Dinh dưỡng – món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp – giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
gocnhintangphat.com – Lịch sử nhân loại đã sản sinh ra hàng trăm đế chế khác nhau, trong đó có 5 đế chế hùng mạnh nhất nổi bật hẳn lên xét về tổng thể.

Đang xem: Cổng thông tin: Đế chế là gì, nghĩa của từ Đế chế trong tiếng việt

Trong tất cả các đế chế từng nổi lên và thịnh vượng trên Trái Đất này, đâu là 5 đế chế hùng mạnh nhất? Làm thế nào có thể lựa chọn ra 5 đế chế trong hàng trăm đế chế từng ngự trị trong 5.000 năm qua? Bất cứ công thức nào về “5 đế chế hùng mạnh nhất” đều luôn tiềm ẩn yếu tố chủ quan, bởi lẽ tất cả các đế chế đều có thời vinh quang và có tầm ảnh hưởng theo cách riêng của mình.

Nhưng nếu xét trên nhiều tiêu chí thì có một số đế chế nổi bật hẳn lên vì chúng rất mạnh, lớn và có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn của lịch sử nên xứng đáng được gọi là vĩ đại nhất.

Cây bút Akhilesh Pillalamarri trên tạp chí National Interest (Mỹ) đã lựa ra 5 đế chế như thế. Tác giả Pillalamarri đã loại Trung Quốc và Ấn Độ ra khỏi “top 5 đế chế” này, bởi theo tác giả, tầm ảnh hưởng của đế chế Trung Hoa và Ấn Độ chỉ ở mức khu vực:

Đế chế Ba Tư thứ nhất

*
Bản đồ Đế chế Ba Tư Thứ nhất. Ảnh: judaism.stackexchange.com.

Đế chế Ba Tư của triều đại Achaemenid được Cyrus Đại đế thành lập vào khoảng năm 550 trước Công nguyên. Vị vua này có tước hiệu Vua của các Vua (Shahanshah). Mặc dù Đế chế Ba Tư có kết thúc bi thảm trong tay Alexander Đại đế (của Vương quốc Macedonia) vào năm 330 trước Công nguyên, đế chế này vẫn để lại di sản dài lâu cho sự phát triển sau này của các nền văn minh thế giới và các đế chế tương lai. Đế chế Ba Tư là một đế chế chủ chốt trong lịch sử loài người, bởi lẽ đây là đế chế thực sự đầu tiên – nó đã đặt ra các chuẩn mực về thế nào là đế chế cho các đế chế tương lai.

Đế chế Ba Tư nói trên tồn tại vào một thời điểm độc nhất vô nhị trong lịch sử, khi phần lớn thế giới văn minh có người sinh sống đều tập trung ở Trung Đông hoặc gần Trung Đông. Kết quả là, Đế chế Ba Tư khi thống trị hầu hết Trung Đông thời điểm đó thì cũng đồng thời cai trị một tỷ lệ dân số thế giới lớn hơn bất cứ đế chế nào khác trong lịch sử. Cụ thể, vào năm 480 trước Công nguyên, đế chế này có dân số xấp xỉ 49,4 triệu người, bằng 44% dân số toàn thế giới lúc đó.

Đế chế Ba Tư là đế chế đầu tiên kết nối nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Ấn Độ, châu Âu và vùng Địa Trung Hải. Đế chế này đã khơi mào cho khái niệm đế chế ở những nơi như Hy Lạp và Ấn Độ.

Một đế chế lớn như vậy chỉ có thể quy tụ lại được nhờ vào sức mạnh quân sự. Các thành tựu quân sự của Đế chế Ba Tư là rất đáng nể, dù rằng chúng hay bị lãng quên do thất bại bất ngờ của đế chế này trước các đội quân của Alexander Đại đế. Các chiến dịch khác nhau của Ba Tư đã chinh phục được nhiều nền văn minh tiên tiến của thế giới khi ấy như là Babylon, Lydian, Ai Cập, và khu vực Hindu của Gandhara nằm ở nước Pakistan ngày nay.

Loại bỏ các yếu tố phóng đại và diễn giải sai thì người Ba Tư vẫn tin rằng họ đã đạt được các mục tiêu của mình ở Hy Lạp và rằng có nhiều người Hy Lạp sống trong Đế chế Ba Tư hơn là sống bên ngoài. Đế chế Ba Tư đã mở ra cả một thời kỳ hòa hợp và hòa bình ở Trung Đông trong 200 năm – một chiến tích hiếm khi được lặp lại.

Xét về mặt khái niệm đế quốc thì di sản của Đế chế Ba Tư để lại cho thế giới bao gồm việc sử dụng một mạng lưới đường bộ, hệ thống bưu chính, một ngôn ngữ hành chính thống nhất (tiếng Aramaic dùng trong toàn đế chế), chế độ tự trị dành cho các dân tộc thiểu số, và một chế độ quan liêu. Tôn giáo Ba Tư – Bái Hỏa giáo – có ảnh hưởng đến sự phát triển của các khái niệm chính yếu như tự do ý chí, thiên đường và địa ngục trong các tôn giáo Abraham cho tới đạo Do Thái.

Đế chế La Mã

*
Thành La Mã bị tấn công. Ảnh: crystalinks.com.

Đế chế này thì rõ ràng có tầm ảnh hưởng lớn. Đế chế La Mã đã từ lâu là đế chế tinh hoa tiêu biểu cho thế giới phương Tây. Nhưng tầm quan trọng của nó không phải là do phương Tây tự nhận như vậy: Đế chế La Mã thực sự là một trong những đế chế lớn nhất của lịch sử nhân loại. Người La Mã đã thể hiện một năng lực đáng kinh sợ trong việc chinh phục và giữ được một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn trong khoảng thời gian tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nếu tính cả Đế chế Đông La Mã (Đế chế Byzantine). Điều đáng chú ý là đế chế này được cố kết lại không chỉ bằng sức mạnh bạo tàn. Một khi đã bị chinh phục, người dân trong đế chế đó đều mong ước trở thành người La Mã – điều này đồng nghĩa với việc tham dự vào một nền văn hóa tinh tế, tao nhã kinh điển.

Thế giới hiện đại có một số đặc điểm kế thừa từ Đế chế La Mã. Người La Mã chiếm lấy rồi phát huy nền văn hóa bản địa của Hy Lạp, truyền lại cho các thế hệ sau nền kiến trúc, triết học và khoa học của Hy Lạp. Người La Mã sau khi theo Kitô giáo đã nâng tôn giáo này từ một giáo phái nhỏ thành một trong các tôn giáo lớn của thế giới.

Luật La Mã cũng ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống pháp lý sau này của thế giới phương Tây. Các thể chế La Mã cũng truyền cảm hứng cho hệ thống chính quyền của nhiều quốc gia hiện đại. Mặc dù Hy Lạp nổi tiếng là nơi “khai sinh chế độ dân chủ”, những người sáng lập ra nước Mỹ chủ yếu chịu ảnh hưởng của thực tiễn ở nước Anh và La Mã. Trên thực tế, nhiều vị trong số đó thường bày tỏ mình không thích cuộc thử nghiệm dân chủ ở Athens, đồng thời bày tỏ ngưỡng mộ hình thức quản trị hỗn hợp của La Mã nơi các thành phần quân chủ, quý tộc và dân chủ chia sẻ quyền lực. Hệ thống chính trị tam quyền phân lập của Mỹ gần gũi với sự phân chia thể chế của La Mã. Khi Cộng hòa La Mã chuyển thành Đế chế La Mã, ý tưởng và quyền hành của Caesar đã truyền cảm hứng cho các bậc cai trị sau này.

Người La Mã là một dân tộc kiên cường. Họ có khả năng hồi phục sau vô số bước thụt lùi, tập hợp lại rồi đánh bại kẻ thù. Mặc dầu vị tướng Carthage là Hannibal gần như phá hủy hoàn toàn La Mã sau trận chiến Cannae năm 216 trước Công nguyên, người La Mã cuối cùng vẫn có thể phái một đội quân tới Carthage để để đánh bại thành bang này vào thời điểm 14 năm sau đó. Về mặt quân sự, các đội quân lê dương của La Mã thống trị trong nhiều thế kỷ, giúp La Mã thống trị gần như tất cả các dân tộc văn minh khác ở Địa Trung Hải và Cận Đông (ngoại trừ đế chế Ba Tư) trong hàng trăm năm, và chỉ phải đối mặt với một số cuộc đột kích nhỏ của các bộ lạc kém tổ chức.

Xem thêm:

Khi Đế chế La Mã thực sự sụp đổ, thì đó chủ yếu là do khủng hoảng bên trong và nội chiến hơn là do cuộc xâm chiếm của các bộ tộc German. Đế chế Đông La Mã kéo dài tới năm 1453, mang lại cho lịch sử chính trị của nhà nước La Mã một tuổi thọ lớn tới hai thiên niên kỷ.

Vương quốc Caliphate

*
Bản đồ về một giai đoạn của Đế chế Arab. Ảnh: theopavlidis.com.

Đế chế Arab, còn được biết đến với cái tên Caliphate, là một thể chế chính trị do nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sáng lập. Đế chế này bao gồm hầu hết bán đảo Arabia vào thời điểm Muhammad qua đời vào năm 632. Gọi nó là Đế chế Arab sẽ hợp lý hơn gọi là Đế chế Hồi giáo, bởi lẽ trong khi đạo Hồi có gốc gác và lan truyền rộng ra từ đế chế này, về sau có thêm nhiều đế chế của người Hồi giáo và do người Hồi giáo thống trị nhưng không phải là Arab.

Muhammad được kế vị bởi 4 vị Caliph được lựa chọn qua cơ chế đồng thuận cho đến năm 661. Sau đó triều Caliphate Umayyad cha truyền con nối thống trị tiếp cho đến năm 750, kế tiếp là triều Caliphate Abbasid, mặc dù các cuộc chinh phục đã kết thúc vào thời điểm này.

Đế chế Arab về thực chất chấm dứt tồn tại vào khoảng năm 900, mặc dù triều Abbasid duy trì vai trò tôn giáo với tư cách là các Caliph ở Baghdad cho đến tận khi thành phố này bị người Mông Cổ phá hủy vào năm 1258. Sau năm 900, đế chế này bị tan rã về chính trị, với sự trỗi dậy của nhiều triều đại đối nghịch, trong đó có nhiều đối thủ gốc Turk và Ba Tư, cũng như các Caliphate kình địch ở Tây Ban Nha và Ai Cập.

Tuy nhiên, trong thời của mình, Đế chế Arab vẫn là phi thường, với các chiến công và di sản của nó. Điều ngưỡng mộ là, một dân tộc kiểu bộ lạc, có tổ chức lỏng lẻo nằm ngoài rìa của văn minh thế giới lại có thể đánh bại Đế chế Byzantine và lật đổ Đế chế Ba Tư triều Sassanid – hai đế chế này đều có dân số và nguồn lực khổng lồ áp đảo so với Sa mạc Arabia.

Các cuộc chinh phục của Arab là một ví dụ tiêu biểu chứng minh sự nhiệt tình về hệ tư tưởng có thể bù đắp cho sự yếu kém về công nghệ và tổ chức. Các vị tướng Arab thuộc thời kỳ này xứng đáng được xếp vào hàng các thiên tài quân sự vĩ đại nhất của thế giới, đặc biệt là vị Caliph thứ 3, Omar, người đã chinh phục khu vực từ Ai Cập tới Ba Tư trong 10 năm. Trong 100 năm, Đế chế Arab đã phát triển lên quy mô lớn gấp vài lần Đế chế La Mã ở giai đoạn đỉnh cao.

Nhờ vị trí của mình mà Đế chế Arab, cũng như Đế chế Ba Tư trước đó, đã kết nối các trung tâm văn minh thế giới ở châu Phi, châu Âu, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Kết quả, lần đầu tiên hàng hóa và tri thức từ tất cả các vùng này có thể kết hợp với nhau, mang lại các khái niệm mới như là algebra (Đại số).

Di sản cuối cùng của Đế chế Arab, đương nhiên, chính là đạo Hồi, mà ngày nay có hơn một tỷ tín đồ.

Đế chế Mông Cổ

*
Vó ngựa Mông Cổ tràn ra nhiều nơi ở châu Á và châu Âu. Ảnh: silverdoctors.com.

Đế chế Mông Cổ là một đế chế khác nằm ở ngoại vi. Đế chế này gây bất ngờ lớn khi nó đánh bại được các kẻ thù mạnh và đông dân hơn rất nhiều. Đây là đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất thế giới và là đế chế sử dụng đòn khủng bố với tất cả các kẻ thù.

Đế chế do thủ lĩnh Mông Cổ Temujin lập ra. Thủ lĩnh này nắm tước hiệu Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206. Đế chế Mông Cổ đầu tiên mở rộng bằng cách “tỉa dần” từng phần của lãnh thổ Trung Hoa như các bộ lạc thảo nguyên từng làm trước đó.

Nhưng khoảnh khắc bước ngoặt của Đế chế Mông Cổ là khi các sứ giả của họ bị các lãnh đạo của Đế chế Khwarazmian láng giềng (bao gồm Iran, Afghanistan, và Trung Á) giết chết. Thành Cát Tư Hãn coi đây là một sự sỉ nhục lớn và sự trả thù sau đó của Mông Cổ đã phá hủy hoàn toàn Trung Á, chấm dứt kỷ nguyên vàng của nó. Các cuộc xâm lược do Mông Cổ tiến hành cộng với việc thiết lập các tuyến hàng hải châu Âu sau đó (giúp tránh phải đi qua Con đường Tơ lụa) đã đặt dấu chấm hết cho vài trò quan trọng của khu vực Trung Á.

Mặc dù chỉ có khoảng 2 triệu người Mông Cổ trên toàn thế giới khi ấy, họ vẫn chính phục được hầu hết Trung Đông, Nga, và Trung Quốc. Vào thời đỉnh cao, họ chỉ vấp phải một số thất bại nhỏ ngoại trừ cuộc xâm lược Nhật Bản không thành công và trận chiến Ain Jalut năm 1260 chống lại người Mamluk cầm quyền ở Ai Cập.

Làm thế nào mà người Mông Cổ lại có thể đạt được các chiến tích này? Bất chấp dân số nhỏ, người Mông Cổ có thể tung ra trận các đội quân lớn và cơ động bởi họ mang theo các đàn gia súc và duy trì năng lượng cho binh sĩ bằng thịt ngựa. Vào kỷ nguyên chưa có công nghệ đông lạnh, về mặt hậu cần, người Trung Quốc rất khó tung ra trận một đội quân tương xứng.

Xem thêm: Đồng Nghĩa Của Term Paper Là Gì, Term Paper Có Nghĩa Là Gì

Các cuộc chinh phục của Mông Cổ đã lấy đi mạng sống của hàng triệu người. Nhưng sau đó Mông Cổ đã mở ra một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng khi thương mại mở rộng trên lãnh thổ rộng lớn của họ. Tuy nhiên về lâu dài, người Mông Cổ tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý đế chế của mình – đế chế này cuối cùng bị chia tách thành 4 vương quốc khan, rồi sau đó mỗi vương quốc này lại bị tan rã hoặc chia nhỏ hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *