Hôm nay, các bạn hãy cùng ADAM Muzic tìm hiểu thêm một vài kiến thức âm nhạc về các loại giọng hát nhé!

Chắc hẳn nhiều bạn đã từng thắc mắc khi nghe những ca sĩ hay những nhạc sĩ, nhạc công nói về giọng hát của một ca sĩ nào đó. Đại khái là những thuật ngữ như giọng Tenor, giọng Soprano…. Nhiều bạn chưa từng học qua âm nhạc sẽ cảm thấy như pháo nổ bên tai. Vậy bạn hãy cùng ADAM Muzic làm rõ vấn đề này nhé.

Đang xem: Timbre là gì, nghĩa của từ timbre, từ timbre là gì

Đang xem: Timbre là gì

Trong âm nhạc cổ điển (classical music), chính xác hơn là trong nhạc kịch (Opera), người ta có sự phân loại giọng hát (Voice classification) thành nhiều loại giọng (voice types) khác nhau dựa theo các đặc tính giọng hát như: âm sắc (timbre), âm vực (vocal range), độ nặng của giọng (vocal weight), âm cữ (tessitura) và điểm chuyển giọng (vocal transition points). Ngoài ra, còn có một số nhận xét khác liên quan đến vật lý, cơ thể học, mức độ giọng nói (speech level), những thử nghiệm mang tính khoa học, âm khu (vocal register). Các bạn nên nhớ, cách phân loại này chỉ áp dụng cho nhạc cổ điển châu Âu và không áp dụng cho các thể loại hát khác nhé. Có nhiều hệ thống phân loại giọng khác nhau bao gồm hệ thống Fach của Đức (German Fach system), hệ thống âm nhạc hợp xướng (Choral) trong số nhiều hệ thống khác. Tuy nhiên, chưa có hệ thống nào được thống nhất sử dụng hay được chấp nhận như một hệ thống chung.

*

Hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào cách phân loại giọng hát cho nhạc cổ điển.

Chúng ta có thể xem việc phân loại giọng hát như là công cụ cho những nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, và người nghe để liên kết được giữa những vai diễn có thể cần đến (Possible roles) và những giọng hát có khả năng thể hiện (potential voices). Đôi khi việc phân loại giọng hát được sử dụng quá cứng nhắc, ví dụ như ở một vài nhà hát, khi một ca sĩ được chỉ định vào một loại giọng nào đó và sau đó, người tuyển chọn chỉ tuyển chọn họ vào những vai diễn mà họ xem xét dựa trên sự phân loại đó.

Một vài ca sĩ cuối cùng sẽ chọn cho mình một vốn bài (repertoire) phù hợp với giọng mình hoặc nghiêng về việc xác định rõ giọng mình sẽ thuộc loại giọng nào và không thay đổi. Trong khi đó, một số ca sĩ khác như Enrico Caruso, Rosa Ponselle, Joan Sutherland, Maria Callas, Ewa Podleś, or Plácido Domingo có những giọng hát cho phép họ thể hiện nhiều vai diễn khác nhau ở nhiều loại giọng khác nhau. Một số khác lại thay đổi loại giọng hay phần bè của mình trong thời gian hoạt động nghệ thuật, ví dụ như Shirley Verrett hay Grace Bumbry. Một số vai diễn khác lại khó phân loại hơn do những yêu cầu giọng hát không thường gặp.

Xem thêm:

Các bạn cần lưu ý rằng âm vực (vocal range) và âm cữ (tessitura) là 2 vấn đề khác nhau.

Âm vực (vocal range) nói về khả năng hát từ nốt thấp nhất đến cao nhất của một giọng hát, thường không bao gồm vấn đề đẹp hay sự thoải mái trong khoảng âm thanh đó. Thường được dùng làm tiêu chí trong sự phân loại giọng hát của dàn hợp xướng (choral).

Âm cữ (tessitura) nói về khoảng âm thanh đẹp nhất mà một ca sĩ thể hiện được và cảm thấy thoải mái trong suốt một vai diễn hay một phần nhạc được biểu diễn. Thường được xem như một tiêu chí trong phân loại giọng hát cho một ca sĩ hát solo.

Xem thêm: Tag Line Là Gì ? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Tagline Và Slogan

Các loại giọng hát:

Có nhiều loại giọng hát được sử dụng bởi các nhà sư phạm về âm nhạc trong số nhiều hệ thống phân loại giọng hát khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các loại giọng hoặc giọng nhánh (sub-types) đó có thể gom thành 7 loại giọng chính: soprano, mezzo-soprano, contralto với nữ và countertenor, tenor, baritone, bass đối với nam. Người ta còn xem giọng nam trước tuổi dậy thì như là một thuật ngữ chỉ loại giọng thứ 8, giọng treble. Trong sự phân loại những giọng chính này lại được chia ra thành những sự phân loại nhỏ hơn do đặc tính, tính chất của giọng hát như màu sắc, sự khéo léo, độ nặng của giọng so với các giọng khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *