Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Đang xem: Chấp hành pháp luật là gì, Ý thức chấp hành pháp luật
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn đang thực hiện pháp luật chính là các hình thức như: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Vậy hiểu một cách cụ thể thực hiện pháp luật là gì?
Dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
Từ việc hiểu Thực hiện pháp luật là gì có thể khái quát hai đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật đó là:
– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật
– Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.
Các hình thức thực hiện pháp luật
Như phần đầu cũng đã đề cập về thực hiện pháp luật là gì?, thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức. Vậy cụ thể những hình thức được thể hiện như thế nào?
– Hình thức đầu tiên là tuân thủ pháp luật:
Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.
Ví dụ: Việc một người không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe chở quá số người quy định,… là người đó đã tuân thủ pháp luật
– Hình thức thứ hai là thi hành pháp luật (hay còn gọi là chấp hành pháp luật):
Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ người thân khi họ già yếu… v.v
– Hình thức thứ ba là sử dụng pháp luật:
Tại hình thức này chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình. Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.
Xem thêm: “Tiêu Chuẩn Châu Âu Tiếng Anh Là Gì ? Tiêu Chuẩn Châu Âu Tiếng Anh Là Gì
Ví dụ: Cán bộ Ủy ban nhân dân xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân.
– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là áp dụng pháp luật:
Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi vào đường ngược chiều hay không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ.
Hình thức áp dụng pháp luật có một số đặc điểm đó là:
– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
– Áp dụng pháp luật là hoạt động có thủ tục phức tạp và chặt chẽ được pháp luật quy định cụ thể (ví dụ như trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng được pháp luật quy định một cách chi tiết)
– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo
– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt cho từng quan hệ xã hội nhất định.
Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật gồm hai giai đoạn chính được xác định như sau:
– Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật)
– Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật
Để hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay được hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên cũng có thể khái quát một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật đó là:
– Cần có những buổi họp báo, thông cáo báo chí về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật
– Các thông tin pháp luật cần được đăng tải trên các trang thông tin điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…
– Đồng thời một biện pháp cũng khá phổ biến đó chính là kết hợp với việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp tại các địa phương. Hoặc trực tiếp thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính hay hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo.
– Ngoài ra cũng có thể tư vấn, hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các thông tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân cũng được khuyến khích
Trên đây, với những thông tin về chủ đề Thực hiện pháp luật là gì? chúng tôi tin rằng Quý khách hàng dã phần nào hiểu được về thực hiện pháp luật cũng như các hình thức thực hiện pháp luật theo quy định của pháp luật.
Trường hợp gặp bất kỳ vướng mắc gì liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.