Triglycerid là một thành phần quan trọng có ý nghĩa trong việc xét nghiệm bệnh mỡ máu. Tuy nhiên khái niệm này chưa thực sự được phổ biến và chưa có sự quan tâm cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về chỉ số triglyceride và các vấn đề liên quan.

Đang xem: Triglycerides là bệnh gì, chỉ số mỡ máu triglyceride cao nên làm gì?

Chỉ số triglyceride là gì?

*

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Triglyceride là một dạng este hình thành từ glyxerin và 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng.

Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Triglyceride với số lượng lớn bám vào các thành mạch sẽ gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Ở cơ thể người, chỉ số mỡ máu triglyceride cao có thể tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn tới các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ…

Chỉ số triglyceride cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Dưới đây là bảng đánh giá chỉ số triglyceride tương ứng với mức độ nguy hiểm mà Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra:

Nồng độ mg/dL Nồng độ mmol/L Giải thích
500 > 5.56 Rất cao

Xét nghiệm chỉ số triglyceride

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với người trưởng thành có sức khỏe ổn định, việc xét nghiệm máu triglyceride là cần thiết và nên thực hiện 4-6 năm/lần. Việc xét nghiệm sẽ giúp đánh giá được nguy cơ các bệnh tim mạch.

Với các trường hợp dưới đây, xét nghiệm triglyceride cần được thực hiện với tần suất nhiều hơn:

Chế độ ăn uống không khoa họcNghiện rượuNghiện thuốc láBéo phì, thừa cânĐái tháo đườngHuyết áp caoCó tiền sử bệnh tim hoặc gia đình có người mắc bệnh tim sớmNgười cao tuổi
Lưu ý: Trước khi xét nghiệm, bạn không nên ăn trong khoảng 9-14 giờ, không uống rượu trước 24h. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy báo với bác sĩ, bởi chúng có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Để kiểm tra chỉ số triglyceride, bạn cần làm xét nghiệm lipid máu để có thể chẩn đoán được sự thay đổi về lipoprotein. Xét nghiệm chỉ số triglyceride có thể báo hiệu tình trạng viêm ở tuyến tụy và nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Xét nghiệm triglyceride thường được thực hiện cùng với các chỉ số khác để chẩn đoán các bệnh:

Xét nghiệm Triglycerid toàn phần: Chỉ số mỡ máu Triglycerid toàn phần ở mức bình thường sẽ có giá trị nhỏ hơn 2,3 mmol/l. Nếu lớn hơn mức này được gọi là mỡ máu cao.

Nguyên nhân làm tăng nồng độ triglyceride

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ triglyceride tăng cao, một số trong đó có thể là:

1. Nguyên nhân nguyên phát:

Nguyên nhân Đặc điểm
Type I Tăng chylomicron máu cótính gia đìnhThiếu LPL và/hoặc apo-CIINhiễm sắc thể lặn, ở thời thơ ấuCác rối loạn chức năng LPL hiếm gặp
Type IV Tăng triglyceride máu có tính gia đình: tăng VLDLNhiễm sắc thể trội, ở người trưởng thànhTăng lipid máu hỗn hợp có tính gia đìnhNhiều kiểu hình; tăng nồng độ apo-B
Type V Tăng triglyceride máu hỗn hợpTăng VLDL và chylomiron, ở người trưởng thành

2. Nguyên nhân thứ phát

*

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm nồng độ cholesterol có lợi(HDL) và tăng nông độ cholesterol có hại(LDL) và tăng triglycerid gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nếu bạn hút thuốc càng nhiều, lượng mỡ đào thải sẽ càng kém, mỡ thừa sẽ tích tụ trong máu, nhất là mạch máu ở tim, mạch não.Ít hoạt động thể chất: Vận động thường xuyên giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn. Ngược lại, khi bạn hạn chết vận động, khiến cho việc lưu thông máu, tiêu thụ đồ ăn cũng bị hạn chế theo. Lượng mỡ dư thừa không được sử dụng sẽ tích tụ và gia tăng nồng độ triglyceride.Uống quá nhiều rượu: Uống rượu kích thích gan sản xuất thêm axit béo từ đó làm tăng mức triglycerides trong máu. Nếu bạn uống quá nhiều rượu thêm vào đó là tiêu thụ nhiều thức ăn nhiều mỡ, tiết canh, nội tạng động vật… sẽ khiến mức triglycerides tăng đột biến.Thừa cân, béo phì: Khoảng 60-70% người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máy- tương đương với việc nồng độ triglyceride cao.

Xem thêm: 9 Lời Nói Dối Kinh Điển Bạn Tự Huyễn Là Gì, Thực Ra Là Do Một Người Tự Huyễn Hoặc Bản Thân

Suy giáp, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa: Những người có bệnh lý nền thường có mức chỉ số triglyceride cao hơn bình thường.Tiêu thụ chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa: Ăn nhiều carbonhydrate tinh chế và các loại đường fructose nhân tạo có thể làm tăng mức chất béo trung tính tryglyceride.Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc tăng cường estrogen, thuốc ức chế protease và corticosteroid, ức chế beta không chọn lọc; propofol; isotretinoin; một số thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine); cyclosporine; bexarotene; all-trans retinoic acid; sirolimus; tacrolimus;…Ảnh hưởng di truyền: Nghiên cứu có chỉ ra sự tăng triglyceride có thể do di truyền, bởi vậy trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân được yêu cầu điền vào tờ khai y tế về tiền sử bệnh của gia đình.

Biến chứng khi chỉ số triglyceride tăng cao

*

Chỉ số triglyceride tăng cao có thể gây ra biến chứng viêm tụy cấp

Chỉ số triglyceride tăng cao có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, có thể kể tới như:

Viêm tụy cấp: Viêm tụy cấp do chỉ số triglyceride tăng cao chiếm 1-14% các nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Tuyến tụy nằm ở bên trái bụng, là một cơ quan quan trọng giúp sản suất dịch tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn. Triglyceride nếu tăng vượt mức sẽ khiến các acid béo tự do tăng cao làm tổn thương tế bào tụy, làm tăng các chất trung gian của phản ứng viêm và các gốc tự do, hệ quả là viêm tụy. Biểu hiện thường thấy là sốt, đau bụng dữ dội, nôn mửa. Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa đến tính mạng.Đái tháo đường tuýp 2: Hội chứng chuyển hóa bao gồm(5 điều kiện): huyết áp cao, tăng mỡ bụng, HDL thấp (cholesterol tốt) và lượng đường trong máu cao. Nếu bạn có chỉ số triglyceride cao kết hợp với bất kỳ hai trong số 5 điều kiện thì bạn sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lên gấp 5 lần.Bệnh tim: Chỉ số triglyceride tăng cao sẽ giải phóng nhiều chất béo, chúng tích tụ bên trong các mạch máu gây cản trở việc mang oxy đến cơ tim. Nếu chỉ số triglyceride của bạn tăng cao và bạn có gặp phải hội chứng chuyển hóa thì nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ cao gấp 2 lần bình thường.Đột quỵ: Khi nồng độ triglyceride tăng cao có thể làm hạn chế lưu lượng máu trong các mạch máu cung cấp cho não- đây là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.Ảnh hưởng đến chân: Việc quá nhiều chất béo trong máu tạo ra các mảng bám hình thành trong các động mạch chảy đến chân, có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có thể gây đau và tê ở chân, đặc biệt là khi đi bộ, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.Mất trí nhớ: Không chỉ do cao tuổi mà nồng độ triglyceride cao cũng có thể gây ra nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Nghiên cứu chỉ ra rằng triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não từ đó làm tích tụ amyloid( một loại protein độc hại).

Xem thêm: Vđ Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Vđ Giật Mình Với Lắm Kiểu Viết Tắt Của Giới Trẻ

Các biến chứng do nồng độ triglyceride tăng cao có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của bạn. Chính vì vậy, bạn cần có hướng phòng ngừa bệnh kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *