TTO – Tình trạng “chảy máu chất xám” khiến nhiều nước lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, cần nhìn câu chuyện ở một góc độ toàn diện hơn.
Đang xem: Chảy máu chất xám là gì, chảy máu chất xám (brain drain) là gì
Câu chuyện “chảy máu chất xám” tiếp tục được lật lại trong một bài viết đăng đầu tháng này trên trang blog của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tuy nhiên, tác giả đã đưa ra một góc nhìn lạc quan hơn: “Tại sao Đông Nam Á không nên lo lắng về vấn đề chảy máu chất xám?”.
3 lý do để không lo
Tác giả bài viết, bà Elisabetta Gentile , nhà kinh tế học và hiện làm việc tại bộ phận nghiên cứu kinh tế – hợp tác khu vực của ADB, cho rằng các quốc gia Đông Nam Á – nơi cử đi và đồng thời là nơi tiếp nhận lao động tay nghề cao – cần xóa bỏ cách nhìn lạc hậu này.
Thay vào đó, họ nhìn nhận sự dịch chuyển của lao động lành nghề là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế.
Bằng việc thực hiện những chính sách phù hợp, các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ có thể tối đa hóa lợi ích từ lực lượng lao động trẻ, năng động và lành nghề của mình.
Bài viết đưa ra 3 lý do cho thấy quan niệm “sự di cư của lao động lành nghề làm tổn hại nguồn lực quốc gia” là sai lầm:
Thứ nhất, nguồn cung lao động có kỹ năng nghề vốn không cố định. Người lao động đáp ứng các cơ hội của thị trường lao động bằng cách tích lũy thêm nhiều kỹ năng khác nhau.
Đồng thời, bản thân khả năng di cư đã là một động lực mạnh mẽ để các cá nhân nâng cao học thức của mình.
Chẳng hạn vào năm 1993, Chính phủ Anh chuyển sang áp dụng một chính sách mang tính chọn lọc hơn dựa trên nền tảng giáo dục để tuyển những người quốc tịch Nepal làm việc trong quân đội Anh.
Vì đây là cơ hội nghề nghiệp béo bở ở nước ngoài, ngày càng nhiều nam giới Nepal nỗ lực hoàn thành bậc trung học để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của Anh.
Do số người Nepal được Anh tuyển mỗi năm không thay đổi nên nguồn vốn con người ở Nepal ngày càng được mở rộng nhờ có thêm những người có học thức cao.
Thứ hai, không phải tất cả những ai có được kỹ năng mới và muốn di cư đều thành công. Trong giai đoạn 2000-2007, Mỹ mở rộng đáng kể hạn mức visa cho các điều dưỡng viên di cư và gia đình của họ.
Kết quả là số lượng điều dưỡng viên tốt nghiệp ở Philippines tăng từ 9.000 lên tới 70.000 người. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều có thể di cư tới Mỹ và điều này dẫn tới sự gia tăng ròng trong nguồn cung điều dưỡng viên tại Philippines.
Thứ ba, những người đã di cư không phải là “mất đi”. Khi trở về nước, họ mang về những ý tưởng, kỹ năng và nguồn lực tài chính mới.
Thậm chí trong trường hợp họ không quay về nước, họ cũng hình thành những mạng lưới cộng đồng di cư, giúp mở ra cánh cửa đến với những cơ hội kinh doanh, thương mại và thị trường lao động toàn cầu.
Xem thêm: Cổ Động, Cổ Động Chính Trị Và Cổ Động Trực Quan Là Gì ? Trực Quan Nghĩa Là Gì
“Chảy máu” hay ” thu hoạch” chất xám?
Trước đây, người ta đa số tập trung vào ảnh hưởng tích cực của câu chuyện “chảy máu chất xám” tới các nước giàu, trong khi ít chú ý tới lợi ích của các nước nghèo.
Tạp chí Harvard Political Review cho rằng thay vì sử dụng cách nói “chảy máu chất xám” (brain drain), người ta nên dùng cụm “thu hoạch chất xám” (brain gain).
Theo giáo sư Jagdish Bhagwati đến từ Đại học Columbia (Mỹ), “chất xám” không phải là một khái niệm tĩnh.
Thậm chí nếu các lao động có kỹ năng cao không di cư, những quốc gia nghèo vẫn hưởng lợi rất ít vì họ thiếu công nghệ cùng hệ thống cơ sở vật chất giúp “hấp thu” nguồn vốn con người.
Dữ liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho thấy những nhà cách tân đến từ các nước nghèo có xu hướng nộp bằng sáng chế nhiều hơn khi ở nước ngoài so với ở trong nước.
Do đó thay vì gây “chảy máu chất xám”, hiện tượng dịch chuyển các lao động lành nghề đang giúp ngăn “chất xám” bị hao mòn ở những vùng đất cằn cỗi.
Có thể “chất xám” sẽ dịch chuyển ồ ạt trong giai đoạn đầu nhưng đến một lúc chín muồi, các nước nghèo sẽ thu hoạch được một nguồn vốn con người lớn và chất lượng hơn.
Với các nước ASEAN, việc dỡ bỏ các rào cản – chẳng hạn quy chế khi nộp đơn xin thị thực làm việc ở các quốc gia ASEAN khác – để tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển kỹ năng bên trong khu vực sẽ giúp khai thác được tiềm năng to lớn của đội ngũ lao động trẻ tài năng về dài hạn.
Nguồn lợi kiều hối
Khi người dân từ các nước nghèo di cư sang các nước giàu, thu nhập của họ sẽ tăng lên gấp nhiều lần, góp phần mang lợi cho quê hương. Trong số này có những khoản tiền họ gửi về cho người thân hoặc đầu tư vào nước mình.
Xem thêm: System Test Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của System Test, System Testing Là Gì
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2015 các quốc gia đang phát triển đã nhận số kiều hối khoảng 441 tỉ USD, lớn gấp 3 lần số viện trợ phát triển chính thức.
Tại các quốc gia như Tajikistan, Kyrgyzstan, Nepal, Tonga và Moldova, kiều hối chiếm hơn 25% GDP trong cùng năm.