Nếu bạn đang là sinh viên và muốn tìm kiếm một công viên bán thời gian vừa mang lại một nguồn thu nhập ổn định, vừa có thêm cơ hội để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, kiến thức thì trợ giảng tiếng Anh sẽ là một trong những sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn trẻ chưa biết trợ giảng tiếng Anh là gì và công việc cụ thể cần làm gồm những gì. Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trợ giảng tiếng Anh là gì?
1. Công việc trợ giảng tiếng Anh
Trợ giảng là tên tiếng Việt của Teaching assistant, có nghĩa là người hỗ trợ, giúp đỡ cho giáo viên dạy chính trong lớp.
Trong một số lớp học ngoại ngữ, sẽ có những học viên học lực kém hơn, chưa thể hiểu hết những gì giáo viên nói hoặc có ý kiến thắc mắc muốn trao đổi với giáo viên nhưng gặp khó khăn về ngôn ngữ. Lúc này, trợ giảng tiếng Anh sẽ là người hỗ trợ học viên giao tiếp với giáo viên thông qua việc phiên dịch.
Tuy không phải người dạy chính nhưng vai trò của trợ giảng cũng rất quan trọng, bởi họ chính là cây cầu kết nối giữa học viên với giáo viên trong lớp, giúp quá trình giảng dạy diễn ra trôi chảy mà học viên vẫn có thể hiểu và theo kịp bài.
2. Chi tiết công việc và mức lương
Đối với các lớp ngoại ngữ cho trẻ mầm non và tiểu học, song song với việc trợ giúp giáo viên dạy chính để luôn đảm bảo chất lượng tốt cho mỗi buổi học, bạn sẽ có thêm nhiệm vụ chuẩn bị đồ dùng học tập, dụng cụ phục vụ cho công việc giảng dạy. Đặc biệt, công việc trợ giảng tiếng Anh hệ mầm non, tiểu học này đòi hỏi bạn phải là một người vui vẻ, hòa đồng, yêu trẻ con để luôn tạo cho các bé môi trường học tập an toàn, thân thiện và khơi gợi được cảm hứng học tập.
Đa phần môi trường làm việc của trợ giảng tiếng Anh là tại cái trung tâm Anh Ngữ.
Tùy vào từng trung tâm mà trợ giảng còn phải là người trực tiếp làm việc với phụ huynh, thường xuyên gọi điện để thông báo cho phụ huynh về tình hình học tập của học viên.
Nhìn chung, mức lương kiếm được từ công việc trợ giảng tiếng Anh sẽ cao hơn so với các công việc bán thời gian khác như bán hàng, phụ bếp hay phục vụ đồ ăn tại các cửa hàng tiện lợi…
Mức lương thấp nhất là 20.000 đồng/ giờ và cao nhất có thể là 40.000 đồng/ giờ tùy vào từng trung tâm tiếng Anh cũng như hệ học mà bạn làm trợ giảng. Các trung tâm chuyên về học thuật như KTDC, ACET hay YOLA sẽ có mức lương cao hơn so với các trung tâm chỉ cung cấp các khóa học giao tiếp hay ngữ pháp thông thường.
Công việc trợ giảng tiếng Anh – Những lợi ích và khó khăn
1. Trợ giảng tiếng Anh – nhiều niềm vui, thêm trải nghiệm
Lý do mà nhiều người lựa chọn công việc trợ giảng không chỉ bởi mức lương cao, ổn định mà còn bởi môi trường làm việc mang đến cho bạn rất nhiều những cơ hội học hỏi, trải nghiệm để trau dồi thêm vốn sống, kĩ năng sống cũng như kiến thức học tập về tiếng Anh.
Làm việc, tiếp xúc với nhiều người giúp bạn rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt hơn, hiểu biết thêm nhiều kiến thức phong phú. Ngoài ra, làm việc tại các trung tâm tiếng Anh mang đến cho bạn môi trường năng động, trẻ trung hơn, có cơ hội để phát triển và khám phá bản thân.
Đang xem: Công việc trợ giảng là gì, bạn Đã biết trợ giảng tiếng anh là gì
Đặc biệt với những bạn sinh viên đang theo học ngành sư phạm thì công việc trợ giảng không những giúp bạn có kinh nghiệm giảng dạy thực tế mà còn được học hỏi cách dạy trực quan, sinh động của giáo viên nước ngoài.
Xem thêm: Lên Đồng Là Gì ? Tính Chất, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Đồng Trong Cuộc Sống
Xem thêm: Phụ Phí Thc Là Phí Gì ? Phí Thc Tại Việt Nam Hiện Nay Áp Dụng Phí Thc Như Thế Nào Tại Việt Nam
Đây là những điều mà chắc chắn bạn sẽ không thể học hỏi được trên ghế nhà trường nhưng lại vô cùng cần thiết cho công việc sau này.
2. Trợ giảng tiếng Anh – những áp lực và trách nhiệm
Tuy trợ giảng không phải là người đứng lớp chính song kết quả học tập của học viên cũng như chất lượng buổi học tốt hay không cũng có một phần trách nhiệm của bạn.
Đặc biệt nếu trung tâm yêu cầu trợ giảng làm việc trực tiếp với phụ huynh thì trách nhiệm và áp lực của bạn sẽ càng cao hơn. Phụ huynh sẽ thường phàn nàn với trợ giảng đầu tiên nếu có điều gì đó khiến họ không hài lòng hoặc con họ xảy ra việc gì ngoài ý muốn trong lớp học.
Khi làm việc với các bạn nhỏ, tính chất của học viên thường rất hiếu động nên nếu để xảy ra việc té ngã hay đánh nhau trong lớp, bạn chắc chắn sẽ là người bị khiển trách. Vậy nên khi làm công việc trợ giảng, luôn cần bạn tự rèn luyện cho mình sự nhanh nhạy, khả năng quan sát bao quát tốt để duy trì trạng thái lớp học trong tầm kiểm soát.
Điều kiện để trở thành trợ giảng tiếng Anh là gì?
Chắc chắn yếu tố đầu tiên để bạn có thể ứng tuyển làm trợ giảng của các trung tâm tiếng Anh chính là có trình độ tiếng Anh từ mức khá trở nên, ngữ pháp cơ bản nắm vững và nghe nói thành thạo.
Có các chứng chỉ về ngoại ngữ như TOEIC, IELTS hay TOEFL sẽ là một lợi thế tốt cho bạn trong quá trình xin ứng tuyển vào các trung tâm Anh Ngữ.
Tuy nhiên, nếu chưa có cũng đừng quá lo lắng vì thông thường bạn sẽ phải trải qua các vòng kiểm tra trước khi được nhận vào làm, nếu kĩ năng của bạn tốt thì khả năng trúng tuyển vẫn rất cao. Trước khi vào làm bạn cũng sẽ được training để học hỏi và làm quen dần với công việc.
Đối tượng để ứng tuyển vào vị trí trợ giảng tiếng Anh không nhất thiết phải là sinh viên của khối ngành Sư Phạm tiếng Anh hay chuyên ngành theo học là tiếng Anh. Nếu bạn là sinh viên của ngành khác nhưng có kĩ năng tiếng năng tiếng Anh tốt và yêu thích công việc thì đều có thể trở thành trợ giảng.
Ngày nay có rất nhiều các trung tâm tiếng Anh mọc lên, nhu cầu tuyển trợ giảng tiếng Anh cũng ngày một tăng cao, bạn có thể tìm kiếm trên các trang tìm việc uy tín như Ybox. Bạn cũng cần trang bị cho mình một CV tiếng Anh không cần quá màu mè nhiều chữ mà cần đúng chuẩn ngữ pháp và nêu được những ưu điểm của bản thân như có khả năng kết nối tốt, làm việc hiệu quả với các bé hay năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Nếu chưa biết viết CV xin việc bằng tiếng Anh và phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh , hãy lên mạng và tìm kiếm để có một CV đúng chuẩn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng nhé.
Trợ giảng tiếng Anh thực sự là công việc đáng thử nếu bạn đang còn là sinh viên. Hi vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ ở trên, bạn có thể phần nào hiểu được về tính chất công việc và giúp bạn chuẩn bị hành trang tốt hơn nếu đang có ý định ứng tuyển vào vị trí này.