Trước khi hiệp định TPP được ký kết thì phương pháp Zeroing (quy về bằng không) là phương pháp mà các nước phát triển (điển hình như Hoa kỳ) thường sử dụng nhằm bảo hộ các tập đoàn sản xuất trong nước, trước sự nhập khẩu (lấn sân nhà) của các nước đang phát triển (điển hình như Việt nam) với chiêu bài “chống bán phá giá”. Thực tình mà nói đây chính là phương pháp của những người giàu, ăn hiếp kẻ nghèo mà doanh nghiệp của các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều rào cản bất hợp lý trong thương mại Quốc tế (lẻ phải thuộc về kẻ mạnh).

*
kẻ Giàu người Nghèo

Nhưng cửa ngỏ luật pháp lúc nào cũng đưa tiêu chí cạnh tranh lành mạnh làm căn bản cho các Hiệp ước mậu dịch, chẳng hạn nội dung cam kết về Phòng vệ Thương mại trong TPP gồm 02 phần chính chính: (i) Các quy định về biện pháp tự vệ và (ii) Các quy định về thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, chỉ là lời hứa suông hay sao? Các nước phát triển họ không dại gì mà chơi tay ngang để phải mang tiếng “to đầu mà dại”, những câu chuyện “Luật” và “Lệ” sẻ được họ sử dụng nhuần nhuyển trong quá trình “bảo hộ mậu dịch” của mình, có điều doanh nghiệp của các nước đang phát triển, lơ tơ mơ chỉ nhận ra nghĩa “bóng” mà không thấy nghĩa “đen”, vội vàng xuất khẩu ồ ạt để nhanh chóng mang hầu bao “USD” trở về. Câu chuyện Phú ông và thằng Bờm trong thời cơ chế thị trường lẫn lộn những buồn vui và nước mắt.Bán phá giá là gì?Bán phá giá được định nghĩa một cách đơn giản là khi hàng hóa được bán ở nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó tại thị trường nội địa (thị trường nước xuất khẩu). Tuy nhiên, để xác định được doanh nghiệp xuất khẩu có bán phá giá hay không và xác định biên độ bán phá giá thì rất phức tạp, bởi doanh nghiệp xuất khẩu thường bán vào nước nhập khẩu nhiều lô hàng và mỗi lô hàng lại có những mức giá khác nhau.Phương pháp Zeroing là gì?Phương pháp Zeroing có nghĩa là “quy về không” trong quá trình tính biên độ phá giá, phương pháp tính toán Zeroing cho phép quy về không tất cả các giao dịch có biên độ phá giá âm.Ví dụ, nếu một nhà xuất khẩu sản phẩm cá Da trơn bị điều tra thực hiện 7 giao dịch xuất khẩu, theo thứ tự có biên độ phá giá là: 20%, 18%, -12%, -19%, -8%, 10%, -11% , nếu không sử dụng phương pháp zeroing, bình quân biên độ phá giá của nhà xuất khẩu này sẽ là: (20% + 18% – 12% – 19% – 8% + 10% – 21%): 7 = -1,7% (do kết quả âm nên cá Da trơn không bị áp thuế).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *