo đảm được cả tiến độ và chất lượng thì phải siết chặt từ khâu thiết kế, thi công, quản lý và khai thác. Công trình đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội thì việc lập kế hoạch tiến độ khi thực hiện dự án để từ đó quản lý chất lượng tiến độ dự án đầu tư xây dựng là vô cùng quan trọng. Chúng ta làm tốt việc này thì một công trình sau khi đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sẽ phát huy hiệu quả./. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học. Nhà xuất bản lý luận chính trị – Hà Nội 2007. 2. Tạp chí khoa học thủy lợi và môi trường số 41 (6/2013).