Xin chào các bạn. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẽ cho các bạn một editor thần thánh cực kì nổi tiếng và phổ biến được ưa dùng với 25% lập trình viên trên toàn cầu, đó chính là Vim.
Đang xem: Cách sử dụng trình biên soạn vim là gì, vim (trình soạn thảo)
VIM là gì?
Vim (Vi IMproved)là một phần mềm mã nguồn mở được giới thiệu vào năm 1991 dựa trênvicủa Bill Joy với một số tính năng bổ sung. Vim ban đầu được phát triển cho Amiga, nhưng sau đó được phát triển thành ứng dụng đa nền tảng ( cho Windows, Linux, MacOS, … ). Năm 2003, Vim được được bình chọn là trình soạn thảo phổ biến nhất.
Ưu điểm và hạn chế của Vim
Ưu điểm
Gọn, nhẹ:Giao diện của Vim không dựa trên các menu hay icon mà dựa trên các lệnh được đưa ra từ text user interface. Nên bạn không cần phải lo về vấn đề nó có ngốn ram như VS Code không :))Tốc độ làm việc nhanh:Vim chủ yếu tương tác với người dùng qua câu lệnh, nên chỉ cần bạn gõ phím ổn là bạn sẽ thấy tốc độ làm việc nhanh lên trông thấyKhả năng tùy chỉnh cao:Một phần sức mạnh của Vim là nó có thể được tùy biến rộng rãi. Giao diện cơ bản có thể được thay đổi bởi nhiều tùy chọn có sẵn. Hay nói một cách khác là bạn có thể biến Vim như mong muốn của mìnhNhiều plugins:Vim có một lượng plugin đồ sộ cho phép người dùng nâng cao hiệu suất, cải thiện giao diện, …Cộng đồng cực kì lớn:Vì là một editor khá hay nên cồng động người dùng rất lớn ( > 25% lập trình viên đang sử dụng nó ).Cảm giác ngầu lồi:Vim chủ yếu là dùng bàn phím, nên bạn có thể canh lúc có gái bên cạnh mà mở lên gõ tạch tạch cho ngầu :))
Nhược điểm:
Nhiều phím tắt:Vì mục đích của Vim là cải thiện tốc độ làm việc thông qua việc gõ phím, nên lượng phím tắt là vô số kểRất dễ nản:Với nhưng người lần mới sử dụng thì rất dễ bị nản vì nhiều lí do ( giao diện ban đầu khi chưa tùy chỉnh, phím tắt, câu lệnh, … )
Vì vậy chúng ta có rất nhiều lý do để NÊN sử dụng Vim
Cách cài đặt
Vim được tích hợp sẵn trong các phiên bản của Linux mới nhất nhưng bạn cũng có thể cài đặt riêng cho một số hệ điều hành khác.
Xem thêm: Tbm Là Gì ? Ý Nghĩa Của Nghĩa Của Từ Tbm Trong Tiếng Việt
Windows:
Các bạn cài theo đường dẫn sau: https://www.vim.org/download.php#pcLinux:
$ sudo apt-get update$ sudo apt-get install vimMacOS:
$ ruby -e “”$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install)”” /dev/null$ brew install vim
Khởi động
Bạn có thể khởi động vim sau đó chọn file, hoặc là mở vim với file cùng lúc. Trong những ví dụ dưới đây mình sẽ chỉ các bạn cách mở vim với file cùng lúc. Các bạn có thể xóa phần file đi thì có thể mở vim trống nhé
Windows:
Các bạn mở PowerShell hoặc Command Prompt và gõ câu lệnh sau. Các bạn nhớ thay đường dẫn tới vim.exe và file.txt thành đường dẫn tới file của bạn nhé
“C:program Filesgvimvim9.9vim.exe” file.txtLinux / MacOS:
$ vim file.txtHoặc các bạn có thể thay vim thành vi cho gọn :D$ vi file.txt
Các thao tác cơ bản
Trong vim có ba chế độ:
NORMAL: Trong chế độ này bản có thể dùng các phím tắt các câu lệnh mà không làm ảnh hưởng tới phần văn bản đang gõ.INSERT: Bạn có thể gõ code, văn bản này trong chế độ này. Đồng thời trong chế độ này bạn không thể dùng phím tắt hoặc lệnh.VISUAL: Chế độ chọn. Bạn có thể dùng chế độ này để chọn nhanh phần văn bản để xử lý.
Xem thêm: Nên Dùng Từ “ Thập Niên Là Gì, Thập Niên, Thập Kỷ, Thiên Niên Kỷ Và
Di chuyển:
h: di chuyển con trỏ chuột sang tráij: di chuyển con trỏ chuột xuống dướik: di chuyển con trỏ chuột lên trênl: di chuyển con trỏ chuột sang phải$: di chuyển con trỏ chuột xuống cuối dòng0: di chuyển con trỏ chuột về đầu dònggg: di chuyển con trỏ chuột về đầu văn bảnG: di chuyển con trỏ chuột xuốngcuối văn bảnCtrl-y: cuộn lên văn bản một dòngCtrl-e: cuộn xuốngvăn bản một dòngCtrl-u: cuộn lên văn bản nửa màn hìnhCtrl-d: cuộn xuốngvăn bản nửa màn hình
Thay đổi chế độ:
i: Chuyển sang chế độ INSERTv: Chuyển sang chế độ VISUALV: Chuyển sang chế độ VISUAL LINE(chọn hàng thay vì chọn từ như VISUAL)Esc: Chuyển sang chế độ NORMAL
Thao tác với văn bản:
x: Xóa kí tự tại con trỏy: Copy phần văn văn bản đã chọn trong chế độ VISUALp: Paste phần văn bản đã lưud: Delete văn bảnd2w: Xóa 2 từ đăng sau con trỏ (delete … word)d$: Xóa đến cuối dòngd3b: Xóa 2 từ đằng trước con trỏ (delete … backwards)dt): Xóa đến kí tự “)” (delete till …)d2j: Xóa 2 dòng bên dưới (delete … j là xuống)d2h: Xóa 2 chữ bên trải (delete … h là qua trái)dd: Xóa dòng hiện tại của con trỏu: UndoCtrl-r: Redo
Câu lệnh thường gặp:
:w: Lưu văn bản:wq: Lưu và thoát văn bản ( hoặc sử dụng ZZ ):q!: Thoát không lưu
Để làm quen Vim tốt hơn bạn có thể sử dụng lệnh :Tutor để mở tutorial được cài mặc định trong Vim
Tạm kết
Trên đây là một cách cài Vim cũng như một số thao tác khi làm viêc với Vim để nâng cao tốc độ và năng suất công việc. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tùy chỉnh Vim theo ý muốn và giới thiệu mốt số plugin hay cần thiết nhé.