Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Xuân Thiên – Bác sĩ cấp cứu – Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa quốc tế gocnhintangphat.com Times City

Ngất do phản xạ phế vị thường không nguy hiểm và không phải can thiệp điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên người bị ngất có thể có tổn thương trong giai đoạn bị ngất, và cần phải kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân ngất nguy hiểm như rối loạn nhịp tim hay các nguyên nhân ngất từ thần kinh trung ương.

Đang xem: Ngat, thay doi tu the, vasovagal là gì, ngất do phản xạ thần kinh phế vị

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị (Vasovagal Syncope) là một hiện tượng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mạnh với một tác nhân cụ thể nào đó, ví dụ như nhìn thấy máu, quá đau khổ, xúc động về tình cảm dẫn đến mất ý thức trong thời gian ngắn. Nó còn có thể được gọi là ngất do phản xạ tim mạch thần kinh.

Phản xạ phế vị làm nhịp tim, huyết áp tụt xuống đột ngột, gây giảm dòng máu tưới não gây ra mất ý thức trong thời gian ngắn.

Ngất do phản xạ phế vị thường không nguy hiểm và không phải can thiệp điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên người bị ngất có thể có tổn thương trong giai đoạn bị ngất, và cần phải kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân ngất nguy hiểm như rối loạn nhịp tim hay các nguyên nhân ngất từ thần kinh trung ương.

Ngất xỉu

Trước khi có biểu hiện ngất, nạn nhân có thể có những biểu hiện tiền triệu như:

Da xanh xaoĐột ngột thấy hoa mắt, tầm nhìn hạn chế (đôi khi được mô tả như tối sầm mặt,…)Buồn nônCảm giác nóng bừng, hay lạnh toát mồ hôiNgápNhìn mờ

Khi bị ngất, người chứng kiến có thể thấy:

Giật nhẹ, hoặc cử động bất thườngMạch chậm, yếu

Ngất do phản xạ phế vị thường hồi phục trong vòng 1 phút. Tuy nhiên nếu đứng dậy quá sớm sau khi ngất (trong vòng khoảng 15 đến 30 phút), bạn sẽ có nguy cơ bị ngất lại.

Xem thêm: Taluy Là Gì – Taluy Âm Là Gì

Khi luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt, ngất xỉu có thể bạn đang mắc bệnh cơ tim

Ngất do phản xạ phế vị xảy ra do một phần của hệ thần kinh (phần điều hòa nhịp tim, huyết áp) bị kích thích bởi một tác nhân gây ra, chẳng hạn như nhìn thấy máu.

Nhịp tim của bạn sẽ bị giảm, mạch máu ở chi bị giãn (đặc biệt hai chân). Làm máu bị ứ trệ ở ngoại vi, gây hạ huyết áp. Kết hợp giữa nhịp tim chậm, huyết áp tụt làm giảm tưới máu não nhanh chóng gây nên hiện tượng ngất.

Một số trường hợp ngất do phản xạ phế vị không có yếu tố gây ra, tuy nhiên những yếu tố thường gặp bao gồm:

Đứng trong thời gian dàiTiếp xúc với nhiệt độ caoNhìn thấy máuBị lấy máuSợ hãi do chấn thươngCăng thẳng, chẳng hạn như gắng sức để đi ngoài

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của tiền ngất (hoa mắt, tối sầm mặt,…), bạn nên nằm hoặc xuống và nâng cao chân. Việc này giúp duy trì dòng máu tưới não. Nếu bạn không thể nằm, bạn nên ngồi xuống và để đầu ở giữa hai đầu gối cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Ngất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh lý từ tim mạch hoặc thần kinh. Nên bạn cần đến bệnh viện kiểm tra khi bị ngất bất kể là nguyên nhân gì, đặc biệt nếu bạn chưa bao giờ xuất hiện ngất trước đây.

Xem thêm: Vitamin Sea Là Gì – Sea Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

Khoa Khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gocnhintangphat.com giữ chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Chủ đề: Tụt huyết áp Sơ cứu ngất xỉu Ngất phế vị Ngất xỉu đột ngột Ngất do phản xạ thần kinh phế vị Ngất xỉu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *