GH Việt Nam Giáo Phận Chủng Viện Thông Báo Suy Niệm Thời Sự Phụng Vụ Đức Tin Mục Vụ Linh Mục – Tu Sĩ Sứ Vụ Media Tư Liệu GH Toàn Cầu Khác Tư Liệu GHVN Khác

*

TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỐI TRÊN GIỚITRẺ

Thiên Triệu

WHĐ (2.8.2020) -“Sự độc tài của chủ nghĩa tương đối” là cụm từ gắn liền với Đức Bênêđictô XVI,vị giáo hoàng kêu gọi Giáo Hội phải cảnh giác và chống lại chủ nghĩa tương đốivì những tác động tai hại của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người và xãhội. Cùng một nhận định, trong tông huấn EvangeliiGaudium, Đức giáo hoàng Phanxicô viết: “Tiến trình tục hóa đã đẩy đức tinvà Giáo Hội vào lãnh vực cá nhân riêng tư và thầm kín. Hơn nữa, với việc phủ nhậntất cả chiều kích siêu việt, nó tạo ra những sai lệch về mặt đạo đức, làm suy yếuý nghĩa về tội cá nhân và xã hội, âm thầm đẩy mạnh chủ nghĩa tương đối, đưa đếnviệc mất định hướng nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn vị thành niên và tuổitrẻ, là nhóm người rất dễ bị chao đảo trước những thay đổi như thế” (số 64).

Vậy, chủ nghĩatương đối là gì? Tại sao nó gây tác hại cho đời sống con người, cách riêng làgiới trẻ? Giáo Hội có thể làm gì trước những tác hại này? Đây là những câu hỏimà bài viết này quan tâm nghiên cứu và gợi ý suy nghĩ.

1. TỪ NGỮ VÀ LỊCH SỬ

Theo Từ điểnWebster, “chủ nghĩa tương đối” có hai nghĩa.

Một là “lý thuyếtcho rằng nhận thức có tính tương đối do bản chất giới hạn của tâm trí và do nhữngđiều kiện nhận thức”. Hai là quan điểm cho rằng “những chân lý về mặt đạo đứctùy thuộc vào các cá nhân và các nhóm tuân giữ”. Nói cách khác, không có chânlý phổ quát, chỉ có những chân lý khác nhau. Thế nên Simon Blackburn, giáo sưTriết học tại đại học Cambridge, giải thích chủ nghĩa tương đối là “những ý kiếnkhác nhau, không có quyền bính độc nhất, có bao nhiêu dân tộc, xã hội, văn hóa,thì có bấy nhiêu ‘chân lý’.

Chủ nghĩa tương đốikhông phải là điều tự nhiên từ trời rơi xuống, nhưng có thể tìm về gốc gáctrong triết học Hi Lạp từ thế kỷ V trước Công nguyên. Protagoras (490–420 B.C.)được coi như tiếng nói chính thức đầu tiên về chủ nghĩa tương đối khi ông tuyênbố, “Con người là thước đo mọi sự”. Trước Protagoras còn có Heraclites với chủtrương “mọi sự đều thay đổi”, không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông, dođó chẳng có gì là tuyệt đối.

Đến thời Trung Cổ,William Ockham (thế kỷ 14) đặt nền móng cho chủ thuyết Duy danh (Nomenalism),không nhìn nhận các phổ hữu, chỉ nhìn nhận sự hiện hữu của cái đặc thù, nhữngcá thể sự vật. Sự tương tự giữa các sự vật không còn được coi như đặc tínhchung về bản tính, do đó những ý niệm, luật lệ, ý tưởng trừu tượng và phổ quátchỉ là “tên gọi” hoặc những hình ảnh trong tâm trí.

Trong thời đạingày nay, có thể thấy phản ánh của chủ thuyết duy danh nơi lý thuyết được gọilà Đạo đức hoàn cảnh (SituationEthics). Người ta cho rằng tình yêu là nguyên lý chính yếu trong mọi quyết địnhluân lý. Có thể xem đây là một nỗ lực giữ thế trung dung giữa một bên là nềnluân lý xây dựng trên những mệnh lệnh tuyệt đối (và bị coi là duy lề luật), cònmột bên là lối sống phóng túng, chẳng có lề luật hay nguyên tắc nào hướng dẫn cả.Thế nhưng vấn đề ở đây là “nguyên lý tình yêu” cũng dễ trở thành nguyên lý thựcdụng, nghĩa là nhằm đem lại những điều tốt nhất cho nhiều người nhất. Nghe thìrất hay, nhưng liệu có nguy cơ “lấy mục đích để biện minh cho phương tiện”không? Đề cao tình yêu mà không có nội dung đạo đức cụ thể sẽ dẫn đến những chọnlựa luân lý tùy theo sở thích mỗi cá nhân.

2. NHỮNG LOẠI HÌNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỐI

Chủ nghĩa tương đốixuất hiện dưới nhiều hình thức:

a) Tương đối vềthẩm mỹ: Quan điểm triết học cho rằng phán đoán về cái đẹp tùy thuộc vào các cánhân, nền văn hóa, thời đại, bối cảnh, do đó không có những tiêu chuẩn phổ quátcho cái đẹp. Một tác phẩm nghệ thuật hoặc điêu khắc có thể được người này cholà đẹp nhưng người khác thì không.

b) Tương đối vềnhận thức: Mọi chân lý đều là tương đối. Không có hệ thống chân lý nào vững chắchơn hệ thống kia, cũng chẳng có những chuẩn mực khách quan về chân lý. Hệ quảlà chẳng có Thiên Chúa của chân lý tuyệt đối, cũng không chấp nhận niềm tin chorằng lý trí có thể khám phá chân lý tuyệt đối.

c) Tương đối vàduy chủ thể (Subjectivism): Mỗi cá nhân hoặc chủ thể (cùng với cảm giác, ý tưởng,thái độ, cảm xúc, niềm tin của họ) chiếm vị thế ưu tiên trong trật tự thế giớicũng như trong nhận thức về thế giới.

Các học giả ngàynay thường nói đến bốn trường phái tư tưởng liên quan đến chủ nghĩa tương đối:tương đối văn hóa, tương đối nhận thức, tương đối về cấu trúc xã hội, và tươngđối hậu hiện đại.

– Tương đối vănhóa: Các nhóm ngôn ngữ và văn hóa khác nhau có thể có những quan điểm nền tảngkhác nhau, dẫn đến vũ trụ quan khác nhau. Không có nền văn hóa nào cao hơn, mọinền văn hóa đều bình đẳng.

Tương đối nhậnthức: Quan điểm về hữu thể luận tùy thuộc vào những khung nhận thức và những phạmtrù khác nhau.

Tương đối về cấutrúc xã hội: Những lực khác nhau trong cấu trúc xã hội dẫn đến việc hình thànhnhững từ ngữ và quan điểm khác nhau.

Tương đối hậuhiện đại: Không chấp nhận khách thể tính, khước từ những ý niệm phổ quát cũngnhư chân lý phổ quát. Có lẽ đây là lãnh vực mà Giáo Hội phải quan tâm nhiều nhất.

Đang xem: Từ Điển tiếng việt tuyệt Đối và tương Đối là gì, vietgle tra từ

3. ĐẶT VẤN ĐỀ VỚI CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỐI

Ngay từ đầu, bàiviết này đã nhắc tới cụm từ “sự độc tài của chủ nghĩa tương đối”. Để diễn tả đầyđủ hơn, cần đọc lại nguyên văn bài giảng của Hồng y Joseph Ratzinger trongThánh Lễ khai mạc Mật nghị bầu giáo hoàng: “Ngày nay, việc có một đức tin rõràng dựa trên Kinh Tin Kính của Hội Thánh lại thường bị dán nhãn hiệu là bảo thủ.Đang khi đó, chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để mình “bị sóng đánh trôi dạt theomọi chiều gió đạo lý” (x. Ep 4,14) xem ra lại được coi là thái độ phù hợp nhấtvới thời đại. Người ta đang xây dựng thứ độc tài của chủ nghĩa tương đối vốnkhông nhìn nhận bất cứ điều gì là vững vàng, và mục đích tối hậu của nó chỉ làcái tôi và ước muốn ích kỷ của bản thân”.

Trong một dịpkhác, khi bàn đến “Nền tảng nhân học của gia đình”, Đức Bênêđictô XVI nói rõhơn: “Ngày nay, có một lực cản đặc biệt đáng ngại trong việc giáo dục, đó là sựhiện diện rộng khắp của chủ nghĩa tương đối trong xã hội và văn hóa. Chủ nghĩanày không nhìn nhận điều gì là vững vàng, cuối cùng tiêu chuẩn tối thượng duynhất là cái tôi và những ước muốn của nó. Và ẩn dưới dáng vẻ của tự do, nó lạibiến thành ngục thất cho mỗi người vì nó ngăn cách con người với nhau, khóa chặtmỗi người trong cái tôi ích kỷ của mình”.

Như thế, chủnghĩa tương đối không chỉ là vấn nạn riêng cho Giáo Hội Công giáo nhưng còn làvấn nạn chung cho cả xã hội và văn hóa. Bản chất độc tài của chủ nghĩa tương đốilà ở chỗ nó chỉ chấp nhận quan điểm cho rằng mọi chọn lựa chủ quan của mỗi ngườiđều có giá trị như nhau; do đó kẻ nào chủ trương có những chân lý và thiện hảokhách quan… thì bị coi là thiếu khoan dung!

Quan điểm này chắcchắn sẽ gây tác hại khôn lường về mặt đạo đức. Một người chủ trương tương đối vềmặt luân lý sẽ định nghĩa luân lý là cái gì mang tính cá nhân, chủ quan, có thểthay đổi. Luân lý mang tính chủ quan và phải tôn trọng tự do của mỗi cá nhân.Do đó, cái được gọi là những chuẩn mực khách quan trong đời sống luân lý sẽ bịcoi là sự áp đặt từ trên xuống mỗi cá nhân, gây ra mặc cảm tội lỗi cho ngườita… và như thế, đương nhiên là sai và không thể chấp nhận.

Thế nhưng, khẳngđịnh “Mọi chân lý đều là tương đối” có hợp lý không? Nếu khẳng định mọi chân lýđều tương đối, thì ngay cả khẳng định đó “Mọi chân lý đều tương đối” cũng khôngthể là tuyệt đối, nhưng chỉ có tính tương đối! Nếu cho rằng chúng ta chỉ có thểthấy những khía cạnh khác nhau của cùng một thực tại (chứ không phải chính thựctại), vậy giả như những cái nhìn đó mâu thuẫn nhau thì liệu chúng ta có thể tinvào nhận thức của mình không? Hai tác giả Francis J. Beckwith và Gregory Koukl,trong cuốn Relativism: Feet FirmlyPlanted in Mid–Air (1998) đưa ra bảy sai lầm lớn của chủ nghĩa tương đối:

a) ”Người chủtrương tương đối không thể kết tội người khác làm sai”. Vì không có điều đượcnhìn nhận là chân lý khách quan, nên bạn không thể kết luận người khác làm sai,bởi lẽ không có chuyện làm sai, mỗi người đều làm đúng theo chuẩn mực cá nhân củahọ. Phải có một chuẩn mực luân lý chung thì mới có thể nói người này làm sai,người kia làm đúng. Còn nếu chỉ là chân lý chủ quan thì chúng ta không thể nóingười khác là sai.

b) ”Người chủtrương tương đối không thể than phiền về vấn đề sự dữ”. Vì không có chân lýkhách quan nên sự dữ cũng không hiện hữu. Tại sao? Trong một thế giới theo chủnghĩa tương đối, ý niệm về “sai, trái” không hiện hữu, do đó cũng không thể coisự dữ là “sai, trái”. Người chủ trương tương đối đơn giản là phải chấp nhận sựdữ như là chân lý chủ quan của người khác, chứ không phải là cái gì sai trái.

c) ”Người chủtrương tương đối không thể nguyền rủa, cũng không thể ca tụng ai”. Vì không cóchuẩn mực khách quan cho cái đúng và cái sai, nên cũng không có chuẩn mực đểđánh giá tốt hay xấu, ca tụng hay nguyền rủa.

d) ”Người chủtrương tương đối không thể nói đến bất công hay bất toàn”.

Xem thêm: Mockups, Wireframes Là Gì – Panduan Pemula Untuk Wireframing

Vì không có chuẩn mựccho cái đúng hay sai, nên cũng không có chuyện bất công hay bất toàn. Trong mộtnền văn hóa chủ trương mọi sự là tương đối, cái gọi là “bất công” đơn giản chỉlà người khác hành động theo chân lý chủ quan của họ. Hành động đó có thể gâyra “bất công” cho người khác, nhưng lại là điều đúng và tốt theo chân lý chủquan của họ.

e) ”Người chủtrương tương đối không thể tiến triển về mặt đạo đức”. Vì không có chuẩn mựccho cái đúng và cái sai, tốt và xấu, nên làm sao có sự tiến triển từ cái sai đếncái đúng, từ cái xấu đến cái tốt? Phải có chuẩn mực khách quan để đánh giá thìmới có thăng tiến.

f) ”Người chủtrương tương đối không thể bàn chuyện luân lý cách nghiêm túc”. Vì cho rằngluân lý tính là chủ quan, tùy vào mỗi cá nhân, nên không thể nào bàn đến chuyệnđạo đức vì mỗi người chủ trương khác nhau. Điều được cho là đúng với người nàykhông hẳn đã là đúng với người kia.

g) ”Người chủtrương tương đối cũng không thể nói đến sự khoan dung”.

Xem thêm: Đỉ Là Gì ? Nghĩa Của Từ Đĩ Trong Tiếng Việt Nghĩa Của Từ Đĩ

Không có chuẩn mực chocái đúng, sai, nên không ai đúng và cũng chẳng ai sai. Như thế, làm gì có cáigọi là khoan dung.

4. TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỐI TRÊN GIỚI TRẺ

Thật khó để đo lườngtác động của chủ nghĩa tương đối trên giới trẻ. Không có thống kê hoặc dữ liệuđể có thể khẳng định những tác động tiêu cực hoặc tích cực của chủ nghĩa tươngđối trên giới trẻ. Chỉ có thể dựa vào những tiếp cận thường ngày và kinh nghiệmmục vụ để nói rằng tác động này rất tinh tế và điều đáng quan tâm hơn cả là tácđộng của chủ trương tương đối về đạo đức. Một số người nghĩ rằng chủ trươngtương đối về mặt đạo đức đem lại ích lợi là giúp phát triển sự đa dạng văn hóavà thực hành đạo đức, đồng thời làm cho người ta thích nghi tốt hơn khi nhận thứcvà kỹ thuật thay đổi trong xã hội. Dù có một vài mặt tích cực thì trong thực tế,nền văn hóa với chủ trương tương đối đang đặt ra cho Giáo Hội nhiều thách đốđáng quan ngại. Ở đây xin nói đến năm lãnh vực liên quan đến tác động của chủtrương tương đối về mặt đạo đức.

a) Kiếm tìm sự độclập

Chủ trương tươngđối tác động trên cách nghĩ và cách sống của người trẻ rất tinh tế khiến chínhhọ cũng không ý thức. Cách tổng quát, có những nghiên cứu cho thấy nền văn hóatrong thời đại chúng ta cho rằng chân lý chỉ có tính tương đối. Ai cũng có lậptrường của mình và điều buồn cười là ai cũng cho rằng chỉ có mình là đúng. Đốivới người trẻ, tìm kiếm sự độc lập là thành phần trong tiến trình tăng trưởng.Từ tuổi thiếu niên phải sống lệ thuộc bước sang tuổi teen muốn sống độc lập,người trẻ luôn đi tìm căn tính của mình. Sự tìm kiếm này song hành với nhu cầukhẳng định bản thân trong xã hội. Do đó, sự khẳng định tính độc lập này dẫn ngườitrẻ đến chủ trương tương đối. Chẳng hạn một bạn trẻ có thể cảm thấy cách để khẳngđịnh bản thân là nhấn mạnh lập trường của mình. Cho dù lập trường của bạn đó cóphần hợp lý, nhưng thái độ này có thể dẫn người trẻ đến chỗ không dễ dàng đónnhận chân lý khách quan.

b) Sự khoan dung

Một vài tác giảcho rằng “khoan dung” cũng có thể là một trong những nguyên cớ góp phần củng cốchủ nghĩa tương đối. Đôi khi sự khoan dung có thể ảnh hưởng đến tính khách quancủa chân lý. Chúng ta dạy người trẻ phải tôn trọng, đón nhận, không đối đầu…làđúng, nhưng điều này cũng có thể làm giảm nhẹ tính khách quan và những đòi hỏicủa chân lý. Những người chủ trương tương đối thường bảo vệ lập trường của họ bằngcách khẳng định rằng họ khoan dung hơn những người khác, bởi lẽ đối với họ, mọisự là tương đối và không có niềm tin nào là duy nhất tốt lành và đúng đắn.Trong bối cảnh thời đại đa văn hóa, đa chủng tộc, dĩ nhiên khoan dung là một đứctính cần trân trọng, tuy nhiên nó cũng có thể mang lại hậu quả tiêu cực do ảnhhưởng của chủ nghĩa tương đối.

c) Tục hóa

Không thể phủ nhậnrằng làn sóng tục hóa đang lan rộng khắp thế giới, len lỏi vào mọi lãnh vực củađời sống. Giữa tục hóa và chủ nghĩa tương đối có mối liên hệ mật thiết đến nỗicó người cho rằng tục hóa là một trong những hệ quả của chủ nghĩa tương đối.Người chủ trương tương đối không chấp nhận chân lý tuyệt đối, do đó một trongnhững điều phải vứt bỏ ngay là các tôn giáo với hệ thống tín điều và cơ cấu tổchức. Đây chính là dấu hiệu cụ thể của tục hóa như Charles Taylor nói, “Tục hóahệ tại ở việc rời bỏ niềm tin và thực hành tôn giáo, và việc người ta xa rờiThiên Chúa, không đến nhà thờ nữa”.

Sự khước từ tôngiáo dẫn đến một xã hội tục hóa, ở đó mỗi cá nhân tự quyền quyết định tốt, xấu.Không ai có quyền đưa ra lề luật hoặc quy tắc ứng xử vì mỗi người đều cho mìnhlà đúng nhất. Hơn ai hết, người trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng bởi lối suy nghĩnày. Không có lề luật luân lý khách quan nào cả, mỗi người thoải mái làm nhữnggì mình cho là đúng. Thực tế của châu Á cho thấy đang gia tăng số người trẻ rờibỏ Giáo Hội, cụ thể là tại Hàn quốc, nơi vẫn được đánh giá cao về đời sống đứctin và nhiệt tình truyền giáo.

d) Toàn cầu hóa

Người trẻ thườngchịu ảnh hưởng của các nhóm bạn. Trong thời đại toàn cầu hóa, nhóm bạn không chỉlà những người mà họ gặp gỡ trực tiếp nhưng còn là số đông họ gặp trong thế giớiảo (mà tác động lại rất thật): Facebook, Twitter, những mạng xã hội khác. Khichủ nghĩa tương đối thấm vào văn hóa hiện đại thì qua những phương tiện truyềnthông này, nó tác động rất nhanh trên người trẻ. Hãy thử đọc những comments củangười trẻ về nhiều vấn đề cuộc sống, hãy thử theo dõi những chương trình truyềnhình thực tế, sẽ thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa tương đối lớn ra sao. Câu nóiquen thuộc của người trẻ ngày nay là: Nếu người khác làm được, tại sao tôi lạikhông được? Và cứ thế, những giá trị đạo đức khách quan dần dần bị xói mòn.

Thêm vào đó, lượngthông tin khổng lồ qua các phương tiện truyền thông làm cho con người nóichung, người trẻ nói riêng, bị chìm ngập, không còn giờ để suy nghĩ về ý nghĩavà mục đích sâu xa hơn của đời sống, chỉ mong tìm những gì thỏa mãn thị hiếu vàkhao khát nhất thời.

e) Mất căn tínhvăn hóa

So với những thếhệ trước, người trẻ ngày nay có quá nhiều phương tiện để tiếp cận thông tin vàcác nền văn hóa trên thế giới: internet, du lịch, di dân… Sự tiếp cận này dẫnđến những so sánh và loại trừ những giá trị đạo đức truyền thống vì bị coi là cổhủ. Chẳng hạn tại châu Á, hôn nhân thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân đangtrở thành một trào lưu được cho là tự nhiên và hợp lý. Với nhiều người trẻ, đứckhiết tịnh chỉ còn là món đồ xa xỉ. Mỗi người có quyền chọn và sống theo nhữnggì mình cho là đúng, có như thế cuộc sống mới đúng nghĩa tự do và hạnh phúc. Rõràng là chủ nghĩa tương đối đã thấm vào cách nghĩ và cách sống của họ.

Có thể tóm lại bằngnhận định của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ: “Giáo Hội nhấn mạnh các nguyên tắc luânlý khách quan, có giá trị đối với tất cả mọi người, nhưng có nhiều người lạicho rằng các giáo huấn này thật bất công, nghịch với những quyền căn bản củacon người. Các lý luận này cách chung phát xuất từ một hình thức của chủ nghĩatương đối về luân lý, nối kết với sự tin tưởng vào quyền tuyệt đối của mỗi cánhân. Dựa theo đó, người ta cho rằng Giáo Hội xem ra đã có thiên kiến và canthiệp vào sự tự do của các cá nhân…Do đó phải có sự giáo dục giúp suy nghĩchín chắn và đưa ra một đường hướng trưởng thành về các giá trị” (Persons with a Homosexual Inclination: Guidelinesfor Pastoral Care).

5. ĐỒNG HÀNH MỤC VỤ

Dưới tác động củachủ nghĩa tương đối về luân lý, xem ra chúng ta đang tuột dốc rất nhanh vàkhông biết phải làm gì để thắng lại. Đức Bênêđictô XVI mô tả chủ nghĩa tương đốinhư mối đe dọa lớn nhất cho đức tin Kitô giáo ngày nay. Đây không chỉ là một vấnđề đòi hỏi phải có suy tư ở chiều sâu, nhưng còn là vấn đề mục vụ, nghĩa là làmsao để tìm ra cách thế đồng hành với các tín hữu, để họ đứng vững trước sự đe dọacủa chủ nghĩa tương đối và không đánh mất cảm thức về Thiên Chúa là chính ChânLý.

Đòi hỏi này càngkhẩn thiết hơn với mục vụ giới trẻ. Một đàng, Giáo Hội đánh giá cao về giới trẻ:“Nhiều vấn đề phức tạp mà giới trẻ phải đối diện ngày nay trong thế giới đangthay đổi tại châu Á thúc đẩy Giáo Hội nhắc nhớ người trẻ về trách nhiệm của họvới xã hội và Giáo Hội, đồng thời nâng đỡ, khuyến khích họ sẵn sàng đảm nhậntrách nhiệm này” (Ecclesia in Asia, số47). Đàng khác, chúng ta lại đối diện với thực tế phũ phàng là nhiều người trẻđang rời bỏ Giáo Hội như linh mục người Hàn quốc John JunYang Park nhận định:“Gần đây tại châu Á, chúng ta chứng kiến hiện tượng nhiều người trẻ rời bỏ GiáoHội, và điều này được coi như tín hiệu thật sự nguy hiểm trong một vài quốcgia, đặc biệt những nước Đông Á như Hàn quốc”. Thực tế đó đặt ra cho Giáo Hộinhững câu hỏi cụ thể phải suy tư: Tại sao người trẻ rời bỏ Giáo Hội? Đâu là nhữngnguyên nhân chính? Có thể làm gì trước tình hình này?

Trong Gioan18,38, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Sự thật là chi?” Đây cũng là câu hỏi then chốtmà chủ nghĩa tương đối đặt ra. Theo thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II trongthông điệp Veritatis Spendor, “Sự thậtsoi sáng trí khôn và định hình tự do của con người, dẫn họ đến chỗ nhận biết vàyêu mến Chúa”. Sự thật là đối tượng chính yếu nhất của lý trí, cũng là mục đíchtối hậu của hiện hữu nhân sinh, xét như là những hữu thể có lý tính. Sự thật đượcthể hiện trọn vẹn, sống động và cụ thể nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật,Sự Sống. Vấn đề là làm sao giúp người trẻ chạm đến Sự Thật đó và để họ thấy tầmquan trọng của sự thật trong cuộc đời họ. Đây chính là thách đố mục vụ rất lớnmà mỗi thừa tác viên trong Giáo Hội, trong bối cảnh xã hội cụ thể mình đang sống,phải suy nghĩ và tìm ra phương thế thích hợp.

Cách tổng quát, mụcvụ giới trẻ và việc dạy giáo lý cần phải “đem đức tin vào đời sống và đem đời sốngvào đức tin”.

a) Đem đức tinvào đời sống

Tại châu Á nóichung và Việt Nam nói riêng, số người trẻ Công giáo đi lễ Chúa nhật vẫn còn kháđông, mặc dù đã giảm sút. Sau Thánh Lễ, họ kéo nhau đi uống café hay đi chơi,nói với nhau nhiều chuyện nhưng hầu chắc là không nói gì đến tôn giáo! Liệu đứctin có ý nghĩa gì trong đời sống và những chọn lựa của các bạn trẻ không? Có lẽcác bạn vẫn tin vào Chúa và những điều Giáo Hội dạy nhưng không cảm thấy Chúacó liên hệ gì đến đời sống thường ngày của mình. Về mặt thần học, tác giảClarence Devadass cho rằng “Chủ nghĩa tương đối cũng thách đố Giáo Hội nhìn lạichính mình, nhìn lại những ý niệm và thực hành đã giữ từ nhiều thế kỷ. Lời thanphiền thường xuyên nghe từ giới trẻ ngày nay là giáo huấn của Giáo Hội đã lỗithời rồi. Tại nhiều nơi ở châu Á, người dân, cách riêng giới trẻ, không thấy đượcsự liên hệ của đức tin với đời sống thường ngày của họ. Sự tách ly giữa đức tincử hành với kinh nghiệm sống cụ thể xem ra ngày càng gia tăng”. Trong tình hìnhđó, mục vụ giới trẻ nên quan tâm đến những sinh hoạt ngoài Thánh Lễ, ví dụ nhữngnhóm nhỏ cùng cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa, ở đó các bạn biết nhau cách thântình hơn và cùng nhau tạo nên gạch nối giữa đức tin và những vấn đề thực tiễnmà họ đang đối diện trong cuộc sống. Chắc chắn những sinh hoạt này không mangtính đại chúng như việc dự lễ, nhưng chỉ với những nhóm nhỏ. Tuy nhiên chính nhữngnhóm nhỏ này, nếu được thấm nhuần Lời Chúa và kinh nghiệm sống đức tin, lại làhạt mầm và nòng cốt cho sứ vụ Phúc–Âm–hóa. Chính người trẻ là tông đồ cho ngườitrẻ.

b) Đem cuộc sốngvào đức tin

Ở đây trách nhiệm của các linh mục được quan tâm đặc biệt, nhất làtrong việc giảng Lời Chúa, dạy giáo lý và đồng hành thiêng liêng. Hơn ai hết, Đứcgiáo hoàng Phanxicô thấy rõ điều này nên trong tông huấn Evangelii Gaudium, ngài đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho các linh mục:

– Lắng nghe: “Vịgiảng thuyết phải chú tâm lắng nghe dân chúng để khám phá điều gì họ cần đượcnghe. Vị giảng thuyết vừa là người chiêm niệm Lời Chúa, vừa chăm chú vào giáodân”. Nhờ đó, vị giảng thuyết mới có thể “nối kết sứ điệp của bản văn KinhThánh với hoàn cảnh cụ thể của con người, với những gì họ sống, với kinh nghiệmhọ cần đến ánh sáng của Lời Chúa” (số 154).

– Đơn sơ và rõràng: Đức Phanxicô nhận xét, “Điều thường xảy ra là các vị giảng thuyết dùng nhữngngôn từ trong thời học hành và ở những môi trường học thuật, nhưng lại không phảilà ngôn từ thông dụng của người nghe. Đó là những thuật ngữ đặc thù thần họchay giáo lý, nhưng phần đông tín hữu không hiểu được”. Vì thế, ngài khuyên cáclinh mục phải sử dụng thứ ngôn ngữ đơn sơ và rõ ràng, đơn sơ trong ngôn từ vàrõ ràng trong cách trình bày (số 159).

– Tích cực: “Đừngnói nhiều về những điều không nên làm, nhưng hãy đề nghị điều người ta có thểlàm tốt hơn”. Như thế, bài giảng định hướng tương lai hơn là than trách và lênán quá khứ, bài giảng mang đến hy vọng hơn là gieo rắc sợ hãi: “Thật đáng mừngnếu người ta không nhìn chúng ta như những nhà chuyên môn dự báo thảm họa haynhững thẩm phán đen tối, nhưng như các sứ giả hân hoan đề nghị những giải phápcao cả, những người trân trọng điều thiện hảo và vẻ đẹp chiếu tỏa trong một cuộcsống trung tín với Tin Mừng” (số 168).

Tổng hợp từ cácbài viết trong FABC Papers no. 135:

– Fr. ClarenceDevadass, STD., Relativism: A DeeperUnderstanding and Its Impact on the Youth in Asia.

– DominicVeliath, SDB., Fundamentalism andRelativism.

– Fr. JohnJunYang Park, Fundamentalism andRelativism: Why Young People Are Leaving the Church?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *