Acid Uric Là Gì? Chỉ Số Axit Uric Trong Máu và Điều Cần Biết – Vhea Việt Nam – Sức Khỏe và Y Tế Cộng Đồng
Bloggar Bloggar
Axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nhân purin có trong các loại thực phẩm. Chỉ số axit uric trong xét nghiệm máu quá cao hoặc quá thấp đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải các vấn đề bất thường.
Đang xem: Xác Định chỉ số acid là gì, chỉ số acid uric (axit uric) là gì
Axit uric là gì?
Axit uric là gì?
Axit uric (acid uric) có công thức hóa học C5H4N4O3 là hợp chất dị vòng của oxy, hydro, carbon và nito được tạo thành trong quá trình chuyển hóa các nhân purin có trong thực phẩm. Acid uric bị enzyme uricase trong cơ thể biến đổi thành allatonin và đào thải qua đường tiểu.Thành phần này chủ yếu được thải trừ qua đường tiết niệu, một số ít sẽ được thanh thải qua mồ hôi, đường tiêu hóa và chỉ tồn đọng trong máu với số lượng hạn chế.
Hiện nay, chỉ số axit uric trong xác định bằng cách xét nghiệm máu. Chỉ số này được sử dụng nhằm chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý nhưgout (gút), bệnh Wilson, hội chứng Fanconi, sỏi urat ở thận,…
Các chỉ số axit uric trong xét nghiệm máu
Như đã đề cập, chỉ số axit uric trong xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Chỉ số này quá cao hoặc quá thấp đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp phải các vấn đề bất thường. Trong khi đó, chỉ số axit uric ở mức cân bằng là dấu hiệu tốt cho thấy sức khỏe đang trong trạng thái ổn định.
Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu có giá trị chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý
1. Chỉ số axit uric thấp ( Bệnh xanthin niệu Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) Bệnh to đầu chi (Acromegaly) Bệnh Wilson Hội chứng SIADH (rối loạn hormone tuyến thượng thận) Hội chứng Fenconi
Thực tế, chỉ số axit uric thấp không thể cải thiện bằng việc điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Đa phần các nguyên nhân gây ra tình trạng này đều có tính chất di truyền và khó điều trị hoàn toàn. Trong trường hợp này, bạn nên thăm khám và tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
2. Chỉ số axit uric bình thường (3 – 7mg/ dl)
Chỉ số axit uric bình thường dao động từ 3 – 7mg/ dl. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ số này còn phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng nên thường không có tính đồng nhất ở các đối tượng.
Giới hạn bình thường của axit uric ở trẻ em, phụ nữ và nam giới, bao gồm:
Trẻ em 3 – 4mg/ dl Nữ giới 1.9 – 7.5mg/ dl Nam giới 2.5 – 8mg/ dl
Chỉ số axit uric ở mức cân bằng cho cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp phải các vấn đề bất thường.
3. Chỉ số axit uric cao (> 6 – 7mg/ dl)
Chỉ số axit uric cao được xác định khi nồng độ axit uric trong máu nhiều hơn 7mg/ dl (nam giới) và trên 6mg/ dl (với nữ giới). Tuy nhiên nếu nồng độ cao hơn không đáng kể (8 – 9mg/ dl), tình trạng này thường không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng.
Trong trường hợp axit uric máu cao hơn 10mg/ dl, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc cần thiết. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi tăng axit uric có triệu chứng, đe dọa đến bệnh lý tim mạch hoặc có dấu hiệu hủy tế bào quá nhiều (ở bệnh nhân ung thư).
Các nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao:
80% trường hợp tăng axit uric không thể xác định được nguyên nhân (tăng axit uric máu tiên phát) Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin như thịt đỏ, hàu, tôm, mực,… hoặc dùng các loại thức uống làm cản trở quá trình đào thải axit lactic như rượu bia. Do các tổ chức bị phá hủy (hóa xạ trị các khối u ác tính) Thiếu máu tan huyết (thiếu G6PD, bệnh hồng cầu lưỡi liềm, sốt rét) Gia tăng chuyển hóa tế bào (u lympho, bệnh bạch cầu cấp) Suy thận, tổn thương ống thận xa Suy tim ứ huyết Nghiện rượu cấp Sử dụng thuốc lợi tiểu, aspirin và một số loại thuốc khác Suy cận giáp trạng Nhiễm độc thai nghén Tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng cấp Chấn thương Ngộ độc chì Suy giảm chức năng tuyến giáp
Thực tế cho thấy, tăng axit uric máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là tăng axit uric máu vô căn, hóa xạ trị, tổn thương thận và chế độ ăn uống không phù hợp.
Nồng độ axit uric tăng đến một ngưỡng nhất định (tùy cơ địa mỗi người) có thể gây sỏi urat ở thận, bệnh gout, cao huyết áp,… Trong đó, bệnh gout (chứng thống phong) được xem là bệnh lý có mối liên hệ mật thiết nhất với tình trạng tăng axit uric máu.
Cách khắc phục tình trạng axit uric cao
Có nhiều cách giảm axit uric trong máu như điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc. Trong đó, thay đổi lối sống là biện pháp được áp dụng với hầu hết các trường hợp tăng axit uric. Dùng thuốc chỉ được cân nhắc đối với trường hợp tăng axit uric đã phát sinh triệu chứng, đe dọa đến bệnh lý tim mạch hoặc có hiện tượng hủy tế bào quá mức.
1. Điều chỉnh thói quen ăn uống
Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin là một trong những nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu. Chính vì vậy, người có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu đạm có nguy cơ bị sỏi urat ở thận và bệnh gout cao hơn so với người có chế độ ăn thanh đạm.
Để giảm nồng độ axit uric trong máu, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc sau:
– Hạn chế/ tránh dung nạp thực phẩm chứa purin:
Tuyệt đối không dùng các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ và nội tạng động vật. Bên cạnh đó, cần hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin tương đối như cua, ghẹ, tôm, mực, mỡ động vật, thức ăn nhanh, nấm, đậu nành, súp lơ, măng tây,…
Người có chỉ số acid uric cao nên tránh dùng thực phẩm chứa nhiều purin như tôm, thịt đỏ, mực,…
– Không dùng rượu bia:
Rượu bia không phải là nguyên nhân trực tiếp làm tăng quá trình tổng hợp axit uric. Tuy nhiên khi dung nạp vào cơ thể, các thức uống này chuyển đổi thành axit lactic. Axit lactic trong rượu bia làm cản trở quá trình đào thải và tăng hoạt động tái hấp thu axit uric ở ống thận. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều rượu bia còn gây hại lên gan, thận, tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
– Hạn chế dùng nước ngọt có gas:
Nước ngọt có gas có thể khiến cơ thể bị thừa cân – béo phì. Một số nghiên cứu cho thấy, người béo phì có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa cao hơn so với người có vóc dáng cân đối. Do đó, thừa cân – béo phì có thể gây rối loạn quá trình tổng hợp, dẫn nhập và bài tiết khiến nồng độ acid uric trong máu có xu hướng tăng lên đáng kể.
Hơn nữa, dùng nhiều nước ngọt có gas còn gây áp lực lên thận khiến cơ quan này suy giảm khả năng đào thải axit uric và một số độc tố. Bên cạnh đó với hàm lượng phosphate cao, loại thức uống này còn thúc đẩy tốc độ lão hóa, tăng nguy cơthoái hóa khớpvà kích thích hiện tượng viêm đau ở vùng khớp bị tổn thương.
– Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C:
Người có chỉ số axit uric cao nên bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, bưởi, quýt, dâu tây, táo, lê, nho, cherry,… Các nghiên cứu khoa học đều nhận thấy, bổ sung từ 500 – 100mg vitamin C mỗi ngày có khả năng giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng khả năng đào thải của thận.
– Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày:
Uống nhiều nước giúp kiềm hóa nước tiểu và thúc đẩy hoạt động bài tiết axit uric. Ngoài ra, thói quen này còn giúp làm loãng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu và hạn chế nguy cơ hình thành sỏi urat ở thận. Để tăng hiệu quả giảm axit uric trong máu, bạn nên sử dụng các loại nước uống có độ pH kiềm và chứa nhiều khoáng chất.
– Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây:
Người có nồng độ axit uric cao cần bổ sung rau xanh và trái cây trong bữa ăn hằng ngày. Các nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng, kiềm hóa nước tiểu và tăng khả năng đào thải axit uric.
Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh giúp làm giảm chỉ số axit uric trong máu
Bên cạnh đó, dung nạp thực phẩm chứa nhiều chất xơ còn làm giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa ở người cao tuổi và các trường hợp bị thừa cân – béo phì. Hơn nữa, tiêu thụ nhiều rau xanh và trái cây còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường,viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính,…
2. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt
Axit uric là sản phẩm thoái giáng nhân purin có trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên ngoài thói quen ăn uống, chỉ số acid uric tăng cao còn có thể là hệ quả do một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Vì vậy để làm giảm axit uric trong máu, bạn nên xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh:
Dành từ 15 – 30 phút/ ngày để tập thể dục (yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…). Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân – béo phì và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa và thúc đẩy hoạt động đào thải của thận. Tuyệt đối không thức khuya quá 12 giờ và cần đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Thói quen này làm giảm hoạt động của thận và gây gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó vô tình khiến axit uric tồn đọng trong nước tiểu và máu. Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng và thông báo với bác sĩ. Thực tế cho thấy, tăng acid uric máu có thể xảy ra do sử dụng thuốc lợi tiểu, aspirin và một số loại thuốc điều trị khác. Tuyệt đối không hút thuốc lá và dùng chất kích thích. Các thói quen này không tác động trực tiếp đến quá trình tổng hợp và bài tiết axit uric. Tuy nhiên, các hóa chất trong khói thuốc có thể gây rối loạn chuyển hóa và gián tiếp làm tăng chỉ số axit uric trong máu.
3. Dùng thuốc giảm axit uric trong máu
Thuốc giảm axit uric có khả năng giảm nhanh lượng axit uric trong máu và nước tiểu. Tuy nhiên do tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết như chỉ số axit uric quá cao (hơn 12mg/ dl), tăng axit uric đã phát sinh triệu chứng, đe dọa đến bệnh lý tim mạch hoặc có dấu hiệu hủy tế bào quá mức (xảy ra ở bệnh nhân ung thư can thiệp hóa xạ trị).
Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng các loại thuốc làm giảm axit uric trong máu
Hiện nay có 3 nhóm thuốc giảm axit uric chính bao gồm:
Thuốc ức chế tổng hợp acid uric (ức chế enzyme xanthine oxidase):Nhóm thuốc này có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase nhằm hạn chế tổng hợp acid uric trong máu. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có Febuxostat, Allopurinol, Topiroxostat,… Thuốc tăng thải trừ axit uric:Nhóm thuốc này có tác dụng tăng thải trừ axit uric qua đường tiểu bằng cách ức chế URAT 1 (enzyme chịu trách nhiệm tái hấp thu axit uric ở ống thận). Thuốc tăng thải trừ axit uric thường được dùng với thuốc ức chế enzyme xanthin oxydase trong trường hợp nồng độ axit uric không thuyên giảm khi dùng đơn độc thuốc ức chế tổng hợp acid uric. Thuốc phân hủy axit uric:Thuốc phân hủy axit uric cung cấp enzyme uricase ở dạng tái tổ hợp nhằm tăng phân hủy axit uric thành allatonin. Sau đó, thành phần này được hòa tan với nước tiểu và được bài tiết ra bên ngoài. Nhóm thuốc này có khả năng hạ axit uric nhanh và được chỉ định trong trường hợp đã hình thành hạt tophi hoặc gout kháng trị với các loại thuốc khác.
Các loại thuốc giảm axit uric máu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm khi sử dụng. Vì vậy, chỉ nên dùng loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, nên kết hợp với lối sống lành mạnh và khoa học để hỗ trợ điều chỉnh, kiểm soát chỉ số axit uric.
Xem thêm: Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Là Gì ? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Điều Trị
Bài viết đã tổng hợp những thông tin có liên quan đến axit uric và cách làm giảm axit uric hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ có giá trị tham khảo. Trong trường hợp có chỉ số axit uric bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe và đề xuất các phương án khắc phục an toàn, hiệu quả.