Bạn đã bao giờ chơi game mà bị giật lag trong khi FPS và hiệu suất vẫn ở mức tốt không? Nó có thể xuất hiện theo nhiều cách, và benchmark thì không phải lúc nào cũng cho thấy tất cả. Ví dụ như khi thử tựa game The Crew 2, tựa game khóa FPS tối đa ở mức 60, chắc chắn sẽ xuất hiện các khung hình ngắn, không đều – thường được gọi là microstutter.

Đang xem: Nghĩa của từ stutter là gì, nghĩa của từ stutter trong tiếng việt

Đầu tiên, các bạn nên biết rằng microstutter không giống như stutter (thường liên quan đến FPS thấp), hoặc trong một số trường hợp là giảm hiệu suất đáng kể khi game tải các nội dung mới (Kingdom Come: Deliverance bị stutter nặng khi mới khởi động, phần lớn là do tải các cấu trúc và mô hình mới cho một môi trường phức tạp). Microstutter thì rất khó phát hiện và thường khó đo lường một cách khách quan.

Blur Buster cung cấp một trang web tuyệt vời giúp bạn thấy tận mắt microstutter trông như thế nào. Nếu chuyển đổi qua lại giữa ‘smooth’ (mượt) và ‘microstutter’, bạn sẽ thấy rõ ngay lập tức cái nào tốt hơn – trang web cũng hỗ trợ màn hình với độ làm tươi cao. Microstutter thường xuyên xảy ra khi tỷ lệ khung hình mới không hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ làm tươi của màn hình và vsync (đồng bộ dọc) bị tắt.

Có một lý do khác gây ra microstutter, như driver và/hoặc sử dụng nhiều GPU. Tuy nhiên, ngày nay thì SLI và CrossFire đều không nhận được nhiều hỗ trợ như trước, nên bài viết này sẽ tập trung vào những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay: vsync và FPS cap (tạm dịch: giới hạn FPS).

*

Với một chiếc màn hình máy tính 60Hz, màn hình sẽ cập nhật mỗi 1/60 giây, và một khung hình mới có thể xuất hiện kịp hoặc không. Nếu không kịp, màn hình sẽ hiển thị khung hình y chang cái trước, cho bạn 30FPS, hoặc nếu có một khung hình mới thì bạn có 60FPS. Microstutter xảy ra khi tốc độ khung hình dao động vừa đủ để bạn có trung bình 60FPS, nhưng một số khung hình thì tới hơi nhanh và số khác thì tới hơi trễ, hay nói ngắn gọn hơn là tốc độ khung hình chỉ bị sai lệch một chút.

Đó là lý do tại sao game thủ thường thích FPS cap cao hơn. Nếu engine đặt ở mức 60FPS cap, nó sẽ cố có một khung hình mới sẵn sàng mỗi 1/60 giây, và thông thường các phần khác của engine ‘chậm lại’ để các khung hình không hiển thị quá sớm, netcode và yếu tố vật lý không bị lẫn lộn, v.v. Tuy nhiên, nếu có một chút dao động bất thường trong engine – một texture (cấu trúc) mới cần được tải, hay một mô hình mới, hay có thể chỉ là một số thao tác nền khác – bạn có thể nhận được khung hình bị trễ 0.001 giây.

Tùy thuộc vào game mà vấn đề này có xảy ra thường xuyên hay không, và một số người cuối cùng vẫn thích mức 30FPS ổn định hơn là 60FPS mà lại bị microstutter. Cả hai điều đó đều có thể xảy ra, thậm chí là trên các PC mạnh.

*

Cách sửa microstutter

Một cách để loại bỏ microstutter là tắt vsync, nhưng đó cũng là một nhược điểm. Khi mà một khung hình đã được chuẩn bị sẵn sàng từ engine, nó sẽ hiển thị trên màn hình. Vấn đề bây giờ là điều này sẽ dẫn đến ‘tear’ – các khung hình tiếp theo xuất hiện giữa một lần cập nhật màn hình. Nếu có quá nhiều sự di chuyển và hành động, bạn sẽ thấy một đường rất rõ ngang màn hình, và nếu game đang chạy ở mức 60FPS trên màn hình 60Hz thì tear có thể ở nguyên cùng một chỗ trên màn hình của bạn trong thời gian dài.

Xem thêm: Tooth Decay Là Gì – Nghĩa Của Từ Tooth Decay Trong Tiếng Việt

Điều này được thấy rất rõ trong The Crew 2, và nó xảy ra ở hầu như mọi game có giới hạn tối đa 60FPS được tích hợp sẵn vào trong engine.

Bạn không thể làm được gì nhiều đối với những game có FPS cap, đặc biệt là khi nó có liên kết với các yếu tố vật lý, AI, netcode, hay các yếu tố khác. Bạn có thể thử giảm cài đặt chất lượng xuống, với hy vọng sẽ giảm được vấn đề stutter hay sụt FPS, nhưng thậm chí cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Hướng dẫn tăng FPS trên Windows 10

Nên sau đây là cách hiệu quả nhất để sửa microstutter dễ dàng: một màn hình có công nghệ VRR (variable refresh rate)

Nvidia và AMD đã nhận ra vấn đề về microstutter, và giải pháp là một phần cứng có thể đồng bộ tốc độ làm tươi màn hình với game thay vì ngược lại. Công nghệ G-Sync của Nvidia và FreeSync của AMD cũng hoạt động tương tự. Khi một khung hình được hoàn tất bởi GPU, thay vì đợi lần làm mới màn hình tiếp theo xuất hiện, GPU sẽ gửi khung hình mới và gửi đi một tín hiệu cho màn hình nói rằng “làm mới ngay bây giờ.” Những chiếc màn hình tốt nhất như vậy có nhiều mức độ làm tươi, từ 40 đến 144Hz, có thể loại bỏ đi microstutter.

*

Nếu bạn không muốn chỉnh cài đặt xuống, tắt vsync hay mua một chiếc màn hình G-Sync hay FreeSync, vẫn còn một số cách khác để giảm microstutter. Cập nhật lên driver đồ họa mới nhất có thể giải quyết được vấn đề (hoặc trong một số trường hợp thì bạn có thể phải trở về driver cũ hơn), tuy nhiên cách này còn tùy thuộc từng game. Nhưng AMD và Nvidia đã liên tục điều chỉnh driver trong nhiều năm và thường thì nó không phải là nguyên nhân gốc.

Một cách khác là đóng tất cả các tác vụ chạy nền, bao gồm trình duyệt, Discord, FRAPS, và bất cứ tiện ích nào khác. Dọn dẹp tất cả càng sạch càng tốt và xem vấn đề còn không. Nếu không còn, bạn có thể bật lại từng tác vụ nền và xem cái nào là thủ phạm.

Cách cuối cùng là, như đã được nhắc ở trên, áp đặt một giới hạn FPS (FPS cap). Nếu một game không thể chạy tốt ở 60FPS, hãy thử giảm xuống còn 30FPS. Hoặc nếu bạn có màn hình 144Hz, hãy dùng ½ hoặc ⅓ tốc độ làm tươi màn hình. Một số game có giới hạn FPS trong cài đặt; nếu không, bạn có thể sử dụng MSI Afterburner với Rivatuner, Radeon của AMD hoặc một số tiện ích khác. Tốt nhất là bạn nên đặt giới hạn hơi cao hơn tốc độ làm tươi của màn hình một chút (như 72FPS trên màn hình 60Hz) và sau đó bật vsync, nhưng nếu một game có giới hạn FPS được tích hợp sẵn bằng hoặc thấp hơn tốc độ làm tươi màn hình của bạn, bạn sẽ cần phải xuống thấp hơn. Các ý kiến về việc liệu 30FPS mượt có tốt hơn 60FPS với microstutter đều khác nhau, nên bạn cứ tự thử và xem thế nào.

30fps vs 60fps: mắt bạn nhìn được bao nhiêu khung hình một giây?

Suy cho cùng thì không có giải pháp nào bảo đảm loại bỏ được mọi nguyên nhân gây ra microstutter. Một số thì dựa vào quyết định của nhà phát triển game, đôi khi là do driver, và đôi khi là do tính chất đa nhiệm của các hệ điều hành và biến động trong các môi trường game.

Xem thêm: Wth Là Gì ? Đây Là Từ Viết Tắt Của Từ Nào

*

Phần cứng như G-Sync và FreeSync có thể là một phần của giải pháp, và bạn có thể thử các card đồ họa và bộ xử lý nhanh hơn, nhiều bộ nhớ hơn, v.v., nhưng tiêu tiền để xử lý vấn đề cũng chỉ tới được một mức nào đó thôi. Trong những trường hợp xảy ra microstutter, những phương pháp ở trên có thể giúp bạn dò ra cốt lõi vấn đề và xử lý nó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *