Một số khái niệm và cách tính: trùng tang, trùng tang liên táng, thần trùng, trùng phục, phục tang, tam tang… thật quá khó hiểu và đau đầu. Vậy những hiện tượng xung quanh vấn đề trùng tang thực chất là gì? Trùng tang có thật không? Cách tính và hoá giải ra sao?

*

Nói về THẦN TRÙNG sau khi đã chôn cất người quá cố rồi, cũng nên tìm hiểu: Thần có nghĩa là vị Tinh Tú và Trùng có nghĩa là sự tái diễn, hoặc đi đôi, ghép hai chữ THẦN TRÙNG chỉ có nghĩa là hai hoặc ba, bốn vị Tinh Tú hung dữ, hội họp trong một năm, một tháng, một ngày và một giờ giống như nhau để tác quái, hoành hành, kể từ giờ đó cho đến mãn tang. Nói cho rõ hơn ví như một người tuổi HỢI bị chết vào năm Thân, tháng Thân, ngày Thân và giờ Thân, thấy rằng bốn cái Thân hợp lại với HỢI gọi là THẦN TRÙNG.

Đang xem: Trùng lửa là gì, có thật không? có thật không

Thần Trùng này được gọi là TRÙNG TANG LIÊN TÁNG, Kể từ xưa tới nay rất ít ai mắc phải, có chăng chỉ phạm giờ, hoặc ngày, hoặc tháng, hoặc năm riêng lẻ, mà mọi người thường nói là bị một trùng tang, quá giờ, quá ngày, quá tháng là hết, vã lại bị một trùng tang, nhưng trong ngày chết đó lại là ngày có Thiên Quan, Thiên Đức, Thiên Xá, Thiên Phước hoặc Thiên Giải thì khỏi lo.

Ai mắc phải TRÙNG TANG LIÊN TÁNG thì giống như bị trái bom, tiền căn, hậu kiếp, số trời đã định. Thần Trùng không phải là loài sâu bọ, hoặc Ma hay Quỷ có quyền bắt hồn người, nếu tưởng tượng như thế, thì con người sinh tử không còn số mạng gì nữa, quá quan tâm lo ngại nên dễ bị lừa, bị gạt.

1. TRÙNG TANG

Trùng tang là hiện tượng trong gia đình, dòng họ, cứ mỗi năm lại chết một người; nhanh hơn trong vòng 49 ngày, cứ mỗi tháng chết một người; thậm chí có khi ba ngày, hoặc bảy ngày sau đã có người ra đi tiếp theo.

2. TRÙNG TANG LIÊN TÁNG:

Nếu người chết bị vào trường hợp trùng tang liên táng là rất nguy hiểm cho gia quyến, họ tộc, nhanh có thể là 3 giờ, 3 ngày, 3 tháng, đã có người chết theo. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Trùng tang liên táng còn gọi là Cướp Sát hoặc Kiếp sát.

3. THẦN TRÙNG

Thần Trùng là trong gia quyến, thân chủ có người chết nhằm ngày đó, nếu không Nhương Ếm thì sẽ bị tai họa chết trùng, người ta gọi là Trùng Tang Liên Táng, trong thân sẽ có người chết tiếp.

4. TRÙNG PHỤC:

Ngày Trùng phục bản chất là ngày sẽ làm cho mọi việc diễn ra không thuận lợi, gặp cảnh dây dưa, tái diễn. Nếu cười hỏi gặp ngày Trùng phục thì việc cưới hỏi sẽ diễn ra lần nữa, điều đó có nghĩa là gia đạo bất hạnh, chia ly… còn nếu tang chế mà dùng ngày Trùng phục, thì cảnh tang chế lại tái diễn… Nên khi chọn ngày, người ta cũng kiêng dùng ngày Trùng phục.

5. PHỤC TANG:

Phục tang là ngày của người chết phạm đồng thời 2 cái.

– Thứ nhất là phạm Trùng tang: khái niệm và cách tính đã nói trong bài trước.- Thứ hai là xét thêm Can hoặc Chi năm sinh của người chết, xem có nằm trong các cung đã trùng tang hay không. Nếu nằm trong các cung trùng tang là bị phạm Phục tang.

6. TAM TANG:

Ngày Tam tang có bản chất là ngày ngày xấu, làm việc gì cũng không tốt. Nên khi chọn ngày, người ta cũng kiêng dùng ngày Tam tang.

7. TRÙNG KỴ ÂM-TÁNG, CHÔN CẤT:

Người chết chôn phạm ngày kỵ âm táng, chôn cất, thì trong vòng 3 tháng, hoặc 3 năm có thể trong dòng cha, mẹ, anh, em, con, cháu ruột phải bị chết nữa.

CÁCH XEM, TÍNH NGÀY GIỜ ĐỂ TRÁNH TRÙNG TANG

Khi mở lịch xem ngày để cầu một việc gì, chúng ta cần ghi hết các loại sao Xấu, Tốt, rồi cân nhắc, nếu nhiều Tốt ít Xấu thì Bình An, chẳng lẽ một vài sao Xấu liên tiếp, rồi việc Tang Lễ đình hoãn đến ngày nào. Theo trong Ngọc Hạp Thông Thư và Niên Lịch thì một năm may ra mới có một ngày thật Tốt, nhưng lại bị giờ Xấu; Vũ Trụ có Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần, Cát Tinh, Ác diệu thiếu gì, thì trong cõi nhân sinh Tiểu Nhân, Quân Tử không phải là hiếm có, Sinh tử, Thịnh suy, Hỉ thái đi đôi, đều đều.

Tiếp theo là bảng Trùng Tang Liên Táng đã ghi sẵn, cứ thế mà tính.

A/.Bảng lập thành Trùng Tang Liên Táng rất Hung dữ.

Tuổi người chết đã chôn; Năm chết; Tháng chết; Ngày chết; Giờ chết

Thân, Tý hay tuổi Thìn Tị | Tị | Tháng tư | Tị | TịTị, Dậu – Sửu Dần |Dần | Tháng.Giêng | Dần | DầnDần, Ngọ – Tuất Hợi | Hợi | Tháng.Mười | Hợi | HợiHợi, Mão – Mùi Thân | Thân | Tháng.Bảy | Thân | Thân

Lưu ý: Qua khỏi giờ thì sợ ngày, qua ngày sợ tháng, qua tháng sợ mãn tang, cấp kỳ 3 ngày.

B/.Bảng lập thành Thập Nhị Hoàng Long sau khi mai táng để biết Xấu, Tốt.

Xem thêm:

Tuổi người chết đã chôn, Năm chết, Được hay mắc phải chữ,Ảnh hưởng Tốt.Xấu

Thân, Tý, Thìn Thìn, Tuất Môi, miệng (Thần Giác) Quan tụng, Hao tàiVà Tị, Hợi Tai, Rốn (Nhĩ Tề) Hòa thuận, Tiến đạtDần, Ngọ, Tuất Tý, Ngọ Mắt, Lưng (Mục Yêu) Hao phá, gian dâmẢnh hưởng đến Sửu, Mùi Đùi, Chân (Vĩ Túc) Ly tổ, Bần cùngGia đình Xấu Dần, Thân Mũi, Trán (Tỷ Tàng) Phú quý, Hưng vượngTốt Mão, Dậu Bụng, Ruột (PhúcTrường) Phú quý, Hưng vượng

Hợi, Mão, Mùi Sửu, Mùi Môi, miệng (Thần Giác) Quan tụng, Hao tàiVà Thân, Dần Tai, Rốn (Nhĩ Tề) Hòa thuận, Tiến đạtTị, Dậu, Sửu Mão, Dậu Mắt, Lưng (Mục Yêu) Hao phá, gian dâmẢnh hưởng đến Thìn, Tuất Đùi, Chân (Vĩ Túc) Ly tổ, Bần cùngGia đình Xấu Tị, Hợi Mũi, Trán (Tỷ Tàng) Phú quý, Hưng vượngTốt Tý, Ngọ Bụng, Ruột (PhúcTrường) Phú quý, Hưng vượng

C/.Những ngày Xấu cần tránh vềMai Táng.

Những ngày cần tránh như sau:

Ngày Thiên ÔnNgày Thổ ÔnNgày Trùng TangNgày Trùng PhụcNgày Thiên TặcNgày Địa PháNgày Đại MộNgày Nhập Mộ, là quan hệ hơn cả.

Còn các ngày Xấu khác ghi trong Mục các ngày Xấu chỉ có liên quan đến việc Hôn Nhân hơn cả, nếu có gặp phải thì đối chiếu, còn có rất nhiều ngày Tốt cản ngăn, không hại nổi.

Riêng trong bảng Nhị Thập Bát Tú còn có 14 vị sao Xấu như sao Giác, Cang, Chẩn, Tâm, Nữ, Nguy, Khuê, Mão, Sâm, Chủy, Tỉnh, Liễu, Tinh, Dực nên cân nhắc nếu được nhiều sao khác Tốt át bớt đi mới tránh khỏi việc Hung.

D/.Những ngày Tốt lành cho việc Mai Táng.

Những ngày lợi cho việc Mai Táng như sau:

Ngày Thiên Phước, ngày Thiên Quý, ngày Phước Hậu, ngày Thiên Xá, ngày Phổ Hộ, ngày Trường Sinh, ngày Ích Hậu, ngày Giải Thần, ngày Sinh Khí, ngày Cát Khánh, ngày Âm Đức, ngày Thiên Hỉ, ngày Thiên Quan, ngày Thiên Đức, ngày Thiên Thành, ngày Thiên Phú, ngày Thiên Bảo, ngày Thiên Y, ngày Ngọc Đường, ngày Dương Đức, ngày Nguyệt Đức, ngày Nguyệt Ân, ngày Thiên Đức hợp, Nguyệt Đức Hợp, Lục Hợp, Lục Nghi.

Ngoài ra còn sáu ngày Hoàng Đạo như: Trư, Nguy, Đinh, Chấp và Thành, Khai với 11 ngày trong Nhị Thập Bát Tú như ngày Phòng, Vĩ, Cơ, Đẩu, Thất, Bích, Vị, Tất, Chủy, Trương và Chẩn đều là những sao có ảnh hưởng mạnh, áp đảo các sao Xấu.

Tiếp sau đây là còn có 12 ngày thật tốt riêng cho Mai Táng là: Nhâm Dần, Bính Ngọ, Nhâm Ngọ, Bính Thân, Nhâm Thân, Canh Thân, giáp Thân, Ất Dậu, Kỷ Dậu, Đinh Dậu, Tân Dậu và Quý Dậu theo luật thừa trừ những ngày cát hung, Dân, Thân mới cữ.

E/.Ngày cữđặc biệt về việc Liệm và Mai Táng hoặc Cải Táng.

Bất kể người chết tuổi gì và chết năm nào cũng cần tránh Liệm và Mai Táng những ngày như sau:

1/.Ngày Dần, Thân, Tị, Hợi là bốn ngày rất xấu.2/.Giờ Dần, Thân, Tị, Hợi bất cứ ngày chết nào cũng phải nên cữ.

Trong số Bốn ngày, hoặc Bốn giờ này thuộc KIẾP SÁT TRÙNG TANG.Như vậy trong 12 ngày Tốt Nhất ghi ở đoạn trên phải tránh Dần và Thân, theo luật thừa trừ.

3/.Những tuổi kỵ Liệm, Chôn, cần phải tránh trong gia đình.

Gặp trường hợp Cha hoặc Mẹ tạ thế thì trong BA loại tuổi của người trong gia đình cần nên kiêng cữ như sau:

-Con Trai trưởng tuổi Dần.-Con Dâu trưởng tuổi Mão.-Cháu Đích tôn tuổi Thìn.

Cần tránh Liệm hoặc làm lễ Mai Táng, vào BA giờ trùng hợp DẦN, MÃO và THÌN. Mai Táng hoặc Liệm giờ Ngọ, Mùi và Dậu thì Tốt.

Như người chết không có con hoặc còn là vị thành niên, phải từ 10 tuổi trở lên, thì chỉ tránh tuổi của Cha, Mẹ hoặc người anh Trưởng có tuổi Dần, Mão hoặc Thìn. Nam hay Nữ cũng cùng kiêng cữ như trên.

Xem thêm: Chương Vii: Thấu Kính Là Gì ? Phân Loại Thấu Kính Tại Soanbai123

Trùng Tang xưa nay hiếm có cách hoá giải, càng hiếm Thầy đủ quyền phép tìm ra ngọn ngành để hoá giải triệt để.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *