NĂM ĐỨC TIN
Đức tin là gì?
Nếu chúng ta muốn hoàn thành những kế hoạch mà Thiên Chúa dành cho cuộc đời chúng ta, chắc chắn chúng ta phải cần đến đức tin! Đức tin của chúng ta phải mạnh mẽ – và chúng ta không thể đợi đến lúc khẩn thiết mới xây dựng và gia tăng đức tin. Chúng ta phải làm việc ấy ngay hôm nay! Chúng ta sẽ không có được đức tin để chuẩn bị cho tương lai nếu chúng ta không bắt đầu luyện tập và củng cố thêm đức tin của chúng ta ngay từ bây giờ.
Đang xem: Kinh thánh nói gì về Đức tin là gì, Đức tin là gì
Rất nhiều người trong số các bạn có lẽ không cảm thấy mình có được mức độ đức tin mà mình cần, và rất ít người trong chúng ta cảm thấy sẵn sàng “cầu xin lửa từ Trời” trong ngày hôm nay!
Đức tin là gì? Làm thế nào bạn biết được mình có đức tin hay có đủ đức tin? Điều gì gây cản trở đức tin? Làm thế nào bạn tăng cường đức tin của mình? Làm thế nào bạn chắc rằng bạn có được đức tin cho một việc cụ thể nào đó? Làm thế nào bạn củng cố đức tin của mình? Làm thế nào bạn rèn luyện đức tin?
Loạt bài về “Đức Tin” sẽ đưa ra câu trả lời.
Đức tin là gì?
Đức tin không phải là một vấn đề phức tạp. Những hoàn cảnh vốn phức tạp, nhưng bản thân đức tin lại rất đơn giản.Tin chính là biết – biết rằng Thiên Chúa là ai, biết rằng Ngài yêu thương chúng ta và muốn giúp đỡ chúng ta, biết rằng những lời hứa của Ngài là dành cho chính mỗi người chúng ta, biết rằng Ngài đáp trả lời cầu nguyện, biết rằng Ngài sẽ thực hiện cho dù sự hiểu biết ấy trái ngược với những hiểu biết thông thường của chúng ta. Đức tin chính là biết cho dù chúng ta có nhìn thấy gì hoặc nghĩ gì.
Những đứa trẻ có đức tin và chúng chính là mẫu gương tốt về lòng tin. Chúng có lòng tin vào bố mẹ của chúng. Chúng biết nếu chúng khóc, sẽ có ai đó đến; nếu chúng đói, chúng sẽ được cho ăn; nếu chúng cần giúp đỡ, chúng sẽ nhận được sự giúp đỡ. Vì thế, chúng ta nên giống như trẻ thơ, và lòng tin của chúng ta cũng nên giống như lòng tin của trẻ thơ. Chúa Giêsu thường lấy những đứa trẻ làm ví dụ khi giảng dạy, Ngài đã gọi những đứa trẻ đến bên Ngài và bảo những môn đệ của Ngài phải nên giống như chúng, rằng họ nên khiêm tốn và đón nhận tất cả giống như trẻ thơ – tin tưởng, biết chắc và có lòng tin (x. Lc 18,15-17; Mt 18,2-4).
Đức tin thì không giao động hoặc hoài nghi. Nó có thể bị cám dỗ làm như thế, và có thể nó có ý nghĩ làm như thế. Thiên Chúa biết chúng ta không hoàn hảo. Nhưng cuối cùng, đức tin sẽ đứng vững, vì nó tin tưởng vào Chúa, và nó tin chắc rằng Ngài có thể thực hiện những gì Ngài đã hứa (x. Rm 4,21). Đức tin giúp chúng ta tin rằng Thiên Chúa có thể làm những điều vượt hơn tất cả những gì chúng ta cầu xin hay nghĩ tới (x. Ep 3,20). Đức tin biết rằng không có gì là quá khó khăn đối với Chúa, và với Ngài, mọi sự đều có thể (x. Mc 10,27; Lc 1,37). Đức tin biết rằng Thiên Chúa trung tín trong Lời Ngài. Đức tin bảo đảm chắc chắc rằng Ngài sẽ thực hiện, bởi vì đức tin ấy biết rõ Ngài và ý định của Ngài.
Khi chúng ta có lòng tin, lòng chúng ta sẽ vững vàng, tin tưởng vào Ngài, và sẽ không bị lay động bởi những tin tức xấu hoặc những xu hướng xấu (x. Tv 112,7). Chúng ta sẽ không có một tâm trí nghi ngờ, nhưng luôn vững tin vào Chúa. Chúng ta không bao giờ mất đi sự tin tưởng và lòng tin của mình, cũng như không hề giao động như sóng biển bị gió đẩy lên giật xuống (x. Dt 10,35; Gc 1,6). Chúng ta biết Thiên Chúa có thể thực hiện, Ngài muốn thực hiện và Ngài sẽ thực hiện. Đó chính là lòng tin, và điều đó làm đẹp lòng Chúa, vì giờ đây chính là kỷ nguyên của lòng tin, của sự tin tưởng và biết rõ, ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy Thiên Chúa và không còn gì để cậy dựa vào ngoài Lời của Ngài.
Mỗi người tuỳ theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho (Rm 12,3), vì thế, chúng ta phải xây dựng đức tin và gia tăng đức tin. Có rất nhiều cách để làm việc đó. Chúng ta có thể cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn đức tin, một trong những món quà của Thần Khí, và Ngài sẽ ban cho (x. 1 Cr 12,9). Chúng ta có thể cầu xin Thiên Chúa gia tăng lòng tin của chúng ta (x. Lc 17,5). Ngài chính là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin của chúng ta (x. Dt 12,2).
Chúng ta cũng có thể gia tăng lòng tin của mình thông qua Lời của Chúa. Đức tin có được là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Kitô (x. Rm 10,17). Chúng ta càng đọc nhiều Lời Ngài trong Kinh Thánh, thì Lời Ngài sẽ càng linh hứng và nuôi dưỡng lòng tin của chúng ta. Lời của Ngài xây dựng lòng tin của chúng ta. Khi chúng ta nghe hoặc đọc những lời đáp trả việc cầu xin, những phép lạ chữa lành, ban ơn hoặc giải thoát hoặc nhiều điều khác nữa, đức tin của chúng ta sẽ được gia tăng. Thậm chí chúng ta sẽ càng tin chắc rằng những gì Thiên Chúa đã làm trong quá khứ, Ngài có thể làm lại và sẽ làm lại, bởi vì Ngài vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và mãi đến muôn đời (Dt 13,8).
Những điều gì gây cản trở cho lòng tin?
Tâm trí của chúng ta chính là một trong những rào cản chính đối với lòng tin. Việc này không có nghĩa là Thiên Chúa muốn chúng ta không nên sử dụng tâm trí của mình, nhưng Ngài muốn chúng ta không nên để tâm trí và lý lẽ tự nhiên của chúng ta lừa gạt và gây trở ngại cho lòng tin của chúng ta.
Chúng ta bước đi bằng lòng tin, chứ không phải bởi được nhìn thấy, bởi những lập luận, bởi những phân tích, hoặc bởi những gì hiện diện rõ ràng. Đức tin chính là tin tưởng vào Thiên Chúa và không dựa vào những hiểu biết riêng. Đức tin biết rằng đường lối của chúng ta không phải là đường lối của Thiên Chúa, và tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của chúng ta (x. Is 55,8-9). Đức tin tin tưởng vào quyền năng của Đức Chúa hơn là sự khôn ngoan của nhân loại. Đức tin thì đui mù trước những hoài nghi, những ngờ vực và những ý nghĩ rằng có thể Thiên Chúa không làm được việc ấy. Đức tin biết, và nếu bị cám dỗ bởi sự hoài nghi hay ngờ vực hay lập luận tự nhiên, nó sẽ gạt tất cả sang một bên và vẫn sẽ tin tưởng. Đức tin luôn tiếp tục tiến lên phía trước mặc cho bất cứ điều gì.
Chúng ta cũng có thể gây cản trở lòng tin nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ lòng tin một cách hời hợt, không suy nghĩ hoặc không biết rằng Ngài sẽ thực hiện. Hãy nhớ rằng, đức tin không phải hy vọng, hoặc ao ước, hoặc khao khát. Đức tin là biết một cách chắc chắn và tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã hứa. Vì thế, nếu trong hoàn cảnh nào đó, chúng ta chỉ hơi tin tưởng, hoặc bị dẫn dắt nhiều bởi những khao khát của bản thân hơn là bởi ý định của Chúa, và tự nhủ rằng chúng ta có lòng tin cho điều gì đó hoặc tin rằng Ngài sẽ thực hiện, nhưng lại không có sự tin chắc chắn, như thế chúng ta sẽ có thể sắp té ngã.
Xem thêm: Spl Là Gì – Cách Hiểu Chính Xác Về Sensitivity Của Loa
Nếu chúng ta không biết điều gì đó xảy ra là ý định của Thiên Chúa, nếu chúng ta không biết liệu chúng ta có đang vâng lời hay không, nếu chúng ta không biết mình có đang dựa vào Lời Ngài và những lời hứa của Ngài hay không, thì chúng ta không nên nói rằng mình có lòng tin cho việc gì đó hoặc rằng chúng ta có lòng tin rằng Ngài sẽ thực hiện. Có lẽ chúng ta hy vọng Thiên Chúa sẽ thực hiện, hoặc nghĩ rằng Ngài sẽ thực hiện, và những gì xảy ra trong quá khứ cho chúng ta thấy rằng Chúa sẽ thực hiện, nhưng điều đó không giống với việc chúng ta tuyên xưng rằng chúng ta tin Ngài sẽ thực hiện. Đức tin không phải là khao khát hay mong muốn hay hy vọng; đức tin chính là biết chắc.
Nếu chúng ta dùng cụm từ “tôi có lòng tin” một cách hời hợt, không chắc chắn, và khi niềm hy vọng hoặc điều ao ước hoặc khao khát của chúng ta không thành hiện thực, chúng ta sẽ dễ dàng hoài nghi và ngờ vực. Chúng ta có thể nghi ngờ liệu Thiên Chúa có thể thực hiện hay không, liệu Ngài có thể hoàn thành những lời hứa hay không. Đừng nao núng, hãy kiên tâm bền chí cho đến cùng dẫu có thế nào. Hoặc chúng ta nên kiểm tra lại với Chúa xem liệu việc đáp ứng yêu cầu của chúng ta có phải là ý của Ngài không.
Nếu lòng khao khát của chúng ta không được đáp ứng, thì chúng ta không nên trách móc bản thân vì đã không có lòng tin cho việc ấy. Hành động ấy có thể làm sứt mẻ lòng tin của chúng ta. Có thể chúng ta không biết rằng sự việc nào đó không xảy ra chính là ý định của Thiên Chúa. Có lẽ chúng ta đã luyện tập sự khao khát và ước muốn của bản thân nhiều hơn lòng tin của chúng ta. Vì thế, đừng để lòng tin của chúng ta phải nhận sự khiển trách khi ước muốn của chúng ta không thành hiện thực.
Vâng phục cũng là một thành phần quan trọng trong việc rèn luyện lòng tin, vì thế nếu chúng ta không vâng phục Thiên Chúa và Lời của Ngài, thì chúng ta không thể có được lòng tin mạnh mẽ. Hãy nhớ, đức tin và đức vâng phục phải có trước tiên, và rồi Thiên Chúa sẽ đáp trả lời cầu nguyện. Ví dụ, nếu chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta điều gì đó nhưng lại không làm tất cả những gì Ngài bảo chúng ta làm, hoặc thậm chí làm những điều Ngài bảo chúng ta đừng làm, như thế, chúng ta không thể cầu xin với một lòng tin mạnh mẽ hoặc không thể được bảo đảm sẽ có được câu trả lời từ Chúa. Thiên Chúa có lòng thương xót, và có quyền năng ban mọi ơn lành, nhưng Ngài sẽ không làm nếu chúng ta không vâng phục.
Đôi khi việc thiếu đức vâng lời sẽ dẫn đến kết quả là thiếu sự hoà hợp. Ví dụ, có thể Thiên Chúa hành động đàng sau hậu trường để thực hiện thông qua một người nào đó, hoặc theo một cách thức mới, và mở ra một cánh cửa để ban chúng ta điều gì đó chúng ta cần – nhưng chúng ta lại không bước vào. Có thể chúng ta đã bỏ qua việc kiểm tra với Ngài để nói chuyện với ai đó, hỏi ai đó và nhờ họ giúp đỡ…
Ngay cả khi ý định của Thiên Chúa muốn ban điều gì đó cho chúng ta, Ngài vẫn không thể làm được nếu chúng ta không chú ý đến tiếng nói của Ngài và không nhạy cảm với nó; hoặc chúng ta quyết định không thích cánh cửa được mở ra cho chúng ta; hoặc chúng ta cho rằng mình đã thử cách ấy trong quá khứ, và vì nó đã không có tác dụng, nên lần này nó cũng sẽ như thế. Điều này chính là mất đi sự hoà hợp chứ không hẳn là mất đi lòng tin, nhưng kết quả thì như nhau.
Sự kiêu ngạo của chúng ta sẽ ăn mòn dần lòng tin và làm chậm đi quá trình gia tăng của lòng tin, bởi vì chúng ta dựa vào sự tự tin của bản thân hơn là dựa vào Thiên Chúa và sức mạnh của Ngài. Vì thế, chúng ta kết luận rằng những kết quả cuối cùng của nỗ lực giải quyết vấn đề chẳng liên quan gì nhiều đến lòng tin vào Thiên Chúa, nhưng là do khả năng và sự khéo léo của bản thân. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của đức tin trong huyết mạch của chúng ta, bởi vì huyết mạch tinh thần của chúng ta bị tắc nghẽn bởi những việc làm của bản thân thay vì là được lưu thông bởi dòng chảy của Thần Khí bên trong chúng ta.
Việc thiếu đi sự quyết tâm đối với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện cũng cản trở việc phát triển lòng tin của chúng ta. Nếu chúng ta không cầu nguyện, Thiên Chúa bị giới hạn trong thế giới tâm linh, điều đó thường có nghĩa là những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt có thể kéo dài không biết đến bao giờ. Khi điều ấy xảy ra, với tâm trí trần tục, chúng ta kết luận rằng những lời hứa Thiên Chúa dành cho chúng ta thật sự không có tác dụng gì cả. Nhưng nếu chúng ta không cầu nguyện với lòng nhiệt thành và bằng lòng tin và sự tha thiết – những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lời cầu nguyện – thì làm sao chúng ta có thể trông đợi được nhìn thấy những kết quả có tác động mạnh mẽ.
Lời cầu nguyện đòi hỏi phải có lòng tin. Chúng ta phải tin tưởng rằng lời cầu nguyện thật sự có tác dụng, và đó không phải chỉ là một nghi thức trần tục để thể hiện việc sùng đạo. Chúng ta phải tin tưởng hết lòng rằng khi cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ thay mình hành động, cho dù là cần mất thời gian trước khi chúng ta nhìn thấy hết những kết quả. Lòng tin của chúng ta không được giao động chỉ bởi vì câu trả lời lâu đến. Và bởi vì lòng tin của chúng ta không hoài nghi, vẫn tin tưởng, nên khi Thiên Chúa ban câu trả lời, lòng tin của chúng ta sẽ được gia tăng và được củng cố. Nhưng nếu không có một mục đích mạnh mẽ và lòng tin trong lời cầu nguyện, đức tin của chúng ta sẽ bỏ qua một cơ hội được phát triển thông qua việc phó thác để Thiên Chúa thực hiện, và hoàn toàn tin tưởng và trông đợi rằng Ngài sẽ làm phép lạ theo cách mà Ngài biết là tốt nhất.
Việc thiếu lòng tin tạo ra mảnh đất màu mỡ để những hạt hoài nghi nảy mầm, việc thiếu lòng tin đối với những lời hứa của Thiên Chúa nếu không được chế ngự và nếu để cho việc này kéo dài, cuối cùng nó có thể dẫn đến việc không tin tưởng vào Ngài.
Phạm tội mà không xưng thú, hoặc phạm tội do không biết chế ngự, cũng có thể cản trở lòng tin của chúng ta. Trong những trường hợp như thế, rất khó để chúng ta có lòng tin vào Thiên Chúa và Lời của Ngài nếu chúng ta không biết mình đang sai và không hoàn toàn vâng lời Ngài. Việc ấy có thể sẽ ăn mòn lòng tin của chúng ta, bởi vì chúng ta không thể tự tin đến trước ngai Thiên Chúa để trông chờ câu trả lời (x. Dt 4,16). Thay vào đó, chúng ta lại vừa rón rén đến trước Ngài, hy vọng Ngài sẽ trả lời, nhưng lại vừa mang một cảm giác tội lỗi về lời cầu xin của mình khi chúng ta nhận ra rằng mình đã không tuân theo những yêu cầu đòi hỏi để có thể nhận được những ân sủng của Ngài và hoa trái của sự vâng phục.
Xem thêm: Tiền Mặt Là Gì – Lịch Sử Của Tiền Mặt
Việc thiếu đức tin có những nguyên nhân khác nhau đối với từng cá nhân. Một số người do tất cả những nguyên nhân nêu ra ở trên, số khác thì do những nguyên nhân riêng tư, có thể là do những gánh nặng trong quá khứ đè nặng trên họ. Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm Thiên Chúa thường xuyên để tìm ra nguyên nhân hoặc trở ngại trong việc gia tăng lòng tin là một việc rất quan trọng. Câu trả lời có thể không luôn luôn giống nhau – đó là lý do tại sao câu hỏi ấy là câu hỏi mà chúng ta phải hỏi Thiên Chúa một cách thường xuyên.