“Hỡi kẻ rất yêu dấu, hiện nay chúng ta là con cái Thượng Đế, còn về việc chúng ta sẽ ra thể nào thì chưa được bày tỏ. Nhưng chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài; vì chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa đích thực. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.”

I Giăng 3:2,3.

Đang xem: Nghĩa của từ thanh khiết là gì, nghĩa của từ thanh khiết trong tiếng việt

Người đọc Kinh Thánh ai cũng nhớ câu chuyện Chúa Giê-xu đưa ba môn đệ thân tín nhất lên núi và cho họ nhìn thấy cảnh hóa hình của Ngài, sau đó Chúa và các môn đệ xuống núi thì gặp ngay một thiếu niên bị quỷ ám mà các môn đệ Chúa không trừ được. Đó là hai cảnh tương phản, một đằng là quang cảnh vinh quang với huyền nhiệm của phép hóa hình, một đằng là cảnh đau thương bất hạnh của trần gian. Hai câu Kinh Thánh ta đọc hôm nay cũng tương tự như thế. Chúng ta vừa được hé mở cho thấy vinh quang của Chúa mà chúng ta sẽ được vào, nhưng thực tế chúng ta vẫn đang đứng trên mặt đất.

Chúng ta đã biết rõ chúng ta là con cái Thượng Đế, tuy nhiên chúng ta là ai chưa quan trọng bắng chúng ta làm gì. Giăng bảo: Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch. Giăng không nói là người ấy phải thanh tẩy đời sống, nhưng nói rằng người ấy làm. Nghĩa là nếu chúng ta là con cái Chúa thì dĩ nhiên chúng ta tự giữ mình thanh sạch. Trên thực tế thì khác hẳn. Nhiều người dù tin Chúa hay nói mình tin Chúa, mà vẫn không giữ mình thanh sạch, nghĩa là đức tin mà không có việc làm.

1. Thánh khiết theo Kinh Thánh Tân Ước là một điều tất yếu sinh ra từ giáo lý, đây là một điều trong giáo lý và thuộc về giáo lý. Từ hiểu biết rõ địa vị làm con cái Chúa của chúng ta. Đây là điều Kinh Thánh Tân ước thường đề cập đến như là giáo lý về thánh khiết, thánh hóa và hành vi của người tin Chúa. Lý do khiến tôi giữ mình thánh khiết là vì tôi là con của Chúa và tôi được định cho hưởng vinh quang rạng ngời của Ngài, nếu tôi không thực hành sống đời tinh sạch, tôi sẽ không tránh khỏi đi sai lạc.

Sự giữ mình thanh sạch là kết quả tất yếu của việc làm con của Chúa. Vì thế đừng làm thánh khiết như một điều kiện, nghĩa là có các lệ luật phải tuân theo. Vì khi đó ta sẽ quan tâm nhiều đến các chi tiết, rồi trở thành sống theo hình thức. Nghĩa là coi mình đã trở thành thánh nhân khi tuân giữ một số điều.

2. Thánh khiết không phải là một điều gì chúng ta được gọi đến làm để chúng ta có thể trở thành thánh nhân. Nhưng chính là bổn phận chúng ta làm vì chúng ta là con cái của Chúa.

Chúng ta nên nhớ rằng nếu không nắm vững chân lý này, chúng ta có thể hiểu lệch lạc rằng: Chúng ta phải sống thánh khiết để trở thành tín đồ thật của Chúa Giê-xu. Hiểu như thế sẽ đưa ta đến chỗ tin rằng được giải án tuyên công vì việc công nghĩa mình làm được chứ không phải hoàn toàn do đức tin nữa. Xin xác nhận rõ, chúng ta không sống đời thánh thiện để có thể trở thành Cơ Đốc Nhân hay tín đồ của Chúa Giê-xu, nhưng chúng ta sống đời thánh thiện là vì chúng ta là Cơ Đốc Nhân. Tôi không cố gắng sống thánh thiện để được vào thiên đàng; nhưng chính là vì tôi sẽ vào thiên đàng nên tôi phải sống đời thánh lành.

Giăng nhấn mạnh: Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch.” Tôi không cố công ra sức cầu nguyện để đến cuối cùng tôi vào được thiên đàng. Không, tôi phải lý luận từ khởi điểm tôi là con của Chúa nhờ ân điển của Thượng Đế trong Chúa Giê-xu. Tôi được định cho lên thiên đàng, tôi tin chắc rằng tôi được kêu gọi lên đó và Thượng Đế sẽ đưa tôi đến đó, tôi biết rõ như vậy nên tôi chuẩn bị. Tôi không coi việc gặp gỡ Chúa trong vinh quang như là một chuyện không chắc chắn, nên tôi phải cố công ra sức cho được hội đủ điều kiện vào đó. Nhưng vì tôi sẽ gặp Chúa nên tôi phải chuẩn bị để gặp Ngài.

Xem thêm: Tiêu Chuẩn Iso/ Ts Là Gì ? Mọi Người Ơi Cho Mình Biết Ts Là Gì

3. Chúng ta cũng không thể coi thánh khiết hay thánh hóa là một loại đời sống sung sướng hơn, cao hơn mà chúng ta sẽ vui hưởng vì là tín đồ Chúa và sẽ được vào đó. Phải coi thánh hóa như là chuyện dĩ nhiên phải sống. Không làm gì có hai loại tín đồ, một loại tầm thường và một loại được phước hạnh gấp đô, nghĩa là thánh hóa cao độ. Kinh Thánh Tân Ước không dạy như vậy. Thánh hóa là một điều áp dụng cho tất cả mọi người, không có trường hợp ngoại lệ. Tất cả mọi người tin Chúa, nếu thật sự hiểu giáo lý, phải sống cuộc đời thánh hóa, thanh sạch.

4. Thánh khiết mà Kinh Thánh Tân Ước dạy và đời sống thánh thiện mà Giăng nói đến không phải là một ân tứ mà chúng ta nhận được, nhưng là một lối sống mà chúng ta phải thực hiện. Người ta có thể hiểu sai, cho rằng, nếu sự cứu rỗi chúng ta được ban cho thì thánh hóa có thể chúng ta cũng được ban cho, nhưng như thế là sai. Giăng dạy khác hẳn. Chúng ta là con cái của Chúa vì vậy chúng ta có bổn phận phải thanh tẩy đời sống. Chúng ta phải có ý chí quyết định và thực hiện đời sống thánh hóa. Phi-líp 2:12-13 Phao-lô cũng dạy: “ …Hãy sợ sệt run rẩy mà làm nên sự cứu chuộc mình. Vì ấy chính ĐCT cảm động anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.” Như thế khi ta quyết tâm sống đời sống thánh hóa, Chúa sẽ cho chúng ta năng lực làm trọn.

Chúng ta sang đến phần định nghĩa từ làm nên thanh sạch. Ở đây ta cần phân biệt giữa làm sạch và làm nên thanh sạch. I Giăng 1:9 ghi: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” Sự khác biệt giữa làm sạch và làm nên thanh sạch hay thanh tẩy là hành động bên ngoài và hành động bên trong. Làm sạch là giải cứu khỏi tình trạng tội ác, nhơ bẩn, và tất cả những gì không xứng đáng. Trong khi đó thanh tẩy hay làm nên thanh sạch là việc xẩy ra bên trong, trong linh hồn, tâm trí và bản chất. Vì vậy làm nên thanh sạch hay thanh tẩy có nghĩa không những là loại bỏ ảnh hưởng tai hại của tội trên ta nhưng còn tránh tội trong toàn thể bản chất và con người của ta. Như vậy khi đã làm tín đồ Chúa, ta không thể nào không thanh tẩy đời sống được.

Không những ta chỉ tránh tội, không phạm tội, nhưng còn phải thanh tẩy đời sống cho thanh sạch giống như Chúa nữa. Đây chính là mục đích của thánh hóa đời sống, nghĩa là trở thành như Chúa Giê-xu.

Nhưng đó mới là lý thuyết, cụ thể tôi phải làm gì để làm nên thanh sạch hay thanh tẩy đời sống? Theo tinh thần của Tân Ước, nhất là lời dạy của Phao-lô, ta có thể nói: Tôi có thể làm nên thanh sạch hay thanh tẩy đời sống tôi bằng cách học theo Chúa, nhìn lên Chúa, theo gương mẫu của Chúa Giê-xu. Phao-lô dạy rằng chúng ta được kêu gọi để trở thành giống như Chúa Giê-xu.

Thực tế hơn nữa là “Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất.” Cô-lô-se 3:2. Chú trọng nhiều hơn về các giá trị tâm linh, nghĩa là đọc Kinh Thánh thường xuyên hơn, cầu nguyện với Chúa nhiều hơn, suy niệm về giá trị và vinh quang vĩnh hằng. Tránh chú trọng vào vật chất và những danh lợi trong đời. Người tin Chúa sống trong đời nhưng không thuộc về trần gian và làm những việc như người có tội.

Nói như thế không có nghĩa là ta phải vào tu viện cho được chuyên tâm theo Chúa. Thật ra Chúa muốn chúng ta sống trong xã hội như mọi người, nhưng là người đại diện cho Chúa. Chúa Giê-xu đã cầu nguyện rằng: Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác. Chúa sẽ giữ chúng ta khỏi bị cám dỗ, nếu chúng ta lựa chọn trung kiên sống thanh sạch và biết khước từ hay tránh xa các cạm bẫy.

Xem thêm: Hội Chứng Stockholm Syndrome Là Gì ? Vì Sao Ta Yêu Người Bạo Hành Mình?

Nếu ta tự nhận mình là con cái Chúa, biết rõ đời mình được định hướng cho vinh quang rạng ngời, thì tất nhiên là phải có ý niệm sống thanh sạch, xứng đáng, từ bỏ con người cũ hằng ngày, hướng lên Chúa và tìm thêm những giá trị vĩnh hằng. Tập quen như thế vàtiến lên mỗi ngày, ta sẽ thấy cuộc đời mình cò ý nghĩa hơn, giá trị hơn và Chúa sẽ hướng dẫn ta phải làm gì hữu ích cho Chúa và cho nhân loại chung quanh ta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *