It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Xác Định thiệt hại là gì, trường hợp nào gây thiệt hại không phải bồi thường?

*

*

Tóm tắt: Thoả thuận bồi thường thiệt hại ước tính là một biện pháp được áp dụng trong thực tiễn các giao dịch thương mại nhằm xử lý các vi phạm theo hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Dù vậy,theo pháp luật Việt Nam, cũng như trong thực tiễn xét xử của tòa án, hiệu lực của thỏa thuận này chưa được công nhận một cách rõ ràng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực tiễn về thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính trong một số loại hợp đồng thương mại, về các quy định của pháp luật và định hướng xét xử trong hai quyết định gần đây của Tòa án nhân dân tối cao. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về cách tiếp cận đánh giá tính hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính.
Từ khóa: Bồi thường thiệt hại ước tính; hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính; nguyên tắc tự do thỏa thuận; Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Thương mại năm 2005.
Abstract: Liquidated damages clause is an agreed remedy commonly used in commercial transactions to deal with contractual breaches and/or to allocate potential risks as commercially agreed by the parties. However, according to Vietnamese law, as well as in court practice, the legal validity of this liquidated damages clause has not been clearly recognized. In the scope of this article, the author introduces the practice of the liquidated damages clause in some types of commercial contracts, the legal provisions and the adjudication direction in two recent decisions of Supreme People”s Court. Also, the author provides recommendations on how to approach the legal validity of the liquidated damages clause.

Xem thêm: Áo Pull Là Gì ?Mẫu Áo Pull Nam Nữ Cao Cấp Hàng Hiệu Áo Pull Là Gì


Keywords: Liquidated damages; legal validity; principle of freedom of contract; Civil Code of 2015; Law on Commerce of 2005.

*

1. Khái quát về thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính trong các loại hợp đồng thương mại
Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính rất thông dụng trong các hợp đồng thương mại, đặc biệt là khi xét tính chất của hợp đồng, bên bị thiệt hại sẽ khó chứng minh thiệt hại thực tế và trực tiếp, các bên mong muốn tránh các thủ tục tranh chấp kéo dài, hoặc các bên mong muốn phân bố rủi ro trong một số sự kiện cụ thể. Các thỏa thuận trên được sử dụng trong các hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng vay và hợp đồng xây dựng để xử lý các vi phạm được thỏa thuận cụ thể trong các loại hợp đồng trên và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Mức tính bồi thường thiệt hại ước tính thông thường được thể hiện qua một hoặc một số công thức với các biến số được thoả thuận trước nhằm giúp các bên có một cơ chế xác định mức thiệt hại dễ dàng và không mất thời gian.

Xem thêm: Square Root Là Gì – Thuật Ngữ Anh Văn Toán Học

Trong một giao dịch mua bán cổ phần, bên bán cổ phần thường phải đưa ra các cam đoan và bảo đảm về các sự kiện thực tế liên quan đến cổ phần và công ty mục tiêu (ví dụ, cổ phần được tự do chuyển nhượng và không có vấn đề liên quan đến tình hình pháp lý, tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu) và cam kết về việc thực hiện hoặc không thực hiện một công việc cụ thể (ví dụ, không đầu tư vào một công ty khác để cạnh tranh với công ty mục tiêu). Nếu bên bán cổ phần vi phạm các cam đoan, bảo đảm và cam kết trên, bên bán cổ phần phải trả cho bên mua một khoản tiền bằng tỷ lệ phần trăm bên mua cổ phần sở hữu trong công ty mục tiêu nhân với tổng mức giảm giá trị tài sản ròng của công ty mục tiêu hoặc bằng số cổ phần bên mua cổ phần sở hữu trong công ty mục tiêu nhân với mức giảm giá của một cổ phần. Trong trường hợp trên, các bên thỏa thuận một mức thiệt hại ước tính của bên mua dựa trên một công thức được xác định trước, thay vì cần chứng minh mức thiệt hại thực tế và trực tiếp của bên mua cổ phần và quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và mức thiệt hại trên. Mức thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả như trên rất khó tính toán và chứng minh, đặc biệt là khi công ty mục tiêu lại là công ty mẹ trong một tập đoàn và nguồn tiền của công ty mẹ phát sinh từ hoạt động của các công ty con mà bên mua cổ phần không đầu tư trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *