Xét nghiệm VDRL, RPR, TPHA và syphilis là gì? Khi mắc phải bệnh giang mai, nhiều người vội vã đi thăm khám, kiểm tra vì biết rằng đây là một căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm và rất khó chữa khỏi. Để chẩn đoán bệnh giang mai, bắt buộc bệnh nhân phải làm các xét nghiệm riêng biệt như xét nghiệm VDRL, RPR, TPHA.

Đang xem: Xét nghiệm vdrl là gì, khi nào cần xét nghiệm vdrl? xét nghiệm vdrl là gì

Vậy xét nghiệm VDRL, RPR, TPHA và syphilis là gì? Kết quả có chính xác không? Quá trình thực hiện như thế nào. Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu qua về xét nghiệm Syphilis

*

Xét nghiệm Syphilis là tên gọi chung chỉ các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh giang mai, một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh giang mai có con đường lây nhiễm chính là do quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai.

Theo nghiên cứu, xoắn khuẩn giang mai sau khi tấn công vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh là khoảng từ 3 đến 90 ngày. Và đây được coi là thời điểm thích hợp để bệnh nhân đi làm xét nghiệm, vì khi xét nghiệm trong thời điểm này sẽ cho ra kết quả chẩn đoán cao, chính xác.

Không chỉ có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình của bệnh giang mai mà khi bệnh nhân nghi ngờ mình mắc bệnh thì cũng nên đi làm xét nghiệm giang mai ngay.

Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín có đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi, môi trường thăm khám sạch sẽ, được vô trùng cẩn thận để thực hiện xét nghiệm bệnh giang mai.

*

để được tư vấn!

Xét nghiệm VDRL là gì?

Xét nghiệm VDRL tên viết tắt của cụm từ Venereal disease research laboratory test – là một xét nghiệm máu nhằm kiểm tra kháng thể giang mai. Đây là một trong những phương pháp dùng để chẩn đoán căn bệnh giang mai.

Phương pháp này được thực hiện để kiểm tra các kháng thể mà cơ thể sản sinh ra để đáp ứng các kháng nguyên từ các tế bào bị xâm nhập, tấn công. Phản ứng này được dùng kháng nguyên chính là tim bò, sau đó cho kiểm tra với máu của bệnh nhân.

Bệnh giang mai có thể chữa khỏi với tỷ lệ 50 – 60% trong trường hợp phát hiện, chữa trị sớm. Xét nghiệm VDRL sẽ giúp kiểm tra, tầm soát bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Một số trường hợp, xét nghiệm này cũng được sử dụng trong việc theo dõi kết quả điều trị bệnh giang mai. Trường hợp số lượng kháng thể không có dấu hiệu thuyên giảm, tăng lên thì việc điều trị không có hiệu quả. Còn nếu số lượng kháng thể giảm xuống thì tức là việc điều trị đã có hiệu quả.

Xét nghiệm VDRL cũng có tên gọi khác là phản ứng lên bông, thường được chỉ định thực hiện cho những trường hợp nghi ngờ hoặc đã có những biểu hiện của bệnh giang mai.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm giang mai VDRL khi có những biểu hiện, triệu chứng như:

Có vết loét nhỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục, nền cứng, không ngứa, không có cảm giác khó chịu xuất hiện da.Có các tổn thương ở niêm mạc, các vết ban màu đỏ có dấu hiệu lở loét, sưng tấy.Có dấu hiệu phát ban ở khắp cơ thể.Có nhiều hạch bạch huyết nổi lên ở da.

*

Quá trình thực hiện

Phương pháp VDRL chẩn đoán bệnh giang mai được thực hiện chủ yếu là lấy mẫu máu ở tĩnh mạch, toàn bộ quá trình thực hiện diễn ra khá nhanh chóng, đơn giản và không làm mất nhiều thời gian của bệnh nhân.

Các bác sĩ và nhân viên sẽ chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ y tế để thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân.

Bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm không cần phải nhịn ăn hoặc ngừng sử dụng loại thuốc điều trị nào trừ trường hợp bác sĩ dặn dò. Tuy nhiên, nếu có sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng thì bệnh nhân vẫn nên thông báo với bác sĩ.

Sau khi sát trùng khu vực lấy máu, bác sĩ hoặc nhân viên sẽ lấy mẫu máu ở cổ tay, bàn tay, khuỷu tay hoặc tĩnh mạch bẹn rồi đem vào phòng xét nghiệm để phân tích, kiểm tra.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kiểm tra tình trạng bệnh mà bệnh nhân mắc phải bằng cách kiểm tra các vết loét, dịch niệu đạo (ở nam giới), dịch âm đạo (ở nữ giới) bằng cách soi trên kính hiển vi.

Cách đọc kết quả xét nghiệm VDRL

Trường hợp cho kết quả xét nghiệm VDRL âm tính thì có nghĩa là người đó không mắc bệnh giang mai. Ở giai đoạn đầu hoặc cuối của bệnh, đôi khi xét nghiệm cũng có thể cho kết quả âm tính giả. Bác sĩ khi đó sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm có liên quan để kiểm tra cụ thể.

Còn nếu cho kết quả dương tính thì tức là người đó đã bị nhiễm giang mai. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành làm thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm TPHA, xét nghiệm Syphilis CMIA… để phân biệt bệnh giang mai và các bệnh xã hội khác.

*

Xét nghiệm VDRL có chính xác không?

Theo nghiên cứu, thực hiện xét nghiệm VDRL không giúp tìm ra xoắn khuẩn giang mai, thực chất xét nghiệm này có thể giúp kiểm tra các kháng thể do cơ thể của bệnh nhân tự tạo ra để đáp ứng với các kháng nguyên.

Khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra kháng thể này, các bác sĩ có thể biết được cụ thể xem có phải bệnh nhân mắc bệnh giang mai hay không. Kể cả khi bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu nào, ví dụ như ở phụ nữ mang thai thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm này.

Ngoài ra, một số bệnh nhân đang trong thời gian điều trị các bệnh xã hội khác như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, HIV… thì bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm VDRL.

Ưu điểm:

Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian.Có thể mang lại hiệu quả trong việc đánh giá về tình trạng tái phát của bệnh.Được thực hiện trong sàng lọc bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Nhược điểm;

Phương pháp xét nghiệm này có độ đặc hiệu thấp.Một số trường hợp có thể cho kết quả dương tính giả nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh như: Viêm gan, bệnh lao, sốt rét, Lupus ban đỏ, bệnh thấp khớp, viêm phổi, HIV…Một số trường hợp cho kết quả âm tính giả khi nồng độ kháng thể có trong máu của bệnh nhân tăng cao.Đôi khi, thực hiện xét nghiệm VDRL không cho kết quả cho những trường hợp bị nhiễm giang mai dưới 3 tháng.Trường hợp đã điều trị giang mai khỏi cũng có thể cho kết quả VDRL dương tính do trong cơ thể bệnh nhân vẫn tồn tại kháng thể giang mai.

Xét nghiệm RPR là gì?

Có khá nhiều người khi đi làm xét nghiệm bệnh giang mai đều nghe qua đến xét nghiệm có tên là RPR. Vậy xét nghiệm RPR là gì?

Xét nghiệm RPR là chữ viết tắt của Rapid Plasma Reagin, là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh giang mai. Mục đích của phương pháp này là giúp sàng lọc, đồng thời kiểm tra xem trong máu của bệnh nhân có kháng thể giang mai hay không.

Đây cũng là một trong những phương pháp dùng để chẩn đoán xem bệnh nhân có đang bị bệnh giang mai hay không. Một số trường hợp, xét nghiệm RPR cũng được thực hiện để phân biệt xoắn khuẩn gây bệnh giang mai và các vi khuẩn gây bệnh khác khi thực hiện lần đầu.

Xem thêm: Upselling Là Gì ? Những Điều Bạn Cần Biết Về Nghệ Thuật Bán Hàng Đỉnh Cao Này

Khi một người mắc phải bệnh giang mai, cơ thể của người đó sẽ sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại sự tấn công, xâm nhập của xoắn khuẩn. Do đó, việc kiểm tra bằng cách thực hiện phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện xem có phải người đó mắc bệnh giang mai hay không.

Thông thường, bệnh nhân khi đi thăm khám bệnh giang mai sẽ được bác sĩ lấy mẫu máu để kiểm tra dù không có biểu hiện, triệu chứng. Nếu có biểu hiện thì khi làm xét nghiệm kết hợp với phương pháp soi kính hiển vi sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Trong một số trường hợp, nếu nhận thấy trên cơ thể bệnh nhân có các vết loét hoặc xuất hiện phát ban giống biểu hiện của bệnh giang mai thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm này.

Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm RPR cũng được thực hiện để kiểm tra xem có xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy hoặc trong nước ối của những phụ nữ đang mang thai mà nghi ngờ mắc bệnh giang mai.

Xét nghiệm RPR có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?

Các nhà khoa học cho biết, xét nghiệm RPR chỉ là một phương pháp được thực hiện, kiểm tra nhằm giúp bệnh nhân có nguy cơ mắc phải bệnh giang mai hay không nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Độ hiệu quả, an toàn của phương pháp này khá cao và đây cũng là phương pháp hiện đại nên được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh giang mai.

Quá trình thực hiện

Bệnh nhân khi được chỉ định làm xét nghiệm RPR sẽ được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín, trước khi làm xét nghiệm cũng không cần nhịn ăn. Toàn bộ quá trình thực hiện xét nghiệm RPR diễn ra như sau:

Bệnh nhân ngồi ở phòng với một tư thế thoải mái như ở ghế, giường. Bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy một lượng máu phù hợp ở tĩnh mạch của bệnh nhân một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.

Mẫu máu của bệnh nhân sẽ được đem vào phòng thí nghiệm, các nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra, phân tích.

Sau khi có kết quả, thường là khoảng 1 – 2 giờ, bệnh nhân sẽ được thông báo kết quả làm xét nghiệm. Nếu trường hợp cho kết quả là dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.

*

Cách đọc kết quả xét nghiệm RPR

Sau khi đã có kết quả RPR, nếu kết quả là âm tính thì có thể hiểu là bệnh nhân không bị giang mai. Còn nếu kết quả là dương tính thì có khả năng bệnh nhân đã bị nhiễm giang mai.

Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp xét nghiệm RPR cũng cho kết quả chính xác. Tức là không phải lúc nào cơ thể cũng có thể sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại xoắn khuẩn giang mai. Và vì vậy mà có khá nhiều trường hợp cho kết quả dương tính hoặc âm tính giả.

Với trường hợp cho kết quả dương tính giả, thường là do bệnh nhân mắc phải các bệnh ung thư, phụ nữ đang mang thai, người già, người bị rối loạn hệ miễn dịch…

Còn đối với trường hợp cho kết quả âm tính giả, có thể hiểu là do ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai, cơ thể của bệnh nhân chưa sản sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của xoắn khuẩn. Và bệnh nhân dù có kết quả âm tính giả nhưng thực chất là họ đã bị nhiễm bệnh giang mai.

Nói chung, dù là kết quả dương tính giả hay âm tính giả, bệnh nhân cũng nên chủ động làm thêm các xét nghiệm bệnh giang mai khác như xét nghiệm TPHA, xét nghiệm syphilis… để có kết quả cụ thể hơn.

*

Xét nghiệm TPHA là gì?

Xét nghiệm TPHA – Treponema Pallidum Hemagglutination Assay là một phương pháp hiện đại hiện nay được sử dụng nhiều để xác định một cách chính xác số lượng xoắn khuẩn giang mai có trong huyết thanh của bệnh nhân.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 2, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm này. Thường thì phương pháp này được thực hiện thông qua xét nghiệm máu tại cơ sở y tế tin cậy.

Xét nghiệm TPHA được thực hiện dựa trên phản ứng phản ứng hồng cầu xoắn khuẩn giang mai. Kháng thể thường được sinh ra để hạn chế nguy cơ lây lan của vi khuẩn gây ra bệnh giang mai trên cơ thể bệnh nhân.

Nguyên lý của phương pháp xét nghiệm này được gắn một loại kháng nguyên đặc biệt, khi đó cho kháng nguyên tiếp xúc với huyết thanh sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết. Qua đó, các bác sĩ sẽ biết cụ thể tình trạng bệnh mà bệnh nhân mắc phải.

Vì là một phương pháp hiện đại, phương pháp TPHA cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có đủ các loại thiết bị, dụng cụ, hóa chất. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ, nhân viên thực hiện xét nghiệm này phải là những người có trình độ, chuyên môn cao.

Quy trình thực hiện

Hiện tại, phương pháp xét nghiệm TPHA bao gồm 2 loại chính:

Xét nghiệm TPHA định tính

Xét nghiệm TPHA định tính là một phản ứng nhằm kiểm tra xem có xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể bệnh nhân hay không. Phần lớn bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm này khi kiểm tra bệnh giang mai lần đầu tiên.

Dựa vào chất dẫn TPHA và căn cứ vào phương pháp định tính, các bác sĩ và nhân viên sẽ đưa ra kết quả xem có phải bệnh nhân bị nhiễm bệnh giang mai hay không. Phương pháp này là một trong những công đoạn của phương pháp xét nghiệm TPHA.

Quy trình thực hiện xét nghiệm TPHA định tính được thực hiện như sau:

Mẫu xét nghiệm được bảo quản một cách cẩn thận, được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp.Tiến hành pha loãng huyết thanh với tỷ lệ 1:20, sau đó đưa 190 giọt dung dịch pha loãng với 10 giọt huyết thanh, trộn đều trong ống nghiệm số 1.Tiếp theo, chuyên 25 giọt huyết thanh pha loãng vào trong ống nghiệm số 2 và số 3. Nhỏ thêm dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên vào ống nghiệm số 2.Cần nhỏ thêm dung dịch tế bào gắn kháng nguyên test cell vào ống nghiệm số 3.Để máy phân tích rung ở tốc độ nhất định hoặc dùng tay lắc nhẹ phiến nhựa trong vòng 5 phút. Đậy khay lại, giữ nguyên rồi để ở phòng thí nghiệm từ 45 – 60 phút.

Chú ý: Để tránh ảnh hưởng đến kết quả, nên để tấm vi lọc cách xa nơi có ánh sáng chiếu tới hoặc cách xa nhiệt. Thường thì trong khoảng 24h, kết quả TPHA định tính sẽ hiển thị.

Xét nghiệm TPHA định lượng

Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm thử nồng độ kháng thể có trong máu của bệnh nhân. Phương pháp này cũng là một trong những bước của phương pháp xét nghiệm TPHA, tuy nhiên thì phương pháp này chủ yếu dùng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian điều trị bệnh giang mai.

Quy trình thực hiện xét nghiệm TPHA định lượng được thực hiện như sau:

Bước đầu tiên, cũng tiến hành pha loãng huyết thanh với tỷ lệ là 1:20, sau đó cho tất cả vào ống nghiệm số 1, trộn đều. Chia đều dung dịch trộn loãng và đánh số từ 4 đến 10.Tiếp theo, nhỏ 25 giọt dung dịch pha loãng huyết thanh vào các ống nghiệm đã đánh dấu sẵn, chia từ ống nghiệm số 4 đến ống nghiệm số 10. Ở ống nghiệm số 2 và 3, chia đều 25 giọt huyết thanh pha loãng vào.Nhỏ thêm 25 giọt huyết thanh pha loãng vào ống nghiệm số 4, trộn đều lên và tiếp tục lấy lại 25 giọt. Thực hiện quy trình này đến khi đến ống nghiệm số 10.Để chắn chắn Test cell và control cell được bao phủ hoàn toàn, nhỏ thêm 75 giọt control cell vào ống nghiệm số 2, còn test cell thì nhỏ vào ống nghiệm tiếp theo.Gõ nhẹ vào tấm vi lọc để các hỗn hợp được trộn đều, sau đó lắc nhẹ và để trong nhiệt độ từ 45 – 60 phút sẽ có kết quả.

Cách đọc kết quả xét nghiệm TPHA

Đối với phương pháp xét nghiệm TPHA, nếu kết quả là âm tính thì nghĩa là không có xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể của bệnh nhân, còn kết quả là dương tính thì tỷ lệ cao là bệnh nhân đang có xoắn khuẩn trong cơ thể.

Xem thêm: Chú Ý Đơn Thuần Là Gì – Đơn Thuần Là Gì, Nghĩa Của Từ Đơn Thuần

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả có thể là dương tính do bệnh nhân mắc bệnh phong, bị rối loạn mô liên kết, bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm FTA-ABS (phản ứng miễn dịch huỳnh quang) để chẩn đoán cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *