Hướng nghiệp Việt
Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi có con nguời.
Đang xem: Thương mại Điện tử là gì, có nên mua nồi cơm Điện tử hay không?
Chính vì vậy, ngành điện – điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Xã hội phát triển với nền tảng phát triển điện điện tử
Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được. Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, ngành điện lạnh, ngành điện điện tử… Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện.
Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện… trong một mạng lưới rộng lớn. Thì ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo mục đích cụ thể hơn. Nhà máy cần điều khiển một loạt công tắc đóng mở theo yêu cầu, hệ thống máy cần thay đổi tốc độ liên tục theo từng quy trình sản xuất, thang máy cần có sự tác động của hệ thống điện và điện tử để hoạt động trơn tru, các bóng điện cần tắt mở tự động… là một vài ví dụ dễ hình dung mà ngành điện điện từ tham gia giải quyết.
Hiện nay các nhà máy đều hướng đến việc điều khiển các máy móc bằng tín hiệu điện, và cố gắng tự động hóa điều khiển máy móc. Xây dựng nên các hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và điều khiển dòng điện đến các thiết bị là công việc của ngành điện điện tử.
Và xây dựng được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện để điều khiển hầu hết mọi thiết bị là cơ sở cho hiện đại hóa nhà máy, hiện đại hóa đời sống, và hiện đại hóa nền công nghiệp.
Đặc điểm ngành điện điện tử
Đặc điểm chung nhất của ngành điện điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động.
Liên quan đến việc điều khiển đến tín hiệu điện thì luôn liên quan đến các mạch điện tử. Mạch điện tử là phần chính để của một hệ thống điều khiển bằng tín hiệu điện. Vì vậy cho nên khi đã làm ở ngành điện điện tử thì phải am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hoặc chí ít là hiệu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.
Xem thêm: Tsb Là Gì – Chuyên Gia Dịch Thuật!
Mạch điện tử và những linh kiện điện tử như thế này là không thể thiếu với người làm ngành điện điện tử.
Và để có thể làm được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và kiểm soát được hoạt động của các máy móc bằng điện, thì người làm trong ngành còn phải am hiểu về việc truyền dẫn điện, các thông số điện, am hiểu về máy móc muốn điều khiển, và am hiểu về các yêu cầu tự động của toàn bộ các máy móc trong một chu trình sản xuất (hoặc chu trình hoạt động).
Theo học ngành điện điện tử
Nếu hỏi về định hướng nghề nghiệp và đào tạo ngành điện, thì câu trả lời gần như chắc chắn hầu hết các trường đào tạo về kỹ thuật tại Việt Nam đều có ngành điện. Lý do là ở cái thời buổi công nghiệp hóa này, gần như tất cả mọi ngành nghề đều liên quan đến điện nên nhu cầu nhân lực về ngành điện luôn có nhiều. Ngành điện điện tử (cùng với ngành điện công nghiệp) luôn là hai ngành luôn có mọi trường về kỹ thuật có đào tạo về ngành điện.
Ở bậc ĐH, kỹ thuật điện điện tử còn được nhiều trường phân ngành chuyên sâu hơn như là điều khiển tự động, điện tử viễn thông… Các chuyên ngành này đều trang bị, cập nhật cho SV những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện…
Đặc biệt đây là một ngành học đòi hỏi phải được thực tập nhiều nên trong quá trình học, mỗi sinh viên cũng phải trải qua hàng chục phần thực hành khác nhau. Ở các bậc CĐ, THCN và CNKT, tuy lượng kiến thức được đào tạo không nhiều như bậc ĐH nhưng người học có cơ hội được thực hành nhiều hơn.
Kỹ sư ngành điện – điện tử có thể làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện – điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
Ngoài ra, kỹ sư điện – điện tử có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử VN và các công ty trực thuộc… Đối với SV hệ CĐ, học sinh các trường THCN và CNKT (một số trường ĐH cũng đào tạo ngành điện – điện tử ở bậc CĐ, THCN và CNKT) có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.
Xem thêm: Tại Sao Nam Tả Hữu Là Gì ? Ý Nghĩa Trong Đời Sống Của Người Việt
Hiện nay ở hầu hết các trường tuyển sinh khối ngành kỹ thuật đều có ngành điện – điện tử. Tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ (hoặc hệ CĐ trong các trường ĐH) bằng khối A (trong đó một số trường CĐ sẽ tổ chức đề thi riêng). Các trường THCN, CNKT thường tổ chức thi riêng (có đề thi riêng với hai môn toán – lý). Với hệ THCN, CNKT trong các trường ĐH, CĐ, đa số các trường sẽ lấy kết quả thi khối A trong kỳ thi ĐH hoặc CĐ để xét tuyển.