Miễn dịch đặc hiệu là một trong những thành phần của hệ thống miễn dịch. Vậy miễn dịch đặc hiệu là gì? Có các loại miễn dịch đặc hiệu nào? Vai trò và đặc điểm của loại miễn dịch này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đang xem: Nghĩa của từ Đặc hiệu là gì, nghĩa của từ Đặc hiệu, nghĩa của từ Đặc hiệu
Hệ miễn dịch có khả năng bảo vệ cơ thể. Nó giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường xâm nhập vào. Đồng thời chúng còn có khả năng nhận diện và loại trừ các vật lạ xâm nhập cơ thể.
Dựa vào tính đặc hiệu hay không, người ta phân chia miễn dịch thành hai loại là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem miễn dịch đặc hiệu là gì? Chúng có những đặc điểm, vai trò như thế nào, do những yếu tố nào tạo thành.
1. Miễn dịch đặc hiệu là gì?
Miễn dịch đặc hiệu là khả năng cơ thể chống lại một mầm bệnh, một yếu tố xâm nhập nhất định. Những yếu tố này được gọi là kháng nguyên. Mỗi một kháng nguyên khác nhau xâm nhập. Cơ thể sẽ có cách đáp ứng miễn dịch khác nhau bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó.
Miễn dịch đặc hiệu có khả năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập cơ thể
Các thành phần tạo nên miễn dịch đặc hiệu gồm:
– Các tế bào lympho
– Sản phẩm của miễn dịch được gọi là kháng thể.
2. Các loại miễn dịch đặc hiệu là gì?
Có hai loại miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
– Miễn dịch thể dịch: Loại miễn dịch này được thực hiện thông qua trung gian của các phân tử hiện diện trong máu và dịch niêm mạc. Chúng có tên là kháng thể. Các loại kháng thể được sản xuất bởi các tế bào lympho B. Đây là loại miễn dịch có tác dụng chủ yếu chống lại các vi sinh vật ngoại bào. Cũng như độc tố của chúng.
– Miễn dịch tế bào (miễn dịch trung gian tế bào): Chúng được thực hiện qua trung gian của tế bào lympho T. Loại miễn dịch này chủ yếu có tác động lên kiểu vi sinh vật nội bào. Ví dụ như virus, một số vi khuẩn có khả năng sống và nhân lên trong một số tế bào miễn dịch.
Hai loại của miễn dịch đặc hiệu
3. Vai trò của miễn dịch đặc hiệu là gì?
Trong hệ thống miễn dịch, cả miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu đều cùng một vai trò. Đó là phối hợp với nhau, cùng tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ cơ thể thông qua các loại tế bào và phân tử.
Khi yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên hệ thống miễn dịch không đặc hiệu sẽ tiết ra những chất để diệt các tác nhân này. Sau đó, nếu yếu tố này xâm nhập lại những lần tiếp theo. Nó đã được các tế bào miễn dịch ghi nhớ. Từ đó tạo ra các chất tương tự như như chất ban đầu để diệt chúng. Vì vậy chúng được gọi là miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thu được.
4. Những đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu là gì?
Miễn dịch đặc hiệu có một số đặc điểm sau:
– Tính đặc hiệu
Mỗi kháng nguyên sẽ được kết hợp với một loại kháng thể thích hợp. Chúng được kết hợp theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa. Tính đặc hiệu này là yếu tố quyết định để phân biệt giữa miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
– Tính đa dạng
Trên mỗi kháng nguyên sẽ có rất nhiều Epitop. Trong khi số lượng kháng nguyên trong tự nhiên là rất nhiều. Từ đó số lượng epitop trên đó là rất lớn. Vậy để đáp ứng đặc hiệu với các kháng nguyên thì cơ thể sẽ có số lượng kháng thể là vô cùng nhiều. Đây chính là sự đa dạng của miễn dịch đặc hiệu.
– Tính “nhớ” miễn dịch
Miễn dịch có khả năng ghi nhớ các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể
Khi kháng nguyên xâm nhập cơ thể lần đầu tiên. Nó sẽ đến trình diện với các tế bào miễn dịch. Sau đó tế bào miễn dịch sẽ đến xử lý, loại bỏ các kháng nguyên này. Các tế bào miễn dịch có khả năng ghi nhớ. Khi kháng nguyên xâm nhập lần tiếp theo, hệ thống miễn dịch sẽ gây ra những đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với lần xâm nhập đầu tiên.
– Khả năng phân được “cái lạ” và “cái của mình”
Hệ thống miễn dịch có khả năng nhận ra đâu là kháng nguyên lạ xâm nhập. Cũng như đâu là các tế bào của cơ thể mình. Từ đó, chúng chỉ loại bỏ những yếu tố ngoại lai xâm nhập hay các tế bào già, chết, lão hóa. Ngoài ra nếu cấu trúc của kháng nguyên có sự khác nhau rất nhỏ thì miễn dịch đặc hiệu cũng có khả năng phân biệt được.
Xem thêm: Đậu Hũ Là Gì ? Đậu Hũ Và Tào Phớ Có Phải Là Một
– Thời gian miễn dịch
Nếu như miễn dịch không đặc hiệu có thể xảy ra tức thì hoặc trong thời gian ngắn sau khi vi sinh vật xâm nhập (vài giờ). Khi đó miễn dịch đặc hiệu sẽ mất một khoảng thời gian để xảy ra đáp ứng (có thể vài ngày).
Các tính chất trên của miễn dịch đặc hiệu là vô cùng cần thiết để duy trì khả năng đề kháng bình thường của cơ thể.
5. Hệ miễn dịch đặc hiệu khỏe mạnh giúp bảo vệ, phòng tránh và hỗ trợ được những bệnh gì?
Hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa chính giúp cơ thể tránh và hỗ trợ được nhiều bệnh. Cụ thể như:
– Bệnh ung thư: ( bao gồm tất cả các loại ung thư)
Bệnh xảy ra do chính những tế bào trong cơ thể bị thay đổi, đột biết. Hiện nay, Y học đang đánh giá cao và áp dụng chính hệ miễn dịch để phòng ngừa và kiểm soát tế bào ung thư. Điển hình nhất là liệu pháp miễn dịch ung thư. Tuy nhiên liệu pháp này đang gặp nhiều khó khăn và rất đắt tiền khiến cho không phải ai cũng thực hiện được.
Việc tự tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể chính liệu pháp tốt hơn bất kì liệu pháp miễn dịch nào khác. Để giúp tiêu diệt, kiểm soát tế bào ung thư và phòng tránh bệnh.
– Viêm gan: ( bao gồm viêm gan A, B, C,…)
Viêm gan B là xảy ra khi virus viêm gan tân công cơ thể. Và hệ miễn dịch không đủ mạnh mẽ để chống lại những loại virus này. Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch để hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh là rất cần thiết.
– Các loại bệnh dịch, các bệnh lây nhiễm: CoV-19, Sởi, sốt xuất huyết, lao, HIV….
Đây đều là bệnh do virus, vi khuẩn gây nên do đó hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ là phương thức tốt nhất để bảo vệ bạn.
IMMCAN – Giải pháp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể
Với tình hình hiện nay, việc có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. IMMUCAN chính là một giải pháp tăng cường miễn dịch hiệu quả, toàn diện, tự nhiên và an toàn. Bởi vì:
IMMUCAN có khả năng bảo vệ tủy xương, kích thích tủy xương sản sinh ra các tế bào miễn dịch – bạch cầu. Do đó, giúp hệ miễn dịch luôn có đủ một đội quân hùng hậu để ” tiếp đón” kẻ thủ.
Vậy nhiều câu hỏi được đặt ra: Nó giúp kích thích sản xuất tế bào miễn dịch vậy thì có gây ra các bệnh tự miễn do hệ miễn dịch hoạt động quá mức không?
Câu trả lời: “KHÔNG”. Nhiều nghiên cứu và chứng minh đã nhận thấy rằng với người có hệ miễn dịch bình thường, khỏe mạnh khi sử dụng sẽ không làm cho hệ miễn dịch tăng quá mức bình thường.
Ngoài ra, IMMUCAN còn có khả năng:
– Hoạt hóa hàng loạt các tế bào miễn dịch để chính những tế bào này đến để nhận biết, ghi nhớ và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
– Tạo ra được một đáp ứng miễn dịch” đa tầng” đủ mạnh để thu hút sự tham gia của hầu hết các tế bào miễn dịch trong cơ thể.
– Đối với những tế bào đã được hoạt hóa chúng có khả năng ghi nhớ tốt các kháng nguyên. Do đó, khi có sự tái xâm nhập trở lại trong cơ thể thì sẽ bị các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt ngay.
IMMUCAN có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cả về số lượng cũng như chất lượng của miễn dịch. Đồng thời còn có tác dụng đến tận gốc nới sinh ra tế bào miễn dịch nên có hiệu quả lâu dài, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Xem thêm: Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì ? Mô Tả Công Việc Chăm Sóc Khách Hàng
Như vậy quá đây giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về hệ thống miễn dịch đặc hiệu là gì. Việc hiểu rõ những vấn đề trên sẽ giúp chúng ta nâng cao ý thức bảo vệ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó có sức khỏe tốt và cuộc sống chất lượng nhất.
♦ So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
♦ Vaccine tham chiến chống ung thư thông qua liệu pháp miễn dịch đặc hiệu chủ động