Có một vật liệu cơ bản không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhà cửa, chung cư,…đó chính là Sơn. Sơn là gì? Tác dụng của Sơn là gì? Trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Đang xem: Sơn là gì, sơn lót là gì

1. Sơn là gì?

Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó có chứa chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục. Có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp này được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm.

Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú và đa dạng. Sơn có khả năng che phủ, bám dính được nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế, sản phẩm sơn được sử dụng rất rộng rãi.

*

2. Thành phần cơ bản của Sơn:

Trong Sơn, bao gồm những thành phần sau:

– Chất kết dính (chất tạo màng): là chất kết dính cho tất cả các bột màu, tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất.– Bột màu/bột độn: bột độn được sử dụng nhằm cải thiện một số tính chất sản phẩm như tính chất màng sơn, khả năng thi công, kiểm soát độ lắng,…Còn bột màu thường ở dạng bột, có chức năng tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn.Có 2 loại màu cơ bản:+ Màu vô cơ (màu tự nhiên): tone màu thường xỉn, tối, có độ che phủ cao, bền màu.+ Màu hữu cơ (màu tổng hợp): tone màu thường tươi (sáng), cho độ che phủ thấp, bền màu cũng thấp hơn màu tự nhiên.– Phụ gia: chất này chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng lại làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất màng.– Dung môi: là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn.

3. Tác dụng của sơn:

– Bảo vệ:

Chính vì khả năng kết dính, bám lâu trên bề mặt được sơn nên nó giống như một lớp áo choàng ngoài. Với mục đích bảo vệ nơi mà bạn sơn lên.

– Chống ẩm mốc

– Trang trí:

Không chỉ có tác dụng bảo vệ, chống ẩm, mốc, sơn còn có tác dụng trang trí. Với màu sắc đa dạng, sơn sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn nổi bật, bắt mắt người nhìn. Cái này còn tùy vào sự lựa chọn màu và cách pha trộn giữa các màu sơn với nhau của từng người.

– Tính thẩm mỹ cao:

Bạn hoàn toàn có thể pha trộn các loại sơn với màu sắc khác nhau để tạo nên những bức tranh nhiều màu sắc. Từ đó tạo nên cá tính riêng biệt, đậm dấu ấn cá nhân của bản thân.

– Một số loại sơn, được ứng dụng cao còn có tác dụng: chống nóng, chịu nhiệt, chống rỉ, chống thấm,…

*

*

4. Người ta sản xuất sơn như thế nào?

Dưới đây là sơ đồ công nghệ sản xuất sơn:

– Pre-mix: đây là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều. Giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Phân Biệt Số Thẻ Là Gì – Phân Biệt Số Thẻ Atm Và Số Tài Khoản

– Nghiền: đây là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.

– Letdown: là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.

– Lọc: là quá trình loại bỏ các tạp chất.

5. Sơ đồ sơn cơ bản:

Bước 1: xử lý bề mặtBước 2: Sơn 1 lớp sơn lótBước 3: Sơn 2 lớp sơn phủ.

Việc có được một ngôi nhà vừa đẹp mắt, lại bền lâu thì công việc thi công sơn là giai đoạn quan trọng. Cần tuân thủ đúng sơ đồ sơn cơ bản, không nên tiết kiệm chi phí mà bỏ qua bước cơ bản nào. Bởi nếu làm đủ các bước cơ bản trong quá trình sơn thì công trình của bạn mới có tuổi thọ cao.

*

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ:

– Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng.– Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn).– Qúa trình tiến hành sơn.– Chất lượng của sản phẩm sơn.

Nếu không cẩn thận, tỉ mỉ thì bất cứ yếu tố nào trên này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của lớp sơn phủ cho công trình.

Xem thêm: Chồng Lâm Vỹ Dạ Tên Là Gì – Tiểu Sử Diễn Viên Lâm Vỹ Dạ

*

Với những đặc tính của mình, Sơn là loại vật liệu được áp dụng rổng rãi trên cả nước. Chắc chắn chẳng có công trình nào có thể thiếu được Sơn. Từ sơn nội thất cao cấp, ngoại thất cao cấp và cả sơn lót chống kiềm, sơn Rego có đầy đủ để đáp ứng mong muốn của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *