Những người làm hoàng đế đại đa phần đều có “chân mệnh thiên tử”, vậy mệnh hoàng đế có được là do đâu?

Những hoàng đế trong lịch sử đại đa số đều không phải là những người thường. Có người là đời trước tu hành rồi chuyển sinh; có người là sao trên Thiên Thượng hạ phàm; có người là Tiên, Phật, Bồ Tát, vì lợi ích của chúng sinh mà ứng hóa làm hoàng đế cứu thế; cũng có người là phúc báo của thiện tâm thuần tịnh, hoặc là phúc báo do tổ tông tích đức. Bài viết sẽ bàn về 3 trường hợp.

Đang xem: Tìm chân mệnh thiên tử là gì, chân mệnh thiên tử nghĩa là gì

Bạn đang xem: Chân mệnh thiên tử là gì

Đường Huyền Tông: Hoàng đế do đời trước tu hành

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ là con trai thứ 3 của Duệ Tông, trong những câu chuyện thông tục, dân gian thường gọi ông là Đường Minh Hoàng. Ông có cá tính anh dũng, giỏi cưỡi ngựa bắn tên, thông lịch pháp thiên tượng, lại giỏi âm luật, sở trường sáng tác nhạc khúc của Đường Huyền Tông cũng được lưu danh trong lịch sử.

Trong tác phẩm “Long thành lục” của Liễu Tông Nguyên có đoạn ghi chép rằng: Ngày rằm tháng 8 năm Khai Nguyên thứ 6 (Tết Trung thu), Thân Thiên Sư và Đạo sĩ Hồng Đô Khách đều ở trong cung nhà Đường. Thân Thiên Sư làm Đạo thuật, đưa Đường Huyền Tông và Hồng Đô Khách cưỡi mây lên trời, cùng du ngoạn cung trăng “Phủ Thanh Hư Quảng Hàn”. Trong khói mây, họ nhìn xuống Cung Quảng Hàn, trông giống như vương thành nguy nga, những nàng Tố Nga cưỡi loan trắng đang vui cười ca múa dưới gốc cây quế lớn tại Quảng Lăng. Họ còn nghe thấy tiếng âm nhạc thanh nhã. Đêm hôm sau, Đường Huyền Tông muốn lại đến phủ Tiên trên cung trăng, không cách nào được toại nguyện, ông nhớ lại hình dáng các nàng Tố Nga múa trong gió ở Tiên Cung, và âm nhạc khi đó nghe thấy, bèn biên âm luật, phổ thành khúc “Nghê thường vũ y vũ khúc”. Khúc nhạc vũ này cực kỳ thanh nhã, xưa nay chưa từng có, được truyền tụng suốt ngàn năm.

*

Đường Huyền Tông, tức Đường Minh Hoàng. Một phần bức tranh “Trương Quả kiến Minh Hoàng đồ” của Nhiệm Nhân Phát đời Nguyên. (Ảnh minh hoạ)

Còn có một thiên “Dật sử” nói rằng đời trước của Đường Huyền Tông chính là một tăng nhân yêu âm nhạc, thích thổi sáo. “Dật sử” nói rằng, những năm cuối thời Khai Nguyên, Đường Huyền Tông mộng thấy có người nói với ông rằng: “Xin ngài hãy đem 500 chiếc khăn tay, 500 bộ cà sa đến chùa Hồi Hướng bố thí”. Sau khi tỉnh dậy, ông hỏi tả hữu rằng chùa Hồi Hướng ở đâu, nhưng không có ai nghe nói đến, không ai biết. Huyền Tông bèn sai người chiêu mộ những tăng nhân có đạo hạnh cao thâm đi tìm chùa Hồi Hướng.

Rất nhanh chóng, có một tăng nhân điên đến ứng tuyển. Không ai biết ông ta từ đâu đến, tu hành ở chùa nào. Ông ta nói: “Tôi biết chùa Hồi Hướng ở đâu, tôi tìm được, đến được đó”.

Hỏi ông ta cần bao nhiêu người hỗ trợ, tăng nhân nói: “Chỉ cần đưa tôi những thứ cần đem đi và một cân hương tốt là lập tức có thể đi ngay”.

Sau khi tăng nhân điên nhận những thứ được giao phó, ông liền đi thẳng đến núi Chung Nam. Vị tăng này đi hai ngày thì đến một vùng núi cực kỳ hiểm trở, không có vết chân người, suốt dọc đường không thấy ngôi chùa miếu nào. Ông cứ đi tiếp, đi tiếp, bỗng phía trước xuất hiện một đống cối xay đá, ông ngạc nhiên nói: “Nơi này không có dấu vết con người, sao lại có những thứ này”. Tăng nhân cảm thấy đã có một tia hy vọng.

Thế là ông thắp hương mang theo bên mình rồi cắm trên cối xay. Ông cứ ở đó lễ bái cầu khấn. Mấy thời thần trôi qua, trong thung lũng dần dần sinh ra sương mù che phủ khắp nơi, cây cối trước mắt cũng không nhìn thấy. Sau khi sương mù tan, ở lưng chừng núi hiện ra tường trắng cột đỏ, kiến trúc lung linh tinh tế như bức tranh. Trong chốc lát, hình ảnh càng rõ ràng, đúng là một ngôi chùa hiện ra giữa đám mây, cổng chính và cổng phụ hai bên đều có biển lớn. Tăng nhân điên nhìn kỹ, trên tấm biển đề hai chữ “Hồi Hướng”. Ông vui mừng lắm, liền leo một mạch lên, đến cổng chùa.

Lúc đó đúng lúc hoàng hôn, trong chùa vẳng tiếng mõ và tiếng các tăng nhân tụng kinh. Người gác cổng hỏi rồi dẫn ông vào trong. Ông thấy một lão tăng, lão tăng nói với ông rằng: “Đường hoàng đế vạn phúc”. Sau đó bảo một chú tiểu dẫn ông đến thiền phòng phát khăn tay và cà sa. Mỗi thứ còn thừa lại một chiếc. Cũng may thiền phòng còn một chiếc giường trống, không có tăng nhân.

Tăng nhân điên trở lại gặp lão tăng, lão tăng cười bảo ông ngồi xuống, rồi nói với một chú tiểu ở bên rằng: “Đến căn phó đó đem cây sáo lại đây”.

Xem thêm: Vama Là Gì – Vinfast Chính Thức Là Thành Viên Của Vama

Chú tiểu đem cây sáo đến, tăng nhân điêu thấy đó là một cây sáo ngọc.

Lão tăng nói: “Cây sáo ngọc này có tên là Ma Diệt Vương. Sáo ngọc này tạm thời thay quân chủ của ông. Trong nước sẽ xảy ra tai họa loạn lạc, sẽ có vô số người chết. Thiền phòng trống đó là của quân chủ của ông, khi quân chủ của ông ở trong chùa, bởi vì thích thổi sáo nên sau đó bị giáng xuống nhân gian. Đây chính là cây sáo mà ông ấy thường thổi. Đến nay kỳ hạn đã hết, hãy mau trở về trả lại cho ông ấy”.

Lão tăng giữ tăng nhân điên ở lại chùa Hồi Hướng qua đêm. Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng xong, lão tăng nói: “Ông nên trở về đi, có thể đem cây sáo ngọc này giao cho quân chủ của ông. Còn chiếc khăn tay và bộ cà sa này của ông ấy, cũng nên để ông ấy cất giữ”.

Tăng nhân điên thi lễ cáo từ, đồng tử đưa ông ra về. Ông đi ra khỏi cổng chùa Hồi Hướng mới được vài bước thì lại thấy sương mù từ bốn phía tràn đến. Đến khi sương mù tan thì không thấy bóng dáng chùa Hồi Hướng đâu nữa.

Một phần bức thư pháp “Tích linh tụng” của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc. (Ảnh: phạm vi cộng đồng)

Tống Chân Tông: “Lai Hòa Thiên Tôn” chuyển thế

Theo ghi chép của Tống sử: Tống Chân Tông là “Lai Hòa Thiên Tôn” chuyển thế. Khi Dương Lệ ngoài 20, ông đem văn chương của mình đến yết kiến Thái tử Sài Vinh (Chu Thế Tông sau này). Đương thời Sài Vinh phụng mệnh tiết chế Thiền Châu. Sài Vinh tiếp đãi Dương Lệ rất khách khí, để họ Dương trú ở khách quán. Sau này Sài Vinh được triệu vào trong triều, Dương Lệ đành chuyển đến ở trong một ngôi chùa. Một đêm, Dương Lệ mộng thấy một người ăn mặc trang phục cổ hỏi ông rằng: “Ông có thể đi theo tôi không?” Họ Dương bèn đi theo người đó đến một tòa cung điện. Chỉ thấy cung điện đó nguy nga, lính gác hùng tráng uy vũ, không giống với người trong trần thế. Trên điện có hơn 30 người tay cầm ngọc khuê hướng về phía nam, ai nấy đều như dáng vẻ đế vương. Thế là Dương Lệ bước đến bái lạy từng người một. Trước mặt một vị ở cao nhất có một chiếc bàn, trên bàn có quyển sổ, trên có họ tên một số người. Họ Dương thấy tên mình lại ở vị trí đầu tiên, vì vậy thỉnh cầu cho biết tiền đồ hung cát.

Vị vương giả đó nói: “Ta không phải sư phụ của ông”. Sau đó chỉ một vị khác và nói: “Vị này là Lai Hòa Thiên Tôn, sau này chính là chủ của ông, ông nên hỏi ông ấy”.

Lai Hòa Thiên Tôn cười và nói với họ Dương rằng: “40 năm sau, ông sẽ lập công dựng nghiệp, thanh danh tự nhiên cũng rất hiển hách”.

Dương Lệ kính bái mãi, bỗng nhiên tỉnh dậy, ông nhớ lại giấc mộng và chép ra.

Năm Kiến Long thứ nhất đời Tống Thái Tổ (năm 960), lần đầu mở khoa thi chọn nhân tài, Dương Lệ đỗ trạng nguyên. Đến năm Đoan Củng thứ nhất đời Thái Tông (năm 988), Dương Lệ được bổ nhiệm làm Kí thất Tham quân của phủ Tương Vương (tức Tống Chân Tông sau này). Lần đầu tiên Dương Lệ trông thấy Tương Vương thì rất kinh ngạc, trở về nhà, ông nói với con trai rằng: “Lần này cha thấy dung mạo Tương Vương, chính là “Lai Hòa Thiên Tôn” mà cha đã gặp trong mộng xưa kia”.

Xem thêm: ” Sub Unit Là Gì ? Bỏ Túi 30+ Thuật Ngữ Chuyên Dùng Của Fan K

Tương Vương rất kính trọng Dương Lệ, thường xuyên khen ngợi ông. Năm 997, Hoàng thái tử Tương Vương Triệu Hằng lên ngôi, chính là Tống Chân Tông. Sau khi lên ngôi, Tống Chân Tông nhanh chóng đề bạt Dương Lệ, trong thời gian hơn một năm đã liên tiếp thăng chức cho ông, từ chức quan Hữu dụ đức (lục phẩm) thăng một mạch đến Thị lang Bộ Công, Khu mật Phó sứ (nhị phẩm). Giấc mộng kỳ lạ của vị trạng nguyên đầu tiên triều Tống này đã chứng kiến lai lịch của Tống Chân Tông đến từ Tôn Thần trên Thiên Thượng đã ứng nghiệm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *