Nếu bạn muốn liên hệ với chúng tôi về một dự án nào đó, hoặc bất cứ điều gì khác, chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe từ bạn.
Đang xem: Lễ Động thổ là gì, hướng dẫn thực hiện nghi thức lễ Động thổ
Mới
Trước khi tiến hành xây nhà, đào móng,… người ta thường thực hiện lễ động thổ. Vậy, cúng động thổ là gì, nguồn gốc của lễ cúng này bắt đầu từ đâu. Trong bài viết dưới đây, Trí Việt Decor sẽ giúp bạn đọc trả lời những thắc mắc về lễ cúng động thổ và tìm hiểu ý nghĩa của nghi lễ này nhé.
Cúng động thổ là gì?
Cúng động thổ là nghi lễ cúng khi khởi công xây dựng công trình nào đó. Trước đây, khi làm lễ cúng động thổ, người ta sẽ bày biện mâm cỗ, lễ lạt, chuẩn bị văn khấn và đọc khấn xin thổ địa tại nơi mình xây dựng phù hộ để công trình được thi công một cách thuận lợi. Sau khi công trình xây dựng hoàn tất thì làm lễ cúng tạ ơn để bày tỏ lòng thành với thổ địa cai quản khu đất đó.
Nguồn gốc của lễ động thổ từ đâu?
Theo một số thông tin mà Trí Việt Decor sưu tầm được, lễ cúng động thổ có bắt nguồn từ nền văn hóa xa xưa và vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Lễ cúng động thổ có thể được giải thích nguồn gốc và ý nghĩa trên 2 góc nhìn: cúng động thổ trong nông nghiệp và cúng động thổ trong xây dựng.
Lễ cúng động thổ trong nông nghiệp
Sử sách ghi chép lại vào năm vua Hán Vũ Đế trị vì quốc gia chỉ có tục tế trời mà không có tế đất. Nhà vua thấy thế làm lạ, liền triệu tập các quan trong triều để thảo luận và gợi ý làm lễ tế đất ( tức lễ động thổ ngày nay). Các văn võ bá quan trong triều sau khi cùng thống nhất và đồng ý với đề xuất của Hán Vũ Đế, lễ động thổ từ đó được tiến hành vào mùng 3 Tết hằng năm.
Mâm đồ lễ cúng động thổ
Trước khi làm lễ động thổ, người ta sẽ cúng thần linh rồi xin khấn thổ địa cho phép động tới đất đai trong năm mới. Việc làm “động tới đất đai” này có ý đang nói tới việc dọn dẹp vườn tược, xới đất, cát trong nhà.
Tuy nhiên, lễ cúng động thổ ngày nay không nhất thiết phải tiến hành vào mùng 3 Tết. Đây là thói quen sinh hoạt văn hóa đã được giữ lại từ lâu và gắn liền với việc làm nông nghiệp. Ngày đầu năm mới cúng thổ địa cũng là để chuẩn bị cho những vụ mùa tiếp theo trong năm.
Lễ cúng động thổ trong xây dựng
Từ nguồn gốc của lễ động thổ trong nông nghiệp, việc hình thành lễ động thổ trong xây dựng là điều tất yếu. Khi xây dựng bất cứ công trình nhà cửa nào, người ta đều phải đào móng. Việc đào móng được xem như đã “động chạm” tới ông thổ địa cai quản khu đất đó nên cần làm lễ động thổ.
Xem thêm: Lô Đề Xổ Số Là Gì ? Những Điều Cần Biết Khi Chơi Xổ Số Xổ Số Là Gì
Minh họa một lễ cúng động thổ trước khi xây dựng
Lễ cúng động thổ có ý nghĩa gì?
Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu cúng động thổ là gì cũng như nguồn gốc của nghi lễ này. Ngoài ra, Trí Việt Decor cũng nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc muốn được giải thích ý nghĩa của nghi lễ này.
Vì cúng động thổ có thể được giải thích trên góc nhìn nông nghiệp và xây dựng nên ý nghĩa của lễ cúng động thổ cũng có thể được giải thích ở trên 2 phương diện này. Tuy nhiên, khi tổng hợp lại các quan điểm và ý kiến, Trí Việt Decor nhận thấy điểm chung rằng dù giải thích ý nghĩa của nghi lễ động thổ trên phương diện nào thì cũng có những điểm chung mang màu sắc của văn hóa tâm linh mà ông cha ta lưu truyền. Ý nghĩa của lễ cúng động thổ có thể tóm gọn lại như sau:
Nhắc nhở ý thức của con cháu mai sau
Lễ cúng động thổ là một phần của nét đẹp văn hóa tâm linh nước ta. Với cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an, nghi lễ này nhằm nhắc nhở con cháu phải biết trân trọng, kính ơn những vị thần đã đem lại phước lành cho chúng ta.
Theo quan niệm và niềm tin từ xa xưa, Thổ Công vì bảo vệ mảnh đất của gia chủ mà chết do kẻ xấu bỏ độc vào đồ ăn. Lễ cúng động thổ như một lời nhắc nhở để con cháu ghi nhớ công ơn của thổ công.
Cúng động thổ có ý nghĩa văn hóa – tâm linh cao đẹp
Tạo sự an tâm khi thi công, xây dựng
Ngoài việc mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, lễ cúng động thổ còn tạo một sợi dây liên kết vô hình giữa những người làm việc trong cùng một công trình, tạo sự an tâm khi thi công và xây dựng. Từ đó, kết quả và hiệu quả làm việc tốt hơn, con người cảm thấy phấn chấn, hứng khởi hơn.
Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà bỏ qua hay lơ là các yếu tố bảo đảm an toàn lao động. Ngoài việc làm lễ cúng bái, chúng ta vẫn cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, nguyên tắc lao động để bảo vệ chính mình.
Một lễ cúng động thổ tại nhà của gia chủ
Lời kết
Trên đây là đôi lời chia sẻ của Trí Việt Decor xoay quanh cúng động thổ là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của nghi lễ này.
Xem thêm: Định Nghĩa Áp Suất Là Gì – Có Những Loại Áp Suất Nào Phổ Biến Hiện Nay
Trong hoạt động xây dựng, các nghi lễ cúng bái rất được xem trọng và mang niềm tin sâu sắc của chủ thầu, gia chủ. Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện thờ cúng đầy đủ, công trình muốn đạt chất lượng tốt nhất không thể thiếu đi những đơn vị đồng hành uy tín.