*

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay đề cập đến trong buổi cuộc phỏng vấn, nếu bạn là thí sinh dự thi, bạn sẽ ứng xử ra sao. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp đó. Tập trung vào thế mạnh Hãy trình bày những kỹ năng và sở trường đặc biệt của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên phác thảo chúng trước ở nhà. Thiết lập một danh sách và chia thành ba hạng mục như sau: Khả năng kiến thức: Đề cập đến quá trình học tập, các bằng cấp cũng như kinh nghiệm làm việc bạn có. Ví dụ: kỹ năng vi tính, ngôn ngữ, kỹ thuật… Khả năng học hỏi: Nhắc tới những kỹ năng bạn học được khi đảm nhiệm những công việc trước đây, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề… Đặc điểm bản thân: Đó là những phẩm chất của riêng bạn, như là: độc lập, linh hoạt, thân thiện, chăm chỉ, quy củ, đúng giờ và có thể làm việc theo nhóm… Khi bạn hoàn thành danh sách này, hãy lựa chọn 3 trong số 5 thế mạnh phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Đảm bảo bạn có thể đưa ra những ví dụ cụ thể để minh họa rõ những sở trường sẽ được phát huy trong nay mai. Nói qua về điểm yếu Dường như đây là câu hỏi “khoai” nhất trong phần phỏng vấn. Mọi người ai cũng có điểm yếu nhưng hầu hết đều không muốn chấp nhận nó, thậm chí là trong buổi phỏng vấn tuyển dụng đi chăng nữa. Cách tốt nhất để vượt qua câu hỏi này đó là giảm điểm yếu tới mức tối thiểu và nhấn mạnh vào mặt tích cực của nó. Chọn ra một sở đoản cũng như phương án giải quyết nó.

Đang xem: Sở trường là gì, sở Đoản là gì? nên trả lời câu hỏi này như thế nào?

Xem thêm: Top 8 Bài Nghị Luận Về Bệnh Vô Cảm Là Gì ? Định Nghĩa, Khái Niệm

Xem thêm: Sonata Là Gì – Tìm Hiểu Về Hình Thức Âm Nhạc Cổ Điển Sonata

Tránh xa những khía cạnh cá nhân mà tập trung vào các đặc điểm chuyên môn. Ví dụ: “Tôi tự hào mình là một người có ngoại hình ưa nhìn. Tuy phải nói thật rằng, đôi khi tôi hay quên những chi tiết nhỏ, nhưng chắc chắn điểm yếu này sẽ được “lấp đầy” bởi một ai đó tỉ mỉ và cẩn thận trong nhóm làm việc”. Viết câu trả lời ra giấy: Hãy viết câu trả lời ra giấy từ trước và luyện tập sao cho thật tự tin. Ví dụ: “Sở trường của tôi là linh hoạt đối mặt với những thay đổi. Trước đây vốn là một nhà quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng, tôi đã đảm nhiệm tốt công việc dù môi trường làm việc khó khăn đến thế nào, thêm vào đó, tôi còn phát triển được một đội ngũ hậu cầu chuyên nghiệp. Nói về sở đoản, tôi cảm thấy kỹ năng quả lý của mình có cơ hội được nâng cao hơn nữa, và tôi đang cố gắng cải thiện kỹ năng ấy”. Sau khi nắm rõ câu trả lời của mình, nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những khả năng thích hợp của bạn cho công việc. Một câu trả lời đơn giản và thiếu tính thuyết phục không giúp bạn có được vị trí mong muốn. Việc tập trung trả lời cho sở trường là điều cần thiết. Tiếp đó, hãy để nhà tuyển dụng hiểu rằng tuy bạn không hoàn hảo nhưng bạn vẫn có thể cải thiện những thiếu sót của mình và trên tất cả là đảm nhiệm tốt công việc được giao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *