MACD là chỉ báo thay đổi quan điểm của tôi trong quá trình học giao dịch Forex. Trước đây, khi mới bước chân vào thị trường này, tôi cũng xông xáo tìm đủ thể loại chỉ báo khác nhau để xem. Và thường chỉ cố gắng biết chúng dùng để làm gì, chứ không hề tìm hiểu kỹ lưỡng về cấu tạo, hay tự ngồi ngẫm nghĩ xem tại sao lại có công thức như vậy…
Chính vì không hiểu rõ bản chất của vấn đề, nên tôi thường áp dụng như vẹt, không thể rõ các dấu hiệu mà chỉ báo cung cấp.
Đang xem: Đường macd là gì, cách vẽ & xem Đường macd (cụ thể) cách vẽ & xem Đường macd (cụ thể)
Sau này, khi bắt đầu ngấm những kiến thức học và đọc được, tôi dần thay đổi cách nhìn, cố gắng tìm hiểu sâu hơn ẩn ý đằng sau mỗi chỉ báo đó là gì.
Tất nhiên, mỗi người sẽ có 1 cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, trên vị thế khác nhau, nên các bạn không nhất thiết phải đồng ý với suy nghĩ cũng như làm theo cách tôi đang làm. Bởi rất nhiều trader dù không hiểu bản chất của từng chỉ báo đi chăng nữa nhưng họ vẫn giao dịch thành công và hoàn toàn kiếm được tiền trong forex. Nên tuỳ bạn làm thế nào cũng được!
Nếu đang quan tâm tới MACD thì hãy đọc bài viết sau của gocnhintangphat.com. Tuy nhiên, cũng từ những chia sẻ phía trên tôi sẽ giải thích kỹ 1 số phần, nếu bạn không cảm thấy cần thiết, có thể kéo luôn xuống dưới để xem hướng dẫn cách giao dịch luôn cũng được, bạn nhé.
Nội dung
MACD là gì?Hướng dẫn cách giao dịch với MACD hiệu quả nhất
MACD là gì?
Cái tên nói lên tất cả, MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. MACD cũng là 1 trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra chỉ thông qua cái tên.
Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.
Đây cũng là 2 vấn đề mà bất cứ trader nào cũng quan tâm khi tham gia giao dịch forex.
Xem thêm: Tia Ló Là Gì – Phản Xạ Toàn Phần
Mối quan hệ giữa MACD và EMA
Trước khi đi tìm hiểu kỹ về MACD, gocnhintangphat.com sẽ nói sơ qua về EMA. Do các chỉ báo khác thường dựa trên chu kỳ nhất định nào đó để tính toán ra công thức, nhưng với MACD, EMA là chất liệu chính để cấu tạo ra chúng.
EMA hay đường trung bình hàm mũ, sở dĩ gọi là hàm mũ là dùng để phân biệt với 1 dạng đường trung bình động khác có tên gọi là SMA tức đường trung bình động giản đơn.
Cách tính đường trung bình động khá đơn giản: là trung bình cộng của giá trong 1 chu kỳ nhất định, ví dụ SMA14 sẽ là trung bình giá của 14 phiên cộng lại rồi chia cho 14.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa SMA với EMA chính là ở chỗ EMA mượt hơn. Do dữ liệu dùng để tính toán EMA có thể xem như là triệt tiêu, hay phân rã theo dạng cấp số nhân các dữ liệu thuộc quá khứ, nên lúc này đường EMA sẽ sát với mức giá thực tại nhất.
Lưu ý: chỉ báo MACD sẽ sử dụng EMAvới chu kỳ 26 làm công thức tính toán thay vì SMA.
Nhìn vào trên bạn thấy cả 2 chỉ báo đều cung cấp tín hiệu phân kỳ, nên NZDJPY cũng đã giảm mạnh sau tín hiệu kể trên.
Như vậy, gocnhintangphat.com đã hướng dẫn cho các bạn các cách cơ bản nhất để sử dụng MACD, về cơ bản do công thức của MACD chủ yếu được chiết ra từ đường EMA, nên sẽ có độ trễ, vì lẽ đó hãy luôn đặt cắt lỗ khi giao dịch bạn nhé. Chúc các bạn thành công!