Trong lịch sử xã hội loài người, ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Bài viết phân tích Sự hình thành phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin:

Năm 1917 nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, năm 1924 thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, bao gồm 15 nước cộng hoà được thành lập. Sau Đại chiến thế giới thứ lI (sau năm 1945), hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, mà Liên Xô là trụ cột. Năm 1991, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba vẫn tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, và ở mỗi nước đã và đang tiến hành nhiều chính sách đổi mới, cải cách xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp trị, xây dựng nền kinh tế thị trường, thực hiện cải cách, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội. Trong giai đoạn đổi mới, đường lối phát triển kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư Š bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kĩ thuật và giao với thị trường thế giới.

Đang xem: Xhcn là gì, chủ nghĩa xã hội

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước là thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc, hình thức phổ biến là chính thể cộng hoà dân chủ, không có hình thức chính thể quân chủ lập hiến như các nước tư sản; mục đích của nhà nước xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Sự hình thành phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Mác – Lênin

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái ưào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vân đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.1

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, một xã hội mới ra đời bao giờ cũng được thai nghén từ trong lòng xã hội cũ, trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn nội tại khách quan của xã hội. Khi mâu thuẫn xã hội lên tới đỉnh điểm, cách mạng xã hội nổ ra là tất yếu. Thắng lợi của cách mạng đưa tới việc xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước kiểu mới. Thực tế đã chứng minh luận điểm đó.

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên hầm trọng. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất phát triển ngày càng cao. Cùng với nó, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản cũng ngày càng sâu sắc. Giai cấp tư sản rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Nỗi cùng khổ quẫn bách của giai cấp vô sản trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, ý thức giác ngộ chính trị của họ ngày càng được nâng cao, trước đó họ phải nhẫn nhục chịu để cho giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhưng đến “thời kì bão táp” họ đã bị đẩy đến chỗ phải có hành động lịch sử. Tất cả những yếu tố đó là những tiền đề cho một cuộc cách mạng xã hội có thể nổ ra. Trong hoàn cảnh đó, các chính đảng, đội tiên phong chiến đấu của giai cấp vô sản được vũ hang bằng học thuyết Mác – Lênin, trên cơ sở nhận thức rõ tình thế và thời cơ cách mạng, nắm vững quan điểm về bạo lực cách mạng, phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đưa đến việc thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Ở những nước này, yếu tố dân tộc và thời đại có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của nhân dân lao động. Khi xuất hiện những tiền đề kinh tế xã hội ở trong nước, cùng với sự tác động của yếu tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lọi cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động nổ ra và thắng lợi, xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước của nhân dân lao động.

Xem thêm: Thẻ Căn Cước Công Dân >< Giấy Chứng Minh Thư Tiếng Anh Là Gì ?

Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, chế độ công hữu không phải là phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, công hữu về tư liệu sản xuất phải được coi là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội. Quá trình công hữu hoá tư liệu sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Cơ sở xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Trong thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị cũ mới chỉ bị lật đổ khỏi địa vị cầm quyền, vẫn còn nuôi dưỡng âm mưu chống đối nhân dân lao động một cách quyết liệt. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kì cách mạng mới thành công còn hết sức gay gắt. Dần dần, khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng chứng tỏ sức sống và sự thắng lợi của mình, giai cấp thống trị cũ ngày càng được giáo dục, cải tạo, chúng sẽ dần từ bỏ âm mưu chống đối, đối kháng giai cấp vì thế giảm dần từng bước. Khi đó, trong xã hội vẫn còn có các giai cấp, tầng lớp có lợi ích không hoàn toàn giống nhau nhưng không đối lập nhau mà cơ bản là thống nhất với nhau.

Các nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã tồn tại như một hệ thống trong thế kỉ XX, có khả năng đối trọng mạnh mẽ với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, hàng loạt các nước khác trên thế giới cũng định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa như Angola, Mozambic, Nicaragoa, Lào, Mông cổ… Do mắc phải những hạn chế sai lầm về nhiều mặt nên cuối thế kỉ XX, Liên Xô và các nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã. Trước thực trạng đó, nhiều người tỏ ra hoài nghi về quy luật phát triển xã hội mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã vạch ra. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác – Lênin mà “đó là sụp đổ của một mô hình lỗi thời được phổ biến ở nhiều nước tới mức đồng dạng”' mà những nước này lựa chọn. Công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc, Việt Nam thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đã là một thực tiễn sinh động để khẳng định:

“Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước đều có hai vẩn đề: Một là, nhận thức đủng đắn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Hai là, vận dụng sáng tạo những nguyên lí đó vào tình hình cụ thể của nước mình”.

Mặc dù “hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng tự điều hoà để làm dịu đi những mâu thuẫn nội tại và còn dựa được vào nguồn của cải đồ sộ bóc lột từ mẩy thế ki nay để tiếp tục làm giàu và tiếp tục đưa vào cơ thể những kích thích tố giúp nó vượt qua những cơn khủng hoảng”.

Xem thêm: Valid Percent Là Gì – Cách Chạy Thống Kê Tần Số Trong Spss Như Thế Nào

Song, nhìn lại xã hội loài người từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, một điều dễ nhận thấy, lịch sử phát triển xã hội gắn liền với quá trình xã hội hoá tư liệu sản xuất và đấu tranh để giải phóng con người. Chính vì vậy, có cơ sở để khẳng định rằng, loài người nhất định sẽ phát triển đến một giai đoạn mà tư liệu sản xuất xã hội sẽ hoàn toàn thuộc sở hữu chung của toàn xã hội, khi đó sẽ không còn áp bức bất công, không còn tình trạng người này chiếm đoạt thành quả lao động của người khác. Cách mạng là con đường đạt tới xã hội đó, tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

“tình thế cách mạng với tính cách là nguyên nhân trực tiếp của sự bùng nổ cách mạng không thể là một sơ đồ cứng nhắc mà nó đang diễn ra dưới những hình thái mới, đa dạng và phong phú. Càng không thể quan niệm “nỗi cùng khổ và quẫn bách của giai cấp bị áp bức ” trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn phát triển như trước đây và coi đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành ỷ thức cách mạng của giai cẩp công nhân hiện đại”. “Đến nay, lịch sử vẫn đang tìm kiếm những hình thức cách mạng xã hội chủ nghĩa trong các nước tư bản phát triển cao”.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *