Văn học dân gian Việt Nam không chỉ là những câu chuyện cổ mà còn là cả kho tàng ca dao tục ngữ hay và ý nghĩa được lưu truyền từ thế này sang thế hệ khác. Vậy ca dao là gì? Tục ngữ là gì? Sự khác nhau giữa tục ngữ với thành ngữ là gì? Theo dõi những thông tin được gocnhintangphat.com tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

*

Ca dao tục ngữ là gì? Tìm hiểu về ca dao tục ngữ Việt Nam

Ca dao là gì?

Định nghĩa về ca dao

Ca dao là một từ Hán Việt. Trong đó, “ca” dùng để chỉ những bài hát; còn từ “dao” được dùng để chỉ những bài hát ngắn, thường không có chương khúc, giai điệu. 

Vì vậy, có thể hiểu ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, được dùng để miêu tả, ngụ ý hay diễn đạt tình cảm. Hầu hết ca dao đều là lời thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc để diễn xướng và phản ánh thế giới nội tâm của con người.

Ca dao được lưu truyền theo hình thức truyền miệng nên rất ngắn gọn, súc tích và sử dụng thể thơ dân tộc (thơ lục bát hoặc lục bát biến thể) cho dễ thuộc, dễ nhớ. Bên cạnh đó, ca dao cũng sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ gần gũi, đời thường và được diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.

Đang xem: Thành ngữ là gì? tục ngữ là gì phân biệt thành ngữ với tục ngũ

Bài viết tham khảo: Từ láy là gì? Các dạng từ láy khác nhau và ví dụ minh họa

Nội dung ca dao

Phản ánh lịch sử: Ca dao thường nhắc tên các sự kiện lịch sử và bày tỏ quan điểm, thái độ của nhân dân chứ không đi sâu vào quá trình hay diễn biến của nó. Phản ánh phong tục – tập quán, nếp sống hay đời sống tình cảm của nhân dân trong quan hệ gia đình, lứa đôi, đất nước,…. Đồng thời, ca dao cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ, điển hình là những bài ca dao than thân. Ca dao thể hiện tiếng cười bông đùa, trào phúng. 

*

Cảm hứng chủ yếu của ca dao được lấy từ cuộc sống đời thường của người dân

Phân loại ca dao

Đồng dao:

Là những bài thơ ca truyền miệng của trẻ em và hầu như không có tác giả, ví dụ như vè. Đồng dao được chia thành hai loại chính là: gắn với trò chơi hoặc gắn liền với công việc của trẻ nhỏ. 

“Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến hỏi ông trời

Xin vài cái bánh

Gặp xe thì tránh

Đội mũ trên đầu

Đi chậm đi mau

Lâu lâu lại ngồi!”

Ca dao lao động: 

“Em là con gái nhà nông,

Thấy anh gánh lúa vừa mừng vừa thương.

Mồ hôi ướt đẫm trán lưng,

Hỏi anh có mệt gánh giùm cho anh.

Mời anh bát nước chè xanh,

Thi nhau ta gánh cho nhanh bạn cùng.”

Ca dao hát ru: 

“Ru con, con ngủ cho lâu

Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về

Ru con, con ngủ cho mê

Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày

Ru con, con ngủ cho say

Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng

Ru con, con ngủ cho nồng

Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người.”

Ca dao về các nghi lễ và phong tục: 

“Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Ca dao bông đùa, trào phúng: 

“Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.”

Ca dao trữ tình: 

“Cô kia đứng ở bên sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

Ca dao than thân: 

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”

Hay

“Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Tục ngữ là gì? 

Những thông tin về tục ngữ

Tục ngữ là gì? Đây là một thể loại văn học dân gian, được đúc kết từ những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích và có nhịp điệu nên rất dễ nhớ và dễ truyền đạt. 

Trong các câu tục ngữ, cả hình thức và nội dung luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh và thống nhất. Một câu tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa là: nghĩa đen và nghĩa bóng.

*

Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ những tri thức, kinh nghiệm sống thực tế

* Ví dụ về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Chúng ta có thể giải thích câu tục ngữ này theo hai nghĩa như sau:

Nghĩa đen: Nếu để mực rây ra tay thì sẽ bị dính màu đen của mực. Còn nếu ngồi gần đèn thì sẽ được nhìn rõ tất cả mọi vật do đèn chiếu sáng vào. Nghĩa bóng: Cha ông ta muốn nhắn nhủ rằng môi trường sống có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến nhận thức và lối sống của mỗi cá nhân. Nếu sống sống trong môi trường có nhiều điều xấu, con người sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị tha hóa về đạo đức sống. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có nhiều điều tốt đẹp thì chúng ta sẽ sống lành mạnh, có ích hơn cho gia đình và xã hội. 

Tính hình tượng trong câu tục ngữ thường được thể hiện qua các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Ông cha ta muốn thông qua những sự vật, hiện tượng thân thuộc để thể hiện quan niệm và đúc kết thành chân lý, kinh nghiệm; vừa sáng tạo nhưng lại rất sâu sắc. Chính tính hình tượng hóa này sẽ giúp chúng ta dễ hiểu và biết các suy ngẫm. 

Bên cạnh đó, tục ngữ thường được gieo vần liền hoặc vần cách, được ngắt nhịp linh hoạt tạo nên sự hài hòa, cân đối và nhịp nhàng.

Nội dung của tục ngữ

Tục ngữ đúc kết và phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động.

Ví dụ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Tục ngữ ghi nhận về các sự kiện, hiện tượng lịch sử – xã hội.

Ví dụ: “Ăn lông ở lỗ”, “Một người làm quan cả họ được nhờ”, “Cá lớn nuốt cá bé”,..

Thể hiện các triết lý của dân tộc.

Ví dụ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,… 

Bài viết tham khảo: Thế nào là câu đặc biệt? tác dụng của câu đặc biệt & ví dụ

Những câu ca dao tục ngữ Việt Nam hay nhất

Ca dao tục ngữ về thầy cô:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.”

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.”

“Tiên học lễ, hậu học văn”“Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”“Không thầy đố mày làm nên”

*

Những câu ca dao và tục ngữ về sự biết ơn với thầy cô

Ca dao tục ngữ về tình yêu đôi lứa

“Đôi ta như cái đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.”

“Thật thà cũng thể lái trâu,

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.”

“Theo cha theo mẹ đã đành,

Theo đôi theo lứa mới thành thất gia.”

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than!”

Ca dao tục ngữ về gia đình

“ Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

“Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.”

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”.“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.“Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng”. 

*

Các câu ca dao, tục ngữ hay về gia đình

Ca dao tục ngữ về tình bạn

“Ai ơi nhớ lấy câu này

Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.”

“Ra đi vừa gặp bạn thân

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.”

“Khi nào trái đất còn quay

Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.”

“Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”“Giàu vì bạn, sang vì vợ”“Lắm kẻ yêu hơn nhiều kẻ ghét”.

Ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác

“Nói lời, thì giữ lấy lời 

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.”

“Ai ơi chớ vội cười nhau 

Cười người hôm trước hôm sau người cười.”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông. 

Đường đi cách bến cách sông 

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò!”

“Kính lão đắc thọ”.“Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”.“Đường mòn nhân nghĩa không mòn”.“Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho”. 

Ca dao tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

“Én bay thấp mưa ngập cầu ao 

Én bay cao mưa rào lại tạnh.”

“Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy 

Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi 

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi 

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.

“Muốn cho lúa nảy bông to 

Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.”

“Ai ơi nhớ lấy lời này 

Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm 

Nhờ trời hòa cốc phong đăng 

Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi 

Được mùa dù có tại trời 

Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.

“Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”.“Tháng bảy mưa gãy cành tràm”.“Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”.“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”.

*

Những câu ca dao tục ngữ về con người và xã hội

“Uốn cây từ thuở còn non,

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.

Xem thêm: Xuất Khẩu Lao Động Hàn Quốc Theo Chương Trình Eps Là Gì ? Trung Tâm Lao Động Ngoài Nước

Dạy con, dạy thuở còn thơ,

Dạy vợ, dạy thuở ban sơ mới về.”

“Con ơi! Mẹ bảo con này,

Học buôn, học bán cho tày người ta.

Con đừng học thói chua ngoa,

Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.

Dù no dù đói cho tươi,

Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan.

Phòng khi đóng góp việc làng,

Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.

Trước là đẹp mặt cho chồng,

Sau là họ mạc cũng không chê cười.”

“Đã sinh ra kiếp ở đời,

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thời trinh trỉnh lòng son,

Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.

Trai lành gái tốt ra người,

Khuyên con trọng bấy nhiêu lời cho chuyên.”

“Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”.“Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp”.“Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay”.“Nước đổ lá khoai”“Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi”.

Ca dao tục ngữ về tính tự lập và tự chủ

“Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”.

“Khi ăn chẳng nhớ đến ai

Đến khi chết bỏng cứ tai mà rờ!”

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

“Thân tự lập thân”.“Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân”.“giúp lời không ai giúp của, giúp đũa không ai giúp cơm”.“Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo”.

Ca dao tục ngữ về Hà Nội:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng”.

“Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non a vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ là đây”.

“Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui”.

“Đường về xứ Lạng mùa xa

Có về Hà Nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang”.

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An”.

Xem thêm: Vàng Tây Là Gì ? Liệu Vàng 18K Có Phải Vàng Tây Không? Vàng 18K Là Gì

*

Những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam hay về Hà Nội

Bài viết tham khảo: Những câu đối tết 4 chữ – 5 chữ hay và ý nghĩa nhất đón xuân

Sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ Việt Nam 

Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam đều là những câu nói ngắn gọn, súc tích; phản ánh tri thức của con người về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Bởi vậy mà rất khó để phân biệt hai khái niệm này.

Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ qua một số đặc điểm sau: 

Đặc điểm Thành ngữ Tục ngữ
Định nghĩa Là cụm từ được cấu tạo cố định và thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh.  Là những câu nói ngắn gọn, có vần điệu và được đúc kết từ những tri thức, kinh nghiệm sống thực tế của người dân. 
Về hình thức Thường là các cụm từ cố định.  Là một câu ngắn gọn và hoàn chỉnh. 
Về nội dung Chưa diễn đạt trọn vẹn một ý mà chỉ đề cập đến như một khái niệm.Thành ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, thường là một vế câu được dùng để tạo câu hoặc chen thêm vào các câu nói. 

Ví dụ: Chúc cậu “mẹ tròn con vuông”. 

Diễn đạt trọn vẹn một ý. Đó có thể là lời đánh giá, sự nhận xét hay một kinh nghiệm sống, một lời khuyên,… nhằm khuyên răn và hướng dẫn con người cách sống, cách ứng xử đúng đắn.Tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học, được dùng độc lập. Ví dụ: “Thất bại là mẹ thành công”. 

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích giải đáp thắc mắc ca dao tục ngữ là gì. Nếu bạn có thắc mắc hay chia sẻ thêm kiến thức về chủ đề trên, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *