Thực tiễn là gì? Hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa của thực tiễn. Để giải đáp được những câu hỏi này, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Đang xem: Câu 5: thực tiễn là gì, phân tích vai trò của thực tiễn Đối với nhận thức

Tìm hiểu về thực tiễn

1. Thực tiễn là gì?2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thực tiễn3. Phân loại hoạt động thực tiễn:4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1. Thực tiễn là gì?

Thực tiến là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
– Có tính lịch sử – xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thực tiễn

– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn.Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài.Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.+ Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động.Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.
Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội.Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội.

Xem thêm: Chỉ Số Beta Là Gì ? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Beta Ý Nghĩa Sử Dụng Beta Trong Một Số Lĩnh Vực

3. Phân loại hoạt động thực tiễn:

Hoạt động thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau:3.1. Hoạt động sản xuất vật chất:Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
3.2. Hoạt động chính trị – xã hội:Dạng hoạt động này nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.3.3. Hoạt động thực nghiệm khoa họcDạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệm khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý.a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức- Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.- Trong hoạt động thực tiễn , con người dung cac song cụ, các phương tiện để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.- Trong hoạt động thực tiễn, con ngườidần tự hoàn thiện bản than mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.

Xem thêm: Voucher Là Gì ? Coupon Là Gì? Cách Sử Dụng Voucher, Coupon Hiệu Quả

– Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đông lực cơ bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa học phải giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa học mới ra đời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như KH vật liệu mới, KH đại dương, KH vũ trụ…)- Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các công cụ, phương tiện có tác dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích của mọi nhận thức không phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhận thức của con người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng không nằm trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn trải nghiệm mới biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thông qua quy tắc logic vẫn có thể biết được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những nguyên tắc đó cũng đã được chứng minh từ trong thực tiễn.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
9420 là gì? 520 là gì? 250 là gì? 555 là gì? Giải nghĩa 521, 530, 930, 1314520, 25251325 là gì? 021 nghĩa là gì? Ý nghĩa số 021 ACCA là gì? Chứng chỉ ACCA là gì?

*

Cầm Kỳ Thi Họa là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của Cầm Kỳ Thi Họa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *