Chu Mộng Long – Ngôn ngữ là tài sản và khế ước của một cộng đồng, chỉ có sử dụng đúng hoặc sai, hay hoặc dở, làm gì có khái niệm “trong sáng” hay “không trong sáng”?

Xem ra một người có quyền lực nói sai kéo theo cả làng nói sai. Người ngoài chuyên môn thì có thể thể tất, trong khi thật mỉa mai, chính các chuyên gia ngôn ngữ học lại rơi vào mê đồ của một khái niệm ảo rồi tổ chức một cuộc hội thảo chẳng đâu vào đâu.

Đang xem: Giữ gìn sự trong sáng là gì n sự trong sáng của tiếng việt, nghĩa của từ trong sáng trong tiếng việt

Tôi thách ông nào thử định nghĩa thế nào là “sự trong sáng” của tiếng Việt?

Ngôn ngữ nào cũng luôn biến đổi, thậm chí biến dạng, méo mó, lệch chuẩn so với gốc ban đầu bởi các cấm kị (taboo). Không phải người Việt vẫn phải né tránh tiếng Nôm vì chê là tục để sử dụng từ gốc Hán thay thế, mặc dù đó là tiếng mẹ đẻ của mình và mình đang sống bằng xác thịt nơi trần tục? Không chỉ biến đổi âm thanh (âm địa phương) mà còn đến chữ viết (chính tả) cũng biến đổi. Không tin cứ đối chiếu chính tả hôm nay với chính tả ở thời chữ Việt vừa chuyển sang kí tự Latin xem? Chính tả tiếng Việt hôm nay đã ổn chưa khi còn rất nhiều từ có hình thức chữ viết vô lí hoặc không đúng với phát âm thực khi hệ kí tự này mang danh là biểu âm!

Trong quá trình giao tiếp, giao thoa văn hóa, không có ngôn ngữ nào thật sự thuần khiết mà bị lai tạp, lai ghép, vay mượn với nhiều hình thức khác nhau. Làm gì có chuyện “trong sáng” theo nghĩa của từ này.

“Chính tả” trong Từ điển Việt-Bồ-La

Trong sáng hay không là ở tâm hồn người sử dụng chứ không ở bề mặt ngôn từ. Tâm hồn vẩn đục mà hình thức ngôn từ tỏ ra “trong sáng” thì sẽ biến thành “đánh đĩ ngôn từ” (từ dùng của nhà kí hiệu học R.Barthes), vì nó đánh tráo ngôn ngữ để bịp bợm.

Việc sử dụng ngôn ngữ đúng hoặc sai, hay hoặc dở phụ thuộc vào năng lực sử dụng của cá nhân, từ phát âm đến chính tả, từ dùng từ đến diễn đạt câu, văn bản. Mặc dù sự xác định này rõ ràng, nhưng xử phạt cũng không dễ. Tôi dám chắc, đến giáo sư, tiến sĩ cũng lỗi như thường. Học sinh thì bị phạt điểm chứ các thầy thì bị phạt thế nào? Riêng đám quan chức ăn nói leo ngheo và cơ quan nhà nước đôi khi phát hành văn bản cũng sai từ chính tả đến cú pháp, ai dám đứng ra xử phạt?

Đó là tôi chưa nói, không chỉ có ngôn ngữ ý thức mà còn có ngôn ngữ vô thức, kể cả các dạng bệnh lí ngôn ngữ rất phức tạp, có phạt được không?

Đối với cơ quan truyền thông, theo tôi, chỉ có thể phạt lỗi chính tả hoặc dùng từ ngữ đánh tráo, xuyên tạc vấn đề gây hiểu nhầm với hậu quả nghiêm trọng. Còn ngoài ra không có tội nào khác trong cái gọi là “trong sáng” hay “không trong sáng”.

Xem thêm: Ticker Là Gì – Nghĩa Của Từ Stock Ticker Trong Tiếng Việt

Nhiều tội phạm phè phè ra đấy, luật rõ như ban ngày đấy, mà còn chưa xử nghiêm được, huống hồ là chuyện sử dụng ngôn ngữ như một ma trận của tư duy.

Thiếu hiểu biết thường tỏ ra nguy hiểm nên mới mở mồm ra là đòi phạt cho oai.

Ngôn ngữ làm sáng rõ thế giới, nhưng cũng chính nó làm mờ đục và rối loạn thế giới. Đó là định mệnh mà Chúa đã trao cho loài người từ sự kiện xây tháp Babel. Ngôn ngữ vừa gắn kết vừa gây xung đột. Bản chất ngôn ngữ là cuộc đối thoại liên tục không bao giờ hoàn kết. Ngay ở cấp độ một từ, nói theo Voloshinov, đã luôn luôn là “kí hiệu của tư tưởng”. Chẳng hạn, tôi từng viết, “chết” (Việt) chỉ đồng nghĩa với “tử” (Hán) và không có chuyện đồng nghĩa với “từ trần”, “quy tiên”, “hy sinh”… do hệ tư tưởng khác nhau, một bên chấp nhận chết là mất cả thân xác lẫn tinh thần, còn bên kia là còn, chỉ là từ giã cõi trần để về với thánh thần. Không có chuyện cách dùng nào trang trọng hay thấp hèn, trong sáng hay không trong sáng khi so sánh giữa Hán và Việt mà chỉ có thể so sánh về hệ tư tưởng. Các cá nhân sử dụng ngôn ngữ luôn bị chi phối bởi một hệ tư tưởng nhất định, và cuộc sống luôn là sự tương tác giữa các hệ tư tưởng, nhờ đó ngôn ngữ vận hành. Hay là các ông muốn các cá nhân đều cùng nói theo một công thức, một khuôn mẫu định sẵn mà các ông đặt ra? Như con chim một loài hót cùng một giọng, như con vượn chỉ có biết hú một loại âm thanh? Ngay cả thần Zeus cũng không làm được điều đó kể từ lúc Prometheus tuyên bố chống Zeus để giành lấy ngọn lửa sự sống cho loài người.

Xem thêm: ” Địa Danh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Địa Danh Học Trong Tiếng Việt

Hôm qua xem truyền hình thấy ông Nguyễn Thế Kỷ còn hăng hái phê phán về việc phiên âm tiếng nước ngoài tùy tiện trên phương tiện thông tin đại chúng mà buồn cười. Thưa ông Kỷ, nếu ông đủ thẩm quyền, xin ông phạt báo Nhân dân và Quân đội nhân dân trước đã rồi hãy lên tiếng. Không chỉ 2 tờ báo đại chúng này, các sách giáo khoa, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng vậy, mặc dù Bộ đang tự hào đã đạt chuẩn tiếng Anh với tư cách ngoại ngữ 1 và đang vươn tới phổ cập thành ngôn ngữ 2. Tôi dám chắc không ai biết tiếng nước ngoài mà phát âm tên mấy ông bà nước ngoài theo cách phiên âm của các cơ quan truyền thông và giáo dục này. Với cách phiên âm ấy, chẳng có ai trên thế giới mang những cái tên như vậy cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *