Ngày 12/6 cách đây 200 năm, đấy chính là thời điểm hàng loạt cánh quân được điều động trên các mặt trận ở Châu Âu. Thông tin con người nhỏ bé Napoléon Bonaparte từ đảo Elba “đội mồ sống dậy”, và nắm quyền lực ở Paris đã khiến cả Châu Âu sợ hãi, họ vội vã đoàn kết để tiêu diệt hoàng đế nước Pháp.Bạn đang xem: Waterloo là gì

*

I. BỐI CẢNH

Trước đó một năm, sau những chiến tích kỳ vĩ từ Ý sang Ai Cập đến bán đảo Iberia, Napoleon bắt đầu gặp những thất bại trên chiến trường, mà “cú đấm” từ mùa đông nước Nga là đòn bước ngoặt để ông tiếp tục thất bại ở Leipzig, rồi bại trận tại Paris vào năm 1813.

Đang xem: Thăm waterloo là gì, waterloo có nghĩa là gì

Kết quả: Ông bị đày ra đảo Elba.

*

Nhưng đến tháng 4/1815, Napoleon cùng 3 viên tướng trung thành, và 724 cận vệ, đã đổ bộ lên đất liền. Chỉ sau 10 ngày, ông đã dệt lại những sắc màu huyền thoại cổ kim hiếm gặp. Bằng sức quyến rũ hiếm thấy mà không cần những lời ca ngợi sáo rỗng. Chỉ cao hơn 1m6, Napoleon vẫn mang tầm vóc của người khổng lồ. Quân lính khi đối diện với ông, thay vì chĩa súng, lại cùng nhau quỳ xuống và hô “Hoàng đế muôn năm”, và sau đó sáp nhập vào đoàn quân lưu đày, theo bước chân ông về Paris. Trong vòng 10 ngày, Hoàng đế duyệt binh tại Lyon, thành phố lớn thứ hai nước Pháp. Ông tuyên bố phế truất vua Louis XVIII, rồi dẫn đầu 15.000 quân tưng bừng trở lại thủ đô Paris.

Hoàng đế lại là hoàng đế.

Từ Paris, Napoleon tuyên bố hòa bình, nhưng Châu Âu không tin. Và họ đúng. Napoleon cần thời gian để xây dựng lại lực lượng và quân đội để lấy lại 700.000 dặm vuông của ông, chứ không phải là hòa bình thực sự. Con người Napoleon sinh ra là để chinh phục.

*

Hội nghị Viên được thiết lập, tạo nên Liên minh thứ bảy. Dừng tạm chỗ này: khi ta cần tới 7 lần liên minh và gần 5 triệu quân sĩ tham chiến khắp Châu Âu để ngăn chặn “gã lùn Bonaparte” (lời Hitler) ở nước Pháp, nhưng gã ấy chỉ cần 20 ngày để gây dựng lại quân đội sau khi bị lưu đày, thì có lẽ bất chấp thất bại ở Waterloo thì “gã lùn” ấy cũng oanh oanh liệt liệt lắm rồi.

Anh, Nga, Áo, Phổ cùng nhau điều động quân đội để tấn công Napoléon, họ đoàn kết với nhau theo tiêu chí “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, huy động được tổng cộng lên tới gần 65 vạn binh sĩ của 4 đội quân. Trong khi quân đội mà Napoleon điều động dao động ở khoảng 12 vạn.

Đứng trước tình thế đó, bạn làm gì?

Đề thi lịch sử của học sinh vương quốc Anh có câu hỏi này “Nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ làm gì để thắng được trận Waterloo?”.

II. TRẬN ĐÁNH WATERLOO

Với lực lượng áp đảo, đứng trước một nước Pháp vừa đổi chủ và một Napoleon chưa kịp chuẩn bị, liên quân Anh – Phổ quyết định tấn công . Từ phía Đông Bắc, các lực lượng của Wellington và Tướng Von Blücher (đứng đầu quân Phổ) tiến sát dần. Napoleon, với sự liều lĩnh vốn có, quyết định ra tay trước khi 65 vạn quân hội đủ để bao vây nước Pháp.

*

Chiến lược này gần giống với chiến lược : “Ngồi yên đợi giặc, không bằng ra quân trước để phá mũi nhọn của giặc” của Lý Thường Kiệt đánh Tống. Nhưng thực tế mang một cái khác cơ bản, tôi sẽ nói ở phần dưới bài viết.

Napoleon quyết định ra tay trước là 1 chiến lược đúng. Bởi cần phải đánh riêng rẽ từng đội quân trước khi “liên minh thứ 7” được thành lập và sẽ bóp chết Pháp nhờ sự áp đảo số lượng. Vấn đề tiếp theo, là đánh thế nào?

Ngày 15/6, quân Pháp vượt biên giới, tấn công vào nước Bỉ.

Ngày 16/6, Napoleon trực tiếp đánh bại quân Phổ của chỉ huy Blücher tại trận Ligny.

Ngày 16/6, thống chế Michel Ney đánh rát vào quân Anh ở Quatre Bras. Khi Wellington vẫn đang giữ được thế giằng co thì tin bại trận từ Ligny đưa về. Công tước Wellington buộc lòng phải lui quân, địa điểm được chọn là một ngôi làng nhỏ tên là Waterloo – địa danh huyền thoại sau này.

*

Sau ngày 16/6: Napoleon đã thực hiện xong bước đầu tiên, và thành công hoàn toàn. Ông đã chia cắt được quân Anh và quân Phổ. Có thể nhận thấy hoàng đế vẫn uy mãnh như ngày đầu. Tin thắng lợi và sự tự tin tràn ngập nước Pháp.

Tuy nhiên, những gì xảy ra sau đó không hề đơn giản. Sự lạc quan thái quá vào thắng lợi và niềm tin vào hoàng đế đã khiến quân Pháp chủ quan. Vị tướng già 73 tuổi của quân Phổ là Von Blücher thực tế cáo già hơn rất nhiều so với những gì mà người Pháp nhầm tưởng, thay vì triệt thoái về hướng Đông, ông lại chọn cách rút lui song song với quân của Wellington trên một trục đường về hướng Bắc, và vì thế giúp cho liên quân Anh Phổ vẫn giữ được liên lạc.

Napoleon cũng nhận định rõ vấn đề, nên ông tiếp tục chia bài ở bước thứ hai vào ngày 17/6. Đấy là ra lệnh cho thống chế Grouchy chỉ huy quân đội truy kích , mệnh lệnh được đưa ra rất rõ ràng “Đuổi theo quân Phổ”. Grouchy nhận lệnh và ra đi, phút giây ấy, hoàng đế không hề biết rằng, ông đã chọn nhầm người để giao phó sứ mạng sinh tử ấy.

– 17/6, Napoleon hội quân với Ney, và chuẩn bị cho trận đánh với Wellington trong ngày hôm sau.

– Đêm 17/6, trời đổ mưa rất to. Quân Pháp hành quân và nghỉ đêm giữa tiết trời ẩm ướt với những thớ bùn bám chặt dưới chân.

– 5h sáng, 18/6 trời mưa bắt đầu tạnh. Napoleon dự định tấn công lúc 7h sáng.

– 7h sáng 18/6, mặt đất vẫn bùn lầy và ẩm ướt, gây khó khăn cho việc hành quân và vận chuyển pháo. Cùng với giả thiết về bệnh tật của Napoleon sau này (bệnh trĩ và bệnh dạ dày). Napoleon ra lệnh tấn công vào lúc 9h sáng khi mặt đất đã khô ráo.

Cơn mưa, và cơn ốm đau của vị hoàng đế: 2 lý do Pháp đã nổ súng chậm 2 tiếng. Và 2 tiếng ấy đã đưa đoàn quân của Blücher gần hơn với Wellington và đưa lưỡi hái tử thần sát với quân Pháp.

Trong khi ấy, Grouchy vẫn đang ngơ ngác không biết quân Phổ thực sự đang ở chỗ nào.

Thống chế Grouchy có thể xa lạ với nhiều bạn khi đọc đến đây, nhưng có rất nhiều người biết về văn hóa nước Pháp, say mê về Napoleon thì hiểu rõ cái tên tôi vừa nhắc đến. Con người này rồi đây sẽ trở thành một biểu tượng của “sự chậm trễ” trong lịch sử Châu Âu. Một cái tên gắn liền với thất bại và nỗi căm hờn của Napoleon. Một biểu tượng của cái gọi là “thời gian quý như vàng” hệt như một chuyện ngụ ngôn. Grouchy như Trân Châu Cảng, những cụm từ liên quan đến các bài học trong chiến tranh.

Thống chế Grouchy là ai? Emmanuel de Grouchy chính là thống chế cuối cùng mà Napoleon phong vị, và là thống chế duy nhất không được phủ quanh mình những huyền thoại như các thống chế khác của Napoleon. Nếu như “đại bàng hói” Louis Nicolas Davout mà không quá quan trọng, phải ở lại Paris để làm công tác hậu cần cho quân đội, nếu như các thống chế khác của Napoleon như Berthier mà chọn đi theo Hoàng đế, thì vị trí cánh tay trái của Napoleon ở trận Waterloo quyết không phải là Grouchy.

Grouchy là “người được chọn” không phải vì ông giỏi nhất, táo bạo nhất mà vì “so bó đũa chọn cột cờ”, “sống lâu lên lão làng”, ông ta là người có kinh nghiệm nhất, và khá khẩm nhất trong một đội quân vừa được thành lập của Hoàng đế.

Thống chế Michel Ney – người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm được giao nhiệm vụ xua quân lên tấn công.

Đối diện với ông là quân Anh của công tước Wellington, bố trí dọc tuyến đường Brussels trên dốc núi Mont-Saint-Jean.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Standing Order Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa

– 11h00, quân Pháp rút lui khỏi Hougomont. Quân Anh đã phòng thủ thành công.

Chúng ta tạm dừng lại để nói về công tước Wellington.

Thực tế thì cuộc đấu tại Waterloo giống như một trận đấu trong bóng đá giữa Barcelona và Inter Milan, như trận quyền Anh giữa Mayweather và Pacquiao: công cường đấu thủ mạnh. Đấy là trận đấu giữa một chuyên gia phòng ngự và một chuyên gia tấn công.

Napoleon táo bạo bao nhiêu, thì công tước Wellington cẩn thận bấy nhiều. Napoleon giỏi tấn công, còn Wellington mạnh về phòng ngự. Chiến trường mà Wellington chọn cũng phản ánh tư duy của vị tướng tài năng này. Địa hình Waterloo với những ngọn đồi cao nhìn xuống một thung lũng trống trải, tạo điều kiện cho Wellington xây dựng kế hoạch phòng thủ của ông ta.

– 12h00, 80 khẩu pháo bắn vào hàng rào phòng ngự của công tước Wellington, những người lính Anh lần lượt ngã xuống sau hàng loạt đạn.Tiếng pháo nổ đã đánh động hai cánh quân ở cách đó 3 canh giờ: Blücher của Phổ và Grouchy của Pháp. Quyết định của hai vị tướng này khi nghe tiếng súng, sẽ quyết định số phận của Napoleon và Wellington.

Blücher xua quân hành quân nhanh về tiếng pháo nổ. Còn Grouchy vẫn đứng im bởi hoàng đế nói ông “đi tìm quân Phổ”. Con người Grouchy hợp với sự thăng tiến chính trị theo kiểu an toàn. Nhưng ông không hợp với quân đội nơi mà một phút giây đánh đổi cả mạng sống và bánh xe lịch sử. “Tướng ngoài biên ải có thể trái lệnh vua.” Thời khắc tiếng đại bác vang lên, đáng lẽ đi về nơi ấy để cứu hoàng đế, ông lại chần chờ đi tìm quân Phổ, và chiếc ống nhòm của Napoleon sẽ không bao giờ còn gặp lại ông nữa.

Trong đời sống quanh ta luôn có trường hợp như thế: có những con người sống rất an toàn, ngược lại có những người sẵn sàng phá cách. Sự an toàn đưa đến cuộc sống bình lặng. Sự phá cách đưa đến những thành công vượt bậc, và dù có thất bại cũng có thể tự hào vì đã dám làm. Grouchy quá an toàn, thiếu sự táo bạo, rồi đây, lịch sử luôn nhắc về ông như “kẻ chậm chân” suốt 200 năm. Đương nhiên, ta cũng có thể nói ngược lại, rằng nếu Napoleon không vấn đề gì, và Grouchy sau đó bị khiển trách vì bất tuân thượng lệnh, vì bỏ vị trí? Tuy vậy, khi tiếng đại bác đã gầm vang, khi các sĩ quan cấp dưới đã lên tiếng cần đi về hướng đại bác, mà Grouchy vẫn cứng đơ tại chỗ. Thì vấn đề là ở sự cứng nhắc của ông.

– 13h00 chiều, Napoleon cho ngừng pháo kích, và đưa bộ binh tấn công trung tâm, nhằm chia tách và phá vỡ đội quân này. Quân Pháp tấn công theo đội hình hình cột (mỗi cột có 150 người chiều ngang, 24 người chiều dọc), tổng cộng 3.000 quân bộ binh tấn công đợt đầu.

Wellington dàn đội hình hàng ngang với 3 hàng quân. Đội hình này có lợi thế là hỏa lực tập trung. Từ trên đội cao xả súng hỏa mai xuống phía dưới. Trong khi đội hình hàng cột chỉ có 3 hàng đầu là có thể phát huy được hỏa lực.

– 14h00 chiều, hai bên giao chiến, quân Anh đã ngăn được quân Pháp. Kị binh Anh đuổi xuống, quân Pháp rút lui với hàng nghìn xác chết.

Napoleon đổi chiến lược sang tấn công pháo đài quan trọng thứ hai là La haye Santie. Nhưng lại một lần nữa, quân Pháp thất bại khi chiếm cứ điểm này.

– 16h00, Michel Ney lên ngựa, kỵ binh Pháp tập hợp tấn công. Nhưng đội quân tinh nhuệ này lại gặp đúng hệ thống phòng ngự ưu việt nhất trong chiến tranh trung đại: đội hình hình vuông. Với đội hình 4 mặt phòng thủ và giáo mác, súng lưỡi lê chĩa ra 4 hướng, kỵ binh Pháp không thể xuyên thủng được đội hình hình vuông này và đành rút lui.

Cùng thời điểm, Napoleon vẫn cương quyết thực hiện phương án tấn công La haye Santie. Lần này ông đã thành công. Có La haye Santie, trung tâm Anh sẽ bị quỵ ngã. Nhưng vô ích, 7 tiếng đồng hồ chậm trễ từ đêm qua bắt đầu điểm ra những thời khác cuối để tiêu diệt ông.

Quân Phổ đã đến.

Napoleon với sự táo bạo cuối cùng, đã đánh con át chủ bài của mình: đội quân cận vệ của hoàng đế. 4.500 quân cận vệ hành quân thẳng tới trung tâm. Trước khi đi, họ hô vang “Hoàng đế vạn tuế.”

Và công tước Wellington, cũng tung những lá cuối của mình để chống chọi với đội quân tinh nhuệ khét tiếng này. Ngài ra lệnh cho phần lớn đội quân của mình nằm xuống phía sau gò đất, chỉ để lại một lực lượng nhỏ đứng phía trước.

Quân cận vệ ào lên, với sự tinh nhuệ của họ, đã nhanh chóng đánh gục hàng rào quân Anh. Từ phía xa, sau chiếc ống nhòm, Napoleon đã tin mình chiến thắng. Nhưng bất thần, từ phía sau ngọn đồi, những bóng áo đỏ không hiểu ở đâu ra bật dậy và chĩa súng thẳng về quân cận vệ hoàng đế.. (Theo khảo sát của Victor Hugo trong Những người khốn khổ, có 1 rãnh đất ở đây, mà quân Anh lợi dụng được, còn quân Pháp không biết gì nên bị bất ngờ).

20% quân cận vệ sụp đổ sau loạt súng đầu. Sự hoang mang lên đến tột đỉnh, thực sự quân Anh bao nhiêu? Lo lắng, cái chết, súng nổ. Và họ đã làm một việc mà từ xưa đến giờ họ chưa từng làm, bỏ chạy. Công tước Wellington đến lúc này mới phi ngựa xuống chân đồi và thực hiện một động tác mang ý nghĩa lớn lao. Ông giơ mũ cao ra khỏi đầu, và huơ 3 lần về phía quân Pháp. Quân Anh lập tức hiểu chủ tướng mình muốn nói điều gì, nhảy khỏi chỗ phục kích, cả bộ binh, pháo binh và kỵ binh cùng ào tới truy kích quân Pháp.

Công tước Wellington thực ra đã “gậy ông đập lưng ông”. Cách ẩn núp sau ngọn đồi là chiến thuật mà Napoleon dùng ở trận chiến vinh quang nhất đời ông: Austerlitz. Khi ông cho 16 nghìn quân của Quân đoàn IV dưới quyền chỉ huy của Thống chế Soult nằm im lìm trong sương mù để đợi đột kích. Và đến khi mặt trời lên, đoàn quân này ùa ra.

Napoleon đã rực rỡ nhất trong mặt trời nước Áo, và thảm bại nhất trong cơn mưa Waterloo. Đúng là số phận.

Trong một bộ phim về Napoleon từng chiếu trên VTV3 ngày xưa tôi được xem, vào cái thời điểm mà những người lính Anh đứng bật dậy sau gò đồi và bắn liên tục, người đạo diễn đã dựng nên một câu thoại rất hay, khi Napoleon đã nhìn và thốt lên “Lần này ta tính sai rồi”.

Cùng thời điểm, quân Phổ khi sáp nhập vào đã đánh bại quân Pháp ở trọng điểm Plancenoit. Pháp hoàn toàn mất hết cả ba mặt: trải, phải và trung tâm.

– Hoàng hôn, 18/6. Pháp rút lui trong rối loạn, hàng binh và những tiếng kêu gào. Sự rối loạn lên đến mức cao trào, tất cả như khẳng định một điều. Thật sự quân Pháp chưa sẵn sàng cho trận chiến này. Đấy chính là sự khác biệt so với chiến lược của Lý Thường Kiệt mà tôi nói ở trên. Có cùng hình thức, cùng bản chất, nhưng khác hoàn cảnh. Hãy đánh khi sẵn sàng, mà thực tế, liên quân không cho Pháp sẵn sàng. Họ chỉ còn tin vào tài nghệ của Napoleon. Họ đã đúng. Nhưng cơn mưa Waterloo và sự chậm chạp của Grouchy đã kéo lùi tất cả.

– Tối 18/6, hai tướng lãnh tối cao Blücher và Wellington gặp nhau. Họ ôm vai nhau và nói lời chiến thắng. Không ai cần biết, Napoleon đang ở đâu.

– Từ Waterloo, liên quân hành quân đến Paris. Napoleon bị buộc phải thoái vị, ông bị đày ra đảo Saint Helena. Sáu năm sau, ông qua đời ở tuổi 52.

KẾT:

Những gì chúng ta chứng kiến ở Waterloo có thể tóm gọn thế này: hai võ sĩ say đòn, một người chuyên tấn công (Napoleon), một người chuyên phòng ngự (Wellington). Vào hiệp đấu thứ 6, khi cả hai cùng kiệt quệ, niềm hy vọng cuối cùng của họ là quân dự bị. Cánh quân nào đến trước, cánh quân đó thắng, quân Phổ đến trước, và Napoleon bại trận.

Hơn cả một trận đánh, trận Waterloo đã thay đổi bộ mặt Châu Âu, thay đổi lịch sử của lục địa già. Công tước Wellington sau đó trở thành thủ tướng Anh , trong khi đó, gia tộc Rothschild cũng vươn lên từ nơi này, trở thành thế lực tài chính khủng khiếp nhất.

Xem thêm:

Định mệnh ở Waterloo đã mở ra bản trường ca buồn của quân đội Pháp, kể từ đó về họ là những thất bại, đó là Điện Biên Phủ, đó là cảnh phát xít Đức diễu hành ở Khải Hoàn Môn sau 7 ngày nổ súng. 200 năm sau ngày Waterloo, tổng thống Pháp Francois Hollande không dự kỷ niệm 200 năm trận đánh. Một trận chiến ảm đạm, đẫm máu, anh hùng và kiêu hãnh cho đến tận bây giờ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *