Difficulty:BeginnerLength:LongLanguages:url-selector#selectionChanged” data-controller=”url-selector”>Englishالعربية/عربيDeutschEspañolBahasa IndonesiaItalianoMelayuPусскийWikang TagalogاُردُوTiếng Việt

Trong bài viết hôm nay trong loạt bài về diversity & inclusion trên Envato Tuts+, chúng ta sẽ nghiên cứu về một chủ đề quan trọng của khuynh hướng vô ý thức. Bạn sẽ tìm hiểu khuynh hướng vô ý thức là gì, tại sao điều đó quan trọng và bạn có thể làm gì để khắc phục các khuynh hướng của riêng bạn (và giúp nhân viên của bạn làm như vậy).

Đang xem: Unconscious là gì, khuynh hướng vô Ý thức là gì

Nếu bạn không chắc chắn tại sao chủ đề này lại quan trọng, hãy xem xét não bộ vô ý thức của bạn xử lý thông tin nhanh hơn 200.000 lần so với tâm trí có ý thức của bạn. Nó tìm kiếm các mẫu, và nó tác động đến hành vi của bạn cho dù bạn thích hay không, có thể không bạn thậm chí còn không nhận thức được những gì đang xảy ra.

*

Khuynh hướng vô ý thức không chỉ ngăn cản bạn thành lập một đội ngũ đa dạng, mà điều đó còn dẫn đến những quyết định kinh doạnh tệ hại. (Nguồn ảnh: Envato Elements)

Khả năng đưa ra quyết định và phán đoán nhanh có thể hữu ích, nhưng cũng có thể dẫn đến những sai lầm khi các hành động vô ý thức đó dựa trên thông tin xấu. Và chúng ta luôn nhận được thông tin xấu — tôi sẽ đưa ra các ví dụ về điều đó sau này.

Trong bối cảnh kinh doanh, những khuynh hướng ​​vô ý thức của bạn có thể dẫn mang đến một số rắc rối sau:

Tuyển dụng sai ứng cử viên cho công việc Hiểu sai khách hàng của bạn Đánh giá thấp nhân viên và không tận dụng được họ Làm cho nhân viên tài năng trở nên thất vọng và rời đi Thăng tiến cho nhân viên không phù hợp và vượt quá khả năng của họ Và nhiều vấn đề nữa

Chúng tôi đang nói ở đây về những khuynh hướng ​​có thể ảnh hưởng đến mọi quyết định của bạn trong đời sống kinh doanh của bạn, nhưng hầu hết mọi người đều hoàn toàn không hay biết về chúng. Tìm hiểu về khuynh hướng vô ý thức và khám phá một số cách để vượt qua nó và thực sự có thể giúp bạn tiến bước trong sự nghiệp và đạt được nhiều thành công hơn trong công việc kinh doanh, đồng thời cũng đối xử với mọi người công bằng và làm cho thế giới tốt hơn một chút.

Nếu điều đó nghe có vẻ hay, hãy đọc tiếp nào!

1. Khuynh hướng vô ý thức là gì?

Nghĩ lại cuộc sống của bạn, và cố nhớ tất cả thông tin mà bộ não của bạn đã nhận được khi bạn được sinh ra.

Tất nhiên đó là một nhiệm vụ không thể thực hiện. Từ những tương tác sớm nhất của cha mẹ bạn đến trường học, nơi làm việc, trên truyền hình, internet, bạn bè, người lạ, sách vở, phim ảnh và hàng triệu thứ khác, bộ não của bạn đã nhận được một lượng thông tin không thể đo đếm được về thế giới trong suốt cuộc đời bạn.

Não của bạn đã sử dụng tất cả thông tin đó để tạo ra các liên kết và thiết lập các mô hình để giúp bạn hiểu cách thế giới hoạt động. Các liên kết đó nối liền sâu trong bộ não của bạn khiến bạn có thể hành động mà không cần suy nghĩ một cách có ý thức về chúng.

Một số các liên kết tức thời đó hữu ích. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy ánh sáng đỏ, bạn không cần phải tốn thời gian tự hỏi xem nó có ý nghĩa gì – bạn chỉ cần đạp phanh.

Tuy nhiên, những liên kết khác không hữu ích lắm. Số liên kết chúng ta đang tập trung trong hướng dẫn này nói về những nhóm người và đặc điểm của họ. Ví dụ, bạn có thể vô tình liên kết phụ nữ với gia đình nhiều hơn so với vai trò công việc của họ, hoặc bạn có thể liên tưởng những người thuộc các dân tộc khác với những đặc điểm tính cách tiêu cực. Bạn có thể tin rằng những người lớn tuổi có ít đề xuất hơn tại nơi làm việc (hoặc điều tương tự cho những người trẻ tuổi). Đây là những khuynh hướng ​​vô ý thức, còn được gọi là khuynh hướng ​​vô ý thức.

Một cách có ý thức, bạn có thể biết rằng những loại khái quát hóa này về những nhóm người lớn là vô căn cứ, nhưng vô ý thức, bộ não của bạn đã hình thành các liên kết từ những thông tin bạn phải điều chỉnh trong suốt cuộc đời của mình. Những khuynh hướng ​​vô ý thức này có thể là về giới tính, chủng tộc, tuổi tác, hoặc bất kỳ khía cạnh nào của sự đa dạng mà chúng ta đã nói đến trong bài hướng dẫn trước đó.

Khuynh hướng vô ý thức đến từ đâu?

Kể từ thí nghiệm nổi tiếng về búp bê của Kenneth và Mamie Clark, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần nhiều những khuynh hướng này được hình thành sớm từ thời thơ ấu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc được dạy những ý tưởng có biểu lộ khuynh hướng đã khiến trẻ nhỏ hình thành thái độ tiêu cực đối với các nhóm khác, ngay cả khi trải nghiệm của chúng là tích cực. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ngay cả những thực hành vô hại trong trường học chẳng hạn như giáo viên nói “Chào buổi sáng các bé trai và bé gái” hoặc xếp hàng nam nữ tách biệt khiến trẻ con nghĩ về khuôn khổ và phân biệt giới tính khi quyết định chơi cùng ai.

Trở thành một khoảng thời gian của khuôn mẫu và những giả định mà bạn đã đọc được từ các phương tiện truyền thông hoặc nghe từ bạn bè và gia đình hoặc nhìn thấy được miêu tả trong sách và phim, và không nghi ngờ rằng bạn đã có khuynh hướng vô ý thức. Sẽ là một phép lạ nếu bạn đã không bị ảnh hưởng.

Đừng phê phán bản thân

Có những khuynh hướng ​​vô ý thức không khiến bạn thành người xấu. Nói cho cùng, chúng được hình thành trong một quá trình vô ý thức dựa trên thông tin tiếp thu từ bên ngoài ngay lúc thơ ấu. Phần sau trong hướng dẫn này, khi chúng ta tự chẩn bệnh, bạn có thể bị sốc bởi một số khuynh hướng ​​của bạn hoặc muốn phủ nhận sự tồn tại của chúng. Bạn có thể chắc chắn rằng bạn không thiên vị, và chỉ là không phải là bạn.

Nhưng đó là toàn bộ vấn đề – chúng là những khuynh hướng ​​vô ý thức, vì vậy tất nhiên chúng không nhất thiết phải kêu gào lên với niềm tin có ý thức của bạn. Ý thức hoặc khuynh hướng rõ ràng hoàn toàn khác biệt, và đó là kiểu phân biệt chủng tộc rõ rệt hoặc chủ nghĩa giới tính mà chúng ta thường nghĩ đến khi bàn về định kiến ​​tại nơi công sở. Nhưng khuynh hướng vô ý thức có thể gây thiệt hại, và có khuynh hướng phổ biến hơn (xem biểu đồ bên dưới), vì vậy hãy cố gắng chấp nhận khuynh hướng bất kỳ mà bạn có và tập trung để vượt qua chúng.

*

2. Ảnh hưởng của khuynh hướng vô ý thức tại nơi công sở

Những khuynh hướng ​​vô ý thức của chúng ta ảnh hưởng đến mọi quyết định mà chúng ta đưa ra, và chúng dẫn đến những kết quả sai lệch. Ví dụ, đây là các kết quả của nhiều nghiên cứu học thuật khác nhau, được biên soạn bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học kinh tế North Carolina Kenan-Flagler:

Tiền lương của phụ nữ tóc vàng cao hơn 7% so với phụ nữ tóc đen hoặc tóc đỏ. Cứ mỗi 1% gia tăng khối lượng cơ thể của một người phụ nữ, thu nhập gia đình giảm 0,6%. Những người có “gương mặt già dặn” có lợi thế nghề nghiệp rõ rệt so với những người mang “gương mặt trẻ trung”. Cả hai nhà khoa học nam và nữ có nhiều khả năng tuyển dụng nam giới, xếp hạng năng lực nam giới cao hơn so với nữ giới, và trả cho nam giới tiền lương nhiều hơn 4.000 đô mỗi năm so với nữ giới. Ứng viên đơn xin việc có tên “da trắng điển hình” nhận được nhiều hơn 50% yêu cầu quay về so với những người có tên “da đen điển hình”. 58% trong số 500 CEO của Fortune cao gần 6 feet, trong khi chỉ có 14,5% dân số nam nói chung có chiều cao như thế.

Bạn có tin rằng những người có chiều cao là những CEO hiệu quả hơn? Bạn có tin rằng phụ nữ tóc vàng xứng đáng kiếm nhiều tiền hơn phụ nữ tóc đen? Tôi nghi ngờ điều đó. Và có rất nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều kết quả bị thiên lệch hơn cho nhiều nhóm người khác nhau.

Những kết quả này rõ ràng là không công bằng đối với những người ở phía không thuộc về những khuôn mẫu được chia sẻ rộng rãi của xã hội. Chính điều đó là một lý do hữu hiệu cho bất kỳ nhà lãnh đạo kinh doanh có đạo đức muốn từng bước vượt qua sự thiên vị.

Nhưng nếu bạn muốn có thêm lý do, hãy cân nhắc rằng những kết quả này cũng gây hại cho các doanh nghiệp tham gia. Không có hội đồng quản trị nào của một công ty Fortune 500 từng ngồi lại và nói, “Được rồi, chúng ta sẽ chọn anh chàng này vì anh ta cao lớn”. Nhưng số liệu thống kê ngụ ý rằng chiều cao là một yếu tố vô ý thức không chỉ trong quyết định của họ, mà còn trong hàng ngàn các quyết định khác trong suốt quá trình làm việc của các CEO và những đối thủ cạnh tranh của họ. Nếu chiều cao không liên quan đến khả năng lãnh đạo (và tôi nghĩ tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng đúng là thế), thì thực tế là nó đang ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng như vậy là đáng lo ngại.

Nếu mọi người đang nhận được những lợi thế hoặc bất lợi không công bằng dựa trên các tiêu chí chọn lựa như chiều cao và cân nặng, kết luận logic là một số người đủ điều kiện đang bỏ lỡ những cơ hội họ xứng đáng, và người chủ của họ đang qua những tài năng họ có thể đóng góp . Và điều quan trọng là một số người đang được thăng chức có thể không phải là ứng viên giỏi nhất.

Những ảnh hưởng của thiên vị vô ý thức cũng lớn hơn nhiều so với điều này. Hãy suy nghĩ về mọi quyết định bạn thực hiện mỗi ngày trong việc kinh doanh, và cân nhắc rằng tất cả những quyết định đó đều bị ảnh hưởng bởi các quá trình vô ý thức của não bộ mà bạn không hiểu. Sau đó, cân nhắc rằng mỗi một nhân viên của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi cùng một vấn đề.

Không đáng ngạc nhiên rằng rất nhiều doanh nghiệp làm mắc phải những sai lầm tệ hại như thế. Tôi đã nêu ra một số sai lầm như thế trong phần giới thiệu, chẳng hạn như mất nhân viên tài năng và hiểu lầm khách hàng của bạn. Thành công hay thất bại trong kinh doanh được xác định bởi các quyết định mà bạn và nhân viên của bạn thực hiện hàng ngày. Nếu những quyết định đó bị sai lệch bởi những khuynh hướng ​​vô ý thức, nó sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng kinh doanh của bạn.

3. Cách xác định các khuynh hướng vô ý thức của bạn

Trước khi bạn có thể khắc phục những khuynh hướng ​​của mình, trước hết bạn phải hiểu rõ chúng. Nhưng bởi vì chúng vô ý thức, nên việc này có thể khó khăn.

Nhưng may mắn thay, có một số công cụ có thể giúp bạn. Cái tốt nhất, theo ý kiến ​​của tôi, là Project Implicit, một tổ chức phi lợi nhuận được điều hành bởi các viện nghiên cứu tại một loạt các trường đại học đang nghiên cứu sự thiên vị vô ý thức.

Xem thêm: Bạn Đã Biết Tất Cả Về Thương Hiệu Zara Là Gì ? Cách Mua Hàng Zara Về Việt Nam

Trên website này, bạn có thể kiểm tra các thiên vị ​​của riêng mình bằng cách thực hiện các bài kiểm tra trong nhiều thể loại như tuổi tác, chủng tộc, giới tính, tình dục và khuyết tật. Nó không vận hành bằng cách hỏi ý kiến của bạn mà bằng cách yêu cầu bạn bấm nút thật nhanh có thể để phản hồi những điều hiển thị tức thì trên màn hình.

Tốc độ phản ứng của bạn xác định sự hiện hữu của thiên vị vô ý thức bất kỳ. Ví dụ: nếu bạn mất nhiều thời gian hơn để chọn khi nào người già được liên kết với tính từ tích cực hơn so với những từ tiêu cực, điều đó cho thấy bạn có thiên vị vô ý thức về tuổi tác. Bởi vì tất cả xảy ra quá nhanh, mục tiêu là để bỏ qua những suy nghĩ có ý thức của bạn và thu được những thiên vị ​​vô ý thức bản năng.

*

Những công cụ này hoàn toàn miễn phí sử dụng. Mặc dù màn hình đầu tiên yêu cầu bạn đăng nhập hoặc đăng ký, bạn cũng có thể nhấp vào liên kết bên dưới để tiếp tục với tư cách thành viên khách. Website không thu thập thông tin nhận dạng cá nhân.

Cố gắng thực hiện càng nhiều bài kiểm tra càng tốt, ngay cả ở những lãnh vực bạn không nghĩ mình bị thiên vị. Xem nó như một bài tập thu thập thông tin, mà không đưa ra bất kỳ đánh giá nào về bản thân bạn hoặc kết quả. Như tôi đã đề từng cập, tất cả chúng ta đều có những khuynh hướng ​​vô ý thức, nên không có gì đáng xấu hổ. Hãy cởi mở với quá trình và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình khám phá ra.

4. Làm thế nào để tránh thiên vị vô ý thức

Vậy bạn có thể làm gì với những thiên vị ​​vô ý thức của mình? Có thể vượt qua chúng không?

Chỉ một từ có. Bởi vì những khuynh hướng vô ý thức thường hình thành từ lúc nhỏ và được củng cố theo thời gian, có thể không dễ dàng để vượt qua chúng, nhưng có khả năng thực hiện. Theo đánh giá của các nghiên cứu học thuật trong Stanford Encyclopedia of Philosophy:

Một phần chủ yếu đang nổi bật lên của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đề xuất rằng các chiến lược sẵn sàng để điều chỉnh các khuynh hướng ​​vô ý thức.

Các chiến lược này được chia thành hai nhóm:

Các can thiệp thông qua thay đổi Can thiệp thông qua kiểm soát

Các can thiệp thông qua thay đổi nhằm đảo ngược các thiên vị vô ý thức của bạn. Mặt khác, với các biện pháp can thiệp thông qua kiểm soát, bạn chấp nhận rằng các khuynh hướng ​​tồn tại nhưng cố gắng không để cho chúng ảnh hưởng đến hành vi của bạn.

Chúng ta sẽ xem xét cả hai hình thức can thiệp trong phần này. Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để khắc phục hoặc kiểm soát các khuynh hướng vô ý thức của mình.

1. Tăng thêm liên hệ của bạn với nhóm có liên quan

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiên vị ​​giảm bớt khi mọi người tiếp xúc nhiều hơn với các nhóm xã hội khác nhau, và tương tự cũng áp dụng đối với thiên vị vô ý thức. Chỉ cần tiếp xúc với những người mà bạn hướng tới và học hỏi thêm về họ có thể giúp làm suy giảm sự thiên vị của bạn và thay thế nó bằng thông tin mới.

2. Làm bản thân trở nên mù mờ

Vâng, không phải theo nghĩa đen. Nhưng nếu bạn đã ra một quyết định quan trọng để thực hiện và bạn đang lo lắng về việc bị ảnh hưởng bởi những khuynh hướng ​​của bạn, hãy cố gắng không phơi bản chính bản thân với thông tin có thể thúc đẩy sự thiên vị ​​của bạn.

Ví dụ: nếu bạn đang xem xét các hồ sơ, hãy người khác xem trước và xóa tên và thông tin khác có thể mang đến cho bạn manh mối về giới tính, chủng tộc, tuổi tác và các yếu tố khác có thể dẫn đến sự thiên vị. Sau khi tất cả, bạn không thể dựa trên nó nếu bạn không nhận thức về nó!

3. Cấu trúc việc ra quyết định của bạn

Nếu bạn không muốn quyết định của mình dựa trên các tiêu chí tuỳ tiện như chiều cao và màu tóc, hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì bạn muốn dựa vào. Lên kế hoạch các tiêu chí bạn sẽ sử dụng để đưa ra quyết định của mình và sau đó áp dụng các tiêu chí đó và chứng minh cho bản thân những lý do giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng.

Bạn sẽ cần phải cẩn thận lúc này – chúng ta có thể rất giỏi trong việc tạo ra các biện minh cho các quyết định theo trực giác. Nhưng bạn càng xen vào nhiều cấu trúc, thì bạn sẽ càng khó hành động theo những bản năng sai lầm.

4. Phản đối các khuôn mẫu

Những khuynh hướng vô ý thức của bạn tồn tại bởi vì bộ não của bạn đã hình thành các liên kết, cho nên đủ logic để tin rằng bạn có thể đào tạo nó để hình thành các liên kết mới. Ví dụ, nếu bạn có khuynh hướng chống lại phụ nữ ở nơi công sở, bạn có thể xem các bộ phim có phụ nữ thành công hoặc ghép đôi hình ảnh phụ nữ với những từ hoặc cụm từ tích cực.

Xem thêm: Đặc Nhiệm Swat Là Gì – Khám Phá Đội Đặc Nhiệm Swat Của Mỹ

5. Hãy có ý thức

Chỉ cần ý thức về những khuynh hướng ​​của bạn và tích cực suy nghĩ về những tác động có thể có của khuynh hướng vô ý thức có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Cố gắng đánh giá hành vi của bạn và tận dụng mọi cơ hội để tự hỏi liệu khuynh hướng có đóng góp một phần trong quyết định của bạn hay không.

6. Đề xuất huấn luyện

Mọi người trong tổ chức của bạn đều dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị vô ý thức. Vì vậy, khi bạn có một xử lý về những khuynh hướng ​​của riêng bạn, hãy cố gắng sắp xếp huấn luyện để nhân viên của bạn tuân theo cùng một quá trình tìm hiểu sự thiên vị ngầm, khám phá những khuynh hướng ​​của riêng họ và phát triển các chiến lược để vượt qua.

7. Học hỏi thêm

Chúng tôi đã đề cập rất nhiều điều trong hướng dẫn này, nhưng có rất nhiều điều cần hiểu thêm. Để nghiên cứu thêm, hãy thử Microsoft eLesson cho khuynh hướng vô ý thức. Hoặc khám phá website Look Different của MTV.

Hoặc xem bài nói chuyện TED này của Vernā Myers về việc mạnh dạn hướng về những khuynh hướng của bạn:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *