Tam cương ngũ thường 三纲五常 sāngāngwǔcháng là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo

*

Tìm hiểu về Tam cương ngũ thường 三纲五常 sāngāngwǔcháng 

Tam cương ngũ thường là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo, bên cạnh tam tòng tứ đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng một xã hội duy trì được tam cương ngũ thường là một xã hội an bình, hạnh phúc.

Đang xem: Luận bàn về tam cương là gì, nghĩa của từ tam cương trong tiếng việt

Không thể phủ nhận rằng nền văn hóa Trung Hoa nói chung và nho giáo nói riêng có sự ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Chính vì vậy cụm từ “tam cương ngũ thường” không còn quá xa lạ với người chúng ta thế nhưng ý nghĩa sâu xa của nó là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chuẩn mực đời sống xã hội xưa “tam cương ngũ thường”.

Dĩ hòa vi quýTam thập nhi lậpTề gia trị quốc bình thiên hạ

1. Tam cương là gì?

Tam cương trong tiếng Trung là 三纲 sāngāng. Tam là ba (三/ sān), cương là giềng mối (纲/gāng). Giềng chính là sợi dây ở mép lưới đánh cá, nhờ nó mà lưới chắc chắn hơn và các mối dây cũng được liên kết chặt chẽ hơn. Giềng mối chính là mối chính liên kết với các mối khác, hiểu theo nghĩa bóng là mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó mà điều chỉnh các mối quan hệ khác. 

Như vậy hiểu đơn giản tam cương là chỉ ba mối quan hệ chính trong xã hội: 

Quân thần cương 君为臣纲 jūn wéi chén gāng: mối quan hệ vua-tôi Phụ tử cương 父为子纲 fù wéi zǐ gāng: mối quan hệ cha-conPhu phụ cương 夫为妻纲 fū wéi qī gāng: mối quan hệ vợ-chồng 

Theo tam cương, người trên (vua-cha-chồng) phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bao bọc người dưới (thần-con-vợ). Ngược lại, người dưới có trách nhiệm tôn trọng, yêu thương, phục tùng, hiếu thuận với người trên. Theo Khổng Tử nếu giữ được mối quan hệ như vậy thì gia đình sẽ hạnh phúc, êm ấm, quan hệ vua- dân hài hòa, đất nước yên bình, ổn định.

*

  (ảnh sưu tầm) 

2. Ngũ thường là gì

Ngũ thường tiếng Trung là 五常 wǔcháng. Ngũ (五/ wǔ) là năm, thường (常/ cháng) là thường thường, thường có, thường xuất hiện trong cuộc sống của con người. như vậy ngũ thường chính là năm điều thường xuất hiện trong cuộc sống con người, nó hình thành nên đạo đức mà mỗi người nên có. Đó là:

• Nhân 仁 rén: nhân là người, học cách làm người. Để làm người tốt thì phải có cái tâm, cái tâm biết yêu thương muôn loài muôn người. Trước khi muốn thành tài thì phải thành người.• Lễ 礼 yì: lễ trong lễ độ, lễ phép. Lễ răn dạy con người ta phải cư xử cho phải phép, tôn trọng và hòa nhã với mọi người.

Xem thêm: Chất Thải Rắn Công Nghiệp Là Gì ? Quy Trình Xử Lý Rác Thải Công Nghiệp

• Nghĩa 义 lǐ: là chính nghĩa, tình nghĩa, sự công tâm, công bằng. chữ nghĩa trong ngũ thường dạy con người phải cư xử sao cho công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình cái lý.• Trí 智 zhì: trí trong trí tuệ, trí khôn. Trí thể hiện sự sáng suốt, minh bạch. Người có trí là người giữ được sự sáng suốt, biết cách nhìn nhận, phân biệt đúng sai, phải trái, thiện ác.• Tín 信 xìn: tín là sự tin tưởng, tín nhiệm, niềm tin. Tín trong ngũ thường dạy con người ta làm người phải biết giữ chữ tín, nó lời phải giữ lấy lời.

Như vậy tam cương là chỉ ba mối quan hệ trọng yếu trong xã hội: vua- tôi, cha-con, vợ- chồng. Ngũ thường chỉ năm đạo đức mà một người thường có và nên có: nhân-nghĩa-lễ-trí-tín.

Xem thêm: ” State School Là Gì – Từ Vựng Về Trường Học (Phần

3. Ý nghĩa của tam cương ngũ thường trong cuộc sống

Rõ ràng là trong xã hội xưa khi chưa có pháp luật, xã hội vận hành theo tam cương ngũ thường, có thể nói tam cương ngũ thường có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì sự ổn định và bình an của xã hội. 

Tuy nhiên không thể nói trong xã hội hiện đại ngày nay tam cương ngũ thường không còn vai trò gì. Tuy rằng xã hội hiện nay đã có pháp luật, thế nhưng sự răn dậy bằng đạo đức không thể thiếu chính vì vậy tam cương ngũ thường vẫn có nhưng giá trị nhất định. Bởi trong xã hội phức tạp như hiện nay giữa người với người càng cần có sự tin tưởng, tôn trọng, chân thành hòa nhã. 

Trên đây là những kiến thức về tam cương ngũ thường mà Ánh Dương muốn gửi đến các bạn. Hi vọng là qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về “ tam cương ngũ thường” tưởng quen mà lạ này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *