Trong những năm gần đây, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta thường nghe đến công nghệ trạm thu phí không dừng đang được từng bước triển khai trên cả nước. Vậy bạn có biết làn thu phí ETC là gì không? Những chia sẻ sau sẽ giúp ta hiểu được làn thu phí ETC là gì và những điều cần biết về nó.

Đang xem: Công ty tnhh thu phí tự Động vetc là gì, và những Điều bạn cần biết

ETC là viết tắt của cụm từ Electronic Toll Collection là trạm thu phí không dừng trên các trục đường quốc lộ cao tốc bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại. Thu phí không dừng trên các trục đường quốc lộ không chỉ tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường, mà cũng giúp tiết kiệm cho nhà đầu tư BOT trong chí phí in vé, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì khu vực trạm thu phí, đồng thời tránh được thất thoát.

Sau khi nắm được làn thu phí ETC là gì? Tiếp sau đây sẽ là tập hợp những điều cần biết cơ bản về trạm thu phí không dừng để chúng ta hiểu rõ hơn về công nghệ này.

*

Đặc điểm của trạm thu phí không dừng ETC

Dịch vụ thu phí tự động đường bộ ETC được áp dụng công nghệ có tên là RFID – Radio Frequency Identification sử dụng sóng radio để có thể nhận diện tự động phương tiện xe cơ giới có gắn thẻ E-tag. Với ô tô thẻ E-tag thường được dán lên kính hoặc đèn xe. Công nghệ RFID là công nghệ mới nhất được sử dụng phổ biến trên thế giới trong lĩnh vực nhận diện điện tử và đã khẳng định được vị thế số 1 trong lĩnh vực thu phí tự động. Công nghệ này đồng thời đã chứng minh sự ưu việt của nó trong các mô hình giao thông thông minh, đặc biệt ở các nước có hạ tầng giao thông và xã hội gần tương tự Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Philippines

Khi lưu thông xe qua trạm thu phí có dịch vụ thu phí tự động đường bộ, VETC lưu ý các phương tiện lưu thông một số điều như: giữ vận tốc dưới 30km/h để đảm bảo độ an toàn, giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe là 15m, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và thanh chắn barie, cuối cùng là làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm.

Nguyên tắc hoạt động của làn thu phí tự động ETC

Công nghệ RFID được đưa vào trạm thu phí tự động để thực hiện những công việc sau: mỗi chip nhớ sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ xe đang lưu thông. Khi xe đi qua trạm thu phí thì đầu đọc được bố trí xung quanh trạm sẽ đọc mã số này và truyền về PC/PLC. Sau đó mã số sẽ được PC so sánh với mã số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính.

Sau đó, toàn bộ thông tin về xe mang chip nhớ tương ứng được Visual Basic đọc về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI. Chương trình lúc này sẽ tự động đối chiếu các thông tin về xe và kiểm tra tài khoản của chủ xe.

Xem thêm: Bạn Đã Biết: Chuối Sứ Là Chuối Gì ? Chuối Sứ Luộc Có Tác Dụng Gì?Tin Tức

Nếu các thông tin hợp lệ và số tiền trong tài khoản đủ cho chuyến đi thì chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ số tiền qua trạm của xe tương ứng đồng thời nhắn vào điện thoại đăng ký của chủ phương tiện để kiểm soát. Như vậy, xe qua trạm sẽ bỏ qua được giai đoạn mua và soát vé. Ngoài ra, thời gian trao đổi dữ liệu giữa chip nhớ và PC được diễn ra trong thời gian rất ngắn, từ đó giảm thời gian lưu thông của xe.

Công nghệ RFID đã được chứng minh có độ chính xác cao, có thể được đọc ở mọi tốc độ xe trên đường cao tốc. Cho đến nay, đây được xem là một công nghệ khá phổ biến trong lĩnh vực nhận dạng điện tử

Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh E-tag (miễn phí) để dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Thẻ này được thiết kế gồm hai phần độc lập, một phần dán trên phương tiện và một phần được lưu trên hồ sơ để kích hoạt tài khoản giao thông. Thẻ E-tag sau khi dán lên phương tiện giao thông nếu cố tình hay vô ý bóc ra khỏi xe sẽ không thể tái sử dụng.

Tài khoản này có thể nạp tiền bằng nhiều kênh khác nhau như nạp trực tiếp, qua mạng internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại. Sau khi xe được gắn thẻ E-tag chạy vào làn thu phí không dừng, hệ thống sẽ nhận diện chụp biển số và phát tín hiệu để đọc thẻ E-tag.

Hình ảnh và thông tin được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản thu phí của xe. Nếu tài khoản thu phí của xe đủ điều kiện, thanh chắn barrier sẽ mở tự động để xe qua, tin nhắn SMS sẽ gửi về số điện thoại đã đăng ký

Lợi ích mà làn thu phí ETC mang lại

Theo tính toán, tổng lợi ích kinh tế – xã hội mà hệ thống ETC mang lại cho Việt Nam là sẽ giúp ta tiết kiệm ít nhất 3400 tỷ đồng / 1 năm

*

Đối với nhà nước: giúp nhà nước xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông

Với nhà đầu tư BOT: tránh thất thoát ngân quỹ, tiết kiệm chi phí xây dựng trạm so với trước kia, tiết kiệm được chi phí cho nhân sự tại trạm cũ trước đây, tiết kiệm được chi phi để in giấy vé.

Xem thêm: Giá Thành Định Mức ( Standard Costing Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Đối chủ điều khiển phương tiện: không phải dừng lại trả phí, tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho xe

Đối với xã hội: giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn (ít nhất 20%), giảm thanh toán bằng tiền mặt

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng việc triển khai hệ thống thu phí tự động trên cả nước còn chậm ở một số trạm thu phí do một số chủ đầu tư không muốn minh bạch. Tuy nhiên, chính phủ đã có những chỉ đạo đến 2019 sẽ tiến hành thu phí tự động không dừng trên toàn quốc. 

Với những điều chia sẻ trên đây hy vọng rằng mọi người đã nắm hiểu được làn thu phí ETC là gì cũng như những thông tin cần biết về dự án này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *