Có khi nào bạn “bị” một người nói là “Sao sến quá vậy mày?”, hay “Mặc đồ sao sến quá vậy?”, “Anh nói chuyện nghe sến quá đi”… Tiếng Việt nhiều tầng nhiều nghĩa lắm. Mà đôi khi gặp quá nhiều ngữ cảnh có sử dụng từ sến rồi vẫn không hiểu sến là gì? Rồi cả ngay khi hỏi lại đứa bạn là “Sến là gì mày? Sao lại nói tao sến?” thì lại chỉ nhận được câu trả lời ngắc ngứ. Vậy sến là gì mà cả người nói cũng không hiểu ý nghĩa của nó? Cùng La Factoria Web tìm hiểu ngay nào. 

*

Sến có nghĩa là gì? Trên Facebook sến có nghĩa là gì?

Nội dung bài viết

Sến là gì? Ý nghĩa của từ sến

Theo từ điển tiếng Việt thì sến có 2 nghĩa với 2 từ loại khác nhau là:

Sến (danh từ). Dùng để chỉ loài cây to cùng họ với cây vú sữa, gỗ tốt, không mọt, dùng để làm nhà hoặc đóng đồ đạc. Đặc điểm của loài cây lá mọc rất sát nhau, có láng mịn và thơm, gỗ có chất dầu, thường dùng để đóng thuyền.

Đang xem: Từ sến là gì, bạn có biết hành Động sến là như thế nào? nguồn gốc lịch sử và Ý nghĩa của từ sến”

ADVERTISEMENT

Sến (tính từ). Dùng để chỉ hành động, lời nói, cử chỉ, sự vật có sức lãng mạn quá mức, ủy mị, sướt mướt, văn thơ quá nhiều, không tự nhiên và khiến đối phương ngại ngùng, xấu hổ. 

Thực chất, thì sến được hiểu theo nghĩa của từ sến (tính từ) nhiều nhất. Và trong giao tiếp hàng ngày, đoạn câu được trình bày ở đầu bài thì sến được hiểu nghĩa tương tự với nghĩa từ sến với vai trò là tính từ. 

Song với sự phát triển của tiếng Việt để thích ứng với nhiều hoàn cảnh giao tiếp, cũng như bộc lộ rõ hơn thái độ, cảm xúc thì từ sến diễn tả ý nghĩa khác nhau trong các trường hợp cụ thể. Vậy trong những trường hợp đó sến là gì? Trước tiên chúng ta cần sơ lược qua nguồn gốc của từ sến. 

Nguồn gốc sử dụng từ sến 

“Sến” quả là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu cắc cớ hỏi lại: “Sến” là gì ? thì e rằng người vừa bình phẩm cũng… ngắc ngứ vì không thể giải thích một cách thỏa đáng.

Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo cho rằng, từ sến bắt nguồn từ “sen” trong “con sen”- từ gốc Pháp vào những năm 30, 40 của thế kỳ XX dùng để chỉ cô giúp việc ở miền Bắc. Nhưng nghĩa này so với ý nghĩa thường dùng của từ sến bây giờ xem ra khó được nhiều người đồng ý. 

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan lại cắt nghĩa sến vốn có nguồn nguyên từ cụm từ là “Maria Sến”- đọc theo lối Việt hóa tên nữ diễn viên người Áo Maria Schell. Cô Schell trở thành hiện tượng ở các đô thị miền Nam đầu những năm 1960, sau khi thủ vai một vũ nữ hộp đêm hát múa một cách khiêu khích, bốc lửa trong phim Anh em nhà Karamazov – Hollywood dựng năm 1958 theo tác phẩm của đại văn hào Nga Dostoievsky.

*

Nữ diễn viên Maria Schell với biệt danh Mari “Sến”.

Từ Mari Sến thoạt tiên được dùng như một biến âm của Maria Schell để chỉ dạng hành động thái quá của giới trẻ. Đáng chú ý rằng bài Mambo Italiano mà cô Sến Tây trình diễn không liên quan gì đến tốc độ của nhạc sến Ta. Cứ cho rằng “sến” có nguồn gốc từ phiên âm tiếng nước ngoài, nhưng chắc hẳn phải có một sự tương hợp với từ sẵn có trong nước thì người ta mới đọc Schell thành Sến chứ không phải thành Seo hay Cheo gì đó.

Lại có những thông tin cho rằng sến là cách chỉ loại nhạc vàng như ngày nay. Hồi đó các ca sĩ hát nhạc vàng thường bị chê là sến. Ca sĩ Hương Lan, mấy năm trước phát biểu trên báo: “Tôi không biết những người hay dùng từ sến để chê một bài nào đó, họ có hiểu sến là gì hay không; hay cái gì không thích thì đều cho là sến. Cũng như từ cải lương vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại”.

Sến còn có mặt trong công cụ chơi nhạc có tên là đàn sến thường có trong trình diễn âm nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ ngày nay. Trong đó, đàn sến có thể coi là “người phát ngôn” lâu đời và chủ chốt của dòng nhạc tài tử. Nó có mặt cả trong dàn nhạc tuồng.

Rất có thể thuở xưa, khi nghe một bản đàn tài tử cải lương chơi bằng đàn sến thật hay, người nghe đã thấy âm nhạc đó sao mà tình cảm quá, sao mà ướt át, ủy mị quá mà thốt lên: “Chơi thế này mới gọi là sến!”. Và sến xuất hiện ngay lúc đó nhỉ? Sến đã trở thành tính từ đồng nghĩa với mùi mẫn, tình cảm, đi vào lòng người.

Xem thêm: Ur Là Gì ? Ảnh Hưởng Dr Ur Trong Seo Ur Là Gì, Nghĩa Của Từ Ur

*

Hình ảnh của đàn sến.

Nhìn chung, có thể hiểu sến có nguồn gốc từ thời Pháp, dùng để chỉ hoặc nhắc đến 1 hành động, cử chỉ, đi đứng ăn mặc, cách nói… vượt quá sự bình thường trong cuộc sống này. Hay nói cách khác là làm quá lên để gây sự chú ý, kích thích sự tò mò của người khác. Đay là cách hiểu tổng quan nhất cho mọi nghĩa của từ sến. 

Sến là gì trên Facebook? 

Từ sến ngày nay được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày với tư cách là tính từ, để chỉ sự bộc lộ tình cảm quá đà. Sến là chỉ cách nc ướt át, kiểu tình cảm thái quá khiến đối phương ngại ngùng, xấu hổ. Hay cũng chỉ những trang phục lòe loẹt, không hợp thời, nhìn có vẻ “quê quê”. 

Sến trên facebook còn dùng để nói về những ca khúc bolero ướt át, ca từ tình cảm, lãng mạn… 

Một số câu nói thường sử dụng từ sến trên mạng xã hội để bạn hình dung được nghĩa của từ sến là gì. 

Anh nói chuyện sến quá! Em nổi da gà rồi đây nè. Nhạc này nghe sao sến quá mày.Nghe nhạc sến không em ơi.Tui chia tay ông đó rồi. Ổng sến quá, không hợp với tui.

Cộng đồng mạng xã hội thường hiểu nghĩa sến là như vậy. Đơn giản và ngắn gọn. Hầu như nghĩa của từ sến với danh từ là chỉ một loại cây thì không được nhiều người biết đến và sử dụng. 

Nhạc sến là gì? 

Hồi đó, một số hãng phát hành băng đĩa ở Sài Gòn cho ra hàng loạt sản phẩm gắn mác nhạc vàng. Nhạc vàng khi đó chỉ những bản tình ca theo thẩm mỹ đương thời, ngoài đề tài tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đương nhiên lồng vào những nội dung mang tính chính trị.

Không mấy ai tìm cách định nghĩa nhạc sến. Cách gọi này mang tính chủ quan nhiều hơn, trong đó sến có thể vẫn chỉ là tính từ. Nó thể hiện sự cảm nhận, và nhiều khi một thái độ đối với âm nhạc hơn là gọi tên một dòng nhạc.

Sau đó có dòng nhạc phát triển rất nhanh ăn sâu vòng lòng quần chúng, dòng nhạc trữ tình, mùi mẫn dễ nghe nhưng giai điệu du dương và có một giai đoạn bị một số tầng lớp ghét nên áp cho cái tên “nhạc sến”. Nhưng hiện nay dòng nhạc này được các người trung niên, cao tuổi rất thích nghe vì nhạc nhẹ, ca từ dễ nghe.

*

Ca sĩ Ngọc Sơn có biệt danh là “Ông Hoàng nhạc sến”.

Xem thêm:

Nhạc sến hay thơ sến là những bài hát được nhiều người yêu thích với ca từ dễ nghe đặc biệt là những người lớn tuổi U40. Sến trong âm nhạc thường là những bài hát chữ tình mang âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng và nhiều cảm xúc. Những bài nhạc sến trong tình yêu thường gắn với hình ảnh sông, trăng, biển, rừng… để miêu tả tình yêu đôi lứa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *